4.3.3.1 Tình hình chung về việc sử dụng vốn và trả nợ vay của nông hộ
Trong số 48 phiếu khảo sát được thu thập khi được hỏi có vay tại ngân hàng hay không chỉ có 35 phiếu khảo sát đáp viên trả lời có, 13 phiếu trả lời không có vay vốn tại ngân hàng.
Bảng 4.14 Tình hình thực tế việc sử dụng vốn của nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười phòng giao dịch Phú Điền
Đvt: triệu đồng
Khoản mục Sản xuất nông nghiệp
Tiêu dùng Kinh doanh & Khác
Lƣợng vốn vay 1.205 422 135
Tình hình sử dụng 1.040 382 110
(Nguồn: số liệu thống kê từ kết quả điều tra 35 hộ có vay vốn tại ngân hàng )
Qua bảng 4.14 ta thấy rõ sự chênh lệch giữa tổng tiền vay vốn so với tình thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ. Điển hình tổng lượng vốn vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã giải ngân ra là 1.205 triệu đồng, nhưng chỉ 86,31% trong số đó là những khách hàng sử dụng đúng mục đích xin vay. Ở lĩnh vực tiêu dùng tổng lượng vốn giải ngân là 422 triệu đồng, thì có khoảng 382 triệu đồng được dùng cho mục đích tiêu dùng. Tương tự với kinh doanh và mục đích khác chỉ 110 triệu đồng được sử dụng đúng mục đích trong tổng số 135 triệu đồng giải ngân ra. Nguyên nhân có thể là do:
- Thứ nhất: Số tiền mà khách hàng được vay là dư để trang trải cho các mục đích. Hay nói cách khác với số tiền ít hơn họ vẫn có thể trang trải tất cả các nhu cầu của họ. Số tiền còn lại họ để dành tiêu xài cho sinh hoạt hằng
- 52 -
ngày hoặc đem số vốn để dùng cho các mục đích khác. Ví dụ như với 1.205 triệu đồng vay sản xuất nông nghiệp, họ chỉ sử dụng khoảng 1.040 triệu đồng, còn 165 triệu đồng họ dùng để tiêu dùng hoặc kinh doanh, mua bán nhỏ chẳng hạn.
- Thứ hai: Vì việc vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp, nông hộ sẽ dễ dàng vay được vốn hơn. Chính vì thế, dù thực tế họ vay dùng để tiêu dùng, sinh hoạt gia đình nhưng khi làm hồ sơ vay vốn họ lại làm là mục đích sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng của cho vay nông nghiệp là ngắn hạn, thường là 6 tháng. Thời hạn trả nợ quá ngắn, nếu như những khách hàng này đến hạn mà vẫn không xoay sở được nguồn vốn trả nợ, buộc lòng họ phải tìm cách khác để có được tiền, ngoài việc là vay mượn từ người thân, chơi hụi, thì đây là cơ hội cho “tín dụng đen” lên ngôi. Họ vay từ các nguồn này để trả nợ cho ngân hàng và tiến hành làm thủ tục vay lại để trả lại vốn vay bên ngoài.
- Thứ ba: Nguyên nhân từ sự chủ quan của CBTD, chưa thẩm định kỹ càng, còn khá dễ giải trong khâu thẩm định trước khi xét duyệt, giải ngân. Như vậy, khả năng khách hàng sử dụng vốn không đúng với mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng sẽ cao hơn.
Xét đến nguồn tiền trả nợ của nông hộ và tình hình trả nợ vay của nông hộ ra sao?. Bảng 4.15 sau đây cho chúng ta biết được điều đó.
