Tình hình doanh số thu nợ nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 43)

4.2.2.1 Doanh số thu nợ nông hộ theo mục đích sử dụng vốn

Với tình hình doanh số cho vay luôn tăng trưởng qua các năm, thì tình hình thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 6/2013 như thế nào? Trước hết, ta hãy tìm hiểu về tình hình thu nợ của ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn.

Qua bảng 4.4 sau đây và bảng 4.2 đã tìm hiểu ở phần doanh số cho vay nông hộ theo mục đích sử dụng vốn, ta dễ dàng thấy được tình hình thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn này đều đạt ở mức trên 85%. Tuy nhiên tình hình thu nợ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 đang theo xu hướng giảm. Cụ thể ở năm 2010 ngân hàng đã thu nợ được khoảng 95,79%, năm 2011 là 92,83%, năm 2012 tình thu nợ của ngân hàng giảm sút chỉ chiếm khoảng 88,02% trong tổng số vốn đã giải ngân. Dù tháng STĐN 2013 tỷ lệ thu nợ của ngân hàng chiếm đến 97,47% nhưng điều đó chưa nói lên được điều gì, vì còn đến 6 tháng nữa mới tổng kết tình hình cho cả năm 2013.

Nhìn chung tình hình thu nợ của ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 -2012 tương đối hiệu quả, phần lớn thu nợ từ các khoản vay nông nghiệp, nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu khi ngân hàng là ngân hàng đặc trưng để phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn, tổng vốn cho vay ra cũng chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điển hình là tình hình thu nợ STĐN 2013, trong tổng số vốn ngân hàng giải ngân là khoảng 801,21 tỷ đồng, thì ngân hàng đã thu về được khoảng 780,93 tỷ đồng, bằng 97,47%, so với STĐN 2012 thu nợ ngân hàng tăng 99,56 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 114,61%. Tuy nhiên, tình hình thu nợ cho cả năm 2013 có đạt kết quả tốt như đầu năm hay không là chưa thể khẳng định, nếu như doanh số cho vay cuối năm tiếp tục tăng mạnh. Theo tình hình thực tế tại địa phương cho thấy, kết quả hoạt đông sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm gặp không ít khó khăn, năng suất sản phẩm thấp, giá cả lại giảm, vì thế rất khó để khẳng định tình hình thu nợ của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả tốt. Chính vì thế, nửa cuối năm 2013 ngân hàng cần siết chặt và tăng cường công tác thu nợ để đảm bảo hiệu quả thu nợ cho cả năm.

- 33 -

Bảng 4.4 Doanh số thu nợ nông hộ phân theo mục đích sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 Sản xuất nông nghiệp 495,35 673,33 739,53 511,04 572,31 177,98 66,20 61,27 35,93 9,83 11,99

Trồng lúa 293,78 517,32 549,24 379,03 409,74 223,54 31,92 30,71 76,09 6,17 8,10

Chăn nuôi 68,10 70,83 73,33 39,52 54,12 2,73 2,50 14,60 4,01 3,53 36,94

Khác 133,47 85,18 116,96 92,49 108,45 -48,29 31,78 15,96 -36,18 37,31 17,26

Tiêu dùng 183,85 151,03 195,21 129,96 162,73 -32,82 44,18 32,77 -17,85 29,25 25,22 Kinh doanh & Khác 63,43 39,74 67,81 40,37 45,89 -23,69 28,07 5,52 -37,35 70,63 13,67 Tổng 742,63 864,10 1002,55 681,37 780,93 121,47 138,45 99,56 16,36 16,02 14,61

- 34 -

4.2.2.2 Doanh số thu nợ nông hộ theo thời hạn cho vay

Bảng 4.5 Doanh số thu nợ nông hộ theo thời hạn cho vay của NHNo& PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Ngắn hạn 523,18 773,73 821,27 538,43 614,06 Trung hạn 219,45 90,37 181,28 142,94 166,87 Tổng 742,63 864,10 1002,55 681,37 780,93

(Nguồn:Phòng kế toán và ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tháp Mười 2010-6/2013)

Nếu như phân theo mục đích sử dụng vốn thì thu nợ của sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất thì theo thời hạn cho vay, thu nợ ngắn hạn là chủ yếu. Qua bảng 4.5 ta thấy rõ tình hình thu nợ ngắn hạn so với trung hạn có sự chênh lệch tương đối lớn. Một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn rất nhiều so với trung hạn. Giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung theo xu hướng cùng với doanh số cho vay. Điều này càng thể hiện rõ hiệu quả của công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

Hình 4.3 Tình hình doanh số thu nợ nông hộ theo thời hạn cho vay của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Trong tổng số 780,93 tỷ đồng được thu về trong STĐN 2013 thì có đến 78,63% là ngắn hạn, còn lại là trung hạn. Doanh số thu nợ ngắn hạn tháng 6/2013 đạt 614,06 tỷ đồng tăng 14,05% so với một năm trước, con số này đối với trung hạn là 16,74%. Sở dĩ tình hình thu nợ của ngân hàng tương đối hiệu quả là do khách hàng là những nông hộ, với tính tình chất phác của người nông dân họ thường ngại quá hạn trả nợ vì họ lo rằng sẽ rất khó được ngân hàng cho vay thêm nữa. Sau những vụ thu hoạch khi có được tiền họ sẽ đến ngân hàng để trả nợ và nếu có thiếu hụt cho vụ tiếp theo họ sẽ xin vay lại để tái sản xuất. Chính vì thế, các khoản vay cho sản xuất nông nghiệp thì kết quả

- 35 -

thu hồi nợ luôn đạt rất tốt. Các hoạt động còn lại là những hoạt động không thường xuyên của nông hộ, cùng với đó là thời hạn trả nợ dài hơn