Bảng 4.15 Tình hình trả nợ vay và nguồn tiền trả nợ của nông hộ
Tình hình trả nợ vay Số quan sát Tỷ trọng (%)
Trả nợ vay đúng hạn 22 62,86
Trả nợ vay không đúng hạn 13 37,14
Tổng 35 100
Nguồn tiền trả nợ
Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp 24 68,57
Vay bên ngoài 5 14,29
Mượn của người thân 2 5,71
Nguồn khác 4 11,43
Tổng 35 100
(Nguồn: số liệu thống kê từ kết quả điều tra 35 hộ có vay vốn tại ngân hàng)
Trong số 35 hộ được thu thập có vay vốn ngân hàng thì có đến 22 hộ là trả nợ ngân hàng đúng hạn, chiếm 62,86%, 13 hộ còn lại trả nợ ngân hàng trễ hạn . Nguyên nhân có thể họ chưa thể xoay sở được nguồn tiền trả nợ, không vay mượn được từ người thân, nhưng lại ngại vay nóng vì sợ lãi suất quá cao. Tâm lý khách hàng luôn nghĩ rằng có thể “tràng” vài ngày rồi mới trả, vì thế tình trạng trễ hạn là khá thường xuyên, một phần có thể do khách hàng là nông hộ nên thời gian phần lớn dành cho công việc đồng án, khiến họ quên mất ngày hạn trả. Thêm vào đó, dịch vụ tin nhắn nhắc nợ qua điện thoại di động của khách hàng chưa thực sự hiệu quả, dịch vụ này nhắc nhở khách hàng đóng
- 53 -
lãi, trả gốc đúng hạn. Tuy nhiên, hầu hết nông hộ thường chưa được tiếp xúc nhiều với tin nhắn điện thoại, chủ yếu họ dùng điện thoại chỉ để nghe hoặc gọi, nên dịch vụ này là chưa đạt hiệu quả, khả năng trễ hạn của khách hàng cũng trở nên cao hơn.
Về nguồn tiền trả nợ, phần lớn nguồn tiền trả nợ của nông hộ là từ lợi nhuận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Có đến 24 hộ trong 35 hộ dùng nguồn tiền từ hoạt động sản xuất nông nghiệp để trả, chiếm 68,57%. Có đến 5 hộ vay nóng bên ngoài để trả, tâm lý khách hàng chẳng ai muốn vay nóng bên ngoài để chịu lãi suất “khắc nghiệt”, trừ những trường hợp quá cấp bách hoặc không thể xoay sở từ nguồn khác để trả nợ, tỷ lệ này chiếm 14,29%. Có 2 hộ dùng tiền từ mượn người thân và gia đình để xoay sở, chiếm 5,71%. Số hộ còn lại dùng nguồn tiền khác để trả bao gồm nguồn tiền từ lương, từ lợi nhuận kinh doanh, điều này cho thấy những khách hàng này vừa là nông dân cũng vừa là cán bộ làm công ăn lương.
Bảng 4.16 Khó khăn khi vay vốn ngân hàng của nông hộ
Khó khăn khi vay vốn tại ngân hàng Số quan sát Tỷ trọng (%) Có khó khăn Không khó khăn Có khó khăn Không khó khăn Thủ tục vay vốn rườm rà 26 9 74,29 25,71
Không biết cách để được vay
11 24 31,43 68,57
Thời gian chờ đợi lâu 5 30 14,29 85,71
Không có tài sản thế chấp
0 35 0 100
Chịu nhiều chi phí phát sinh khi vay vốn
31 4 88,57 11,43
(Nguồn: số liệu được thu thập từ kết quả điều tra 35 hộ có vay vốn tại ngân hàng)
Dựa vào bảng 4.16, các nông hộ khi được hỏi khi vay vốn họ gặp những khó khăn gì ảnh hưởng đến quyết định vay vốn hay khả năng tiếp cận vốn vay của họ. Các khó khăn chủ yếu là do thủ tục rườm rà, chịu nhiều chi phí phát sinh khi vay vốn tại ngân hàng.
- Thủ tục vay vốn rườm rà: sự rườm rà của thủ tục vay vốn ảnh hưởng ít nhiều đến việc vay vốn của nông hộ, sự rườm rà này làm phiền lòng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Có 26 hộ cho rằng thủ tục vay vốn rườm rà là một trong những khó khăn khi họ đến vay vốn, chiếm 74,29%. - Không biết cách để được vay: Dù phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông hộ, trình độ học vấn còn khá thấp, nhưng đa phần họ đều biết cách để được vay vốn, đơn giản nhất có thể hiểu là chỉ cần có bằng khoán đất là có thể tiếp cận vốn vay. Chỉ có 11 hộ gặp khó khăn về vấn đề này chiếm 31,43%.
- 54 -
- Thời gian chờ đợi lâu: Thời gian để lãnh tiền vay tại ngân hàng thường là khoảng 2 ngày. Hầu hết khách hàng đều hài lòng với thời gian này, vì họ nhận thức được việc vay vốn không thể đáp ứng ngay được. Nhưng có 5 hộ thì cho rằng họ đến vay phải đợi lâu mới nhận được tiền vay, vì thế đây là khó khăn của họ khi đến vay vốn tại ngân hàng, có thể đây là món vay khá lớn nên cần xem xét rất kỹ trước khi giải ngân nên chiếm nhiều thời gian của khách hàng. Tỷ lệ này chiếm 14,29%, tỷ lệ là tương đối thấp, chứng tỏ thời gian ngân hàng phát vay là tương đối hợp lý.
- Chịu nhiều chi phí phát sinh khi vay vốn: Nông hộ đa phần là những hộ gia đình còn chưa ổn định nhiều về kinh tế, vì thế khi vay vốn tại ngân hàng khách hàng càng không mong muốn tốn nhiều chi phí vay vốn. Thực tế tại ngân hàng cho thấy, khi khách hàng đến vay vốn chịu khá nhiều chi phí phát sinh, điển hình là chi phí cho việc thuê viết hồ sơ vay vốn. Có đến 31 hộ cho rằng đây chính là bất cập khi đến vay vốn tại ngân hàng, chiếm 88,57%.
4.3.3.2 Đánh giá thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn của nông hộ
Đánh giá thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn của nông hộ, chính là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Để đánh giá đề tài dùng phương pháp kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể.
Gọi x là thu nhập sau khi vay của nông hộ
y là thu nhập trước khi vay vốn của nông hộ Ta có giả thuyết kiểm định:
H0: x- y < 0 H1: x- y > 0
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình bằng Stata
Chỉ tiêu Giá trị
Thu nhập nông hộ sau khi vay (triệu đồng) 204,371
Thu nhập nông hộ trước khi vay (triệu đồng) 199,886
Chênh lệch 4,485
Số quan sát 35
Bậc tự do 34
Giá trị kiểm định t (1 đuôi phải) 1,9357
Giá trị p của kiểm định 0,0306
(Nguồn: số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm thống kê stata)
Từ bảng 4.17 và giá trị p của kiểm định ta có thể kết luận rằng nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, thu nhập trung bình sau khi vay vốn cao hơn thu nhập trung bình trước khi vay vốn. Nguyên nhân là p = 0,0306 < = 5% nên ta sẽ bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng thu nhập trung bình của nông hộ sau khi
- 55 -
vay vốn sẽ thấp hơn trước khi vay. Với kết quả này, nông hộ sau khi vay vốn, đã dùng số vốn đó đúng mục đích, có hiệu quả, cải thiện kinh tế gia đình, cụ thể thu nhập trung bình sau khi vay vốn của nông hộ đạt 204,371 triệu đồng, so với trước khi vay là 199,886 triệu đồng, tăng 4,485 triệu đồng, tăng 2,24%. Như vậy, vốn vay ngân hàng đã góp phần nâng cao thu nhập của khách hàng, đặc biệt là nông hộ, thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế tại địa phương.
**KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Thông qua việc phân tích thực trạng và đánh giá công tác cho vay nông hộ của Agribank Tháp Mười trong giai đoạn 2010 – 6/2013 và nhận thấy vấn đề cho vay lưu vụ là thường xuyên tại ngân hàng, nên tác giả còn đưa vào phân tích để hiểu sâu hơn về cho vay lưu vụ, cũng như các vấn đề liên quan đến cho vay lưu vụ. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng mô hình Probit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và phương pháp kiểm định sự khác biệt giữa hai tổng thể để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Qua việc phân tích trên, tác giả rút ra được một vài kết luận về tình hình cho vay nông hộ trong giai đoạn này như sau:
Doanh số cho vay nông hộ có xu hướng tăng qua các năm dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể đạt 775,23 tỷ đồng năm 2010, đạt 930,8 tỷ đồng năm 2011 và đạt khoảng 1138,97 tỷ đồng vào năm 2012. Doanh số cho vay mục đích nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu. Doanh số thu nợ nông hộ có tốc độ tăng trưởng luôn tăng qua các năm, hệ số thu nợ luôn đạt trên 85%. Phần lớn thu nợ từ các món vay với mục đích là sản xuất nông nghiệp. Tương tự, dư nợ nông hộ mục đích sản xuất nông nghiệp luôn chiếm khoảng 60% trở lên trong tổng dư nợ nông hộ. Tổng dư nợ nông hộ năm 2012 đạt 691,13 tỷ đồng tăng 136,41 tỷ đồng so với năm 2011, và tăng 203,1 tỷ đồng so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2013, tổng dư nợ nông hộ đạt khoảng 711,41 tỷ đồng, tăng 29,34% so với đầu năm. Nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng chiếm tỷ trọng cao, nợ xấu nông hộ năm 2012 là 7,45 tỷ đồng, đến giữa năm 2013 nợ xấu đạt 4,62 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh số lưu vụ tăng trưởng cùng với doanh số cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, tình hình thu nợ lưu vụ cũng đạt tăng trưởng khá tốt, hệ số thu nợ lưu vụ luôn chiếm trên 95%. Cụ thể năm 2010 là 98,5%, năm 2011 chiếm 95,59% và năm 2012 là 97,59%. Với tình hình thu nợ lưu vụ đạt hiệu quả khá tốt, thì dư nợ lưu vụ tăng trưởng tương đối thấp, tính đến cuối tháng 6/2013 thì dư nợ lưu vụ đạt 344,07 tỷ đồng, tăng 22,25 tỷ đồng so với một năm trước.
Còn nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nhiều trường hợp vẫn còn trả nợ không đúng hạn theo như thỏa thuận với ngân hàng. Phần lớn nguồn tiền trả nợ của khách hàng là từ lợi nhuận hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng do đặc trưng rủi ro cao, vì thế điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng, tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Khách hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi đến vay vốn tại ngân hàng như thủ tục hồ sơ vay vốn còn khá phức tạp, chịu nhiều chi phí phát sinh “bên lề”.
- 56 -
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NHNO & PTNTVIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Công tác cho vay nông hộ được xem là hoạt động cốt yếu của ngân hàng, vì hộ nông dân chính là nhóm khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới. Khi giải ngân ở những đối tượng này thì rủi ro xảy ra thường cao, bởi lẽ đặc trưng của sản xuất nông nghiệp luôn đứng trước những rủi ro không lường trước về các dịch bệnh, thiên tai, cụ thể tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Tuy nhiên, với tính cách chân chất, lương thiện của người nông dân, họ ít khi để nợ qúa hạn quá lâu, có chăng chỉ là họ không xoay sở được nguồn tiền để trả nợ. Nhưng ngân hàng cũng cần phải có các biện pháp để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 48 khách hàng nông hộ, trong đó có 35 hộ có vay vốn ngân hàng, ta thấy vốn ngân hàng đã giúp cho thu nhập của nông hộ tăng lên sau khi có sự hỗ trợ từ vốn vay ngân hàng. Như vậy, giải pháp nào để ngân hàng tiếp tục nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác cho vay nông hộ. Điểm cốt lõi để nâng cao hiệu quả cho vay các nông hộ chính là làm thỏa mãn, hài lòng khách hàng vay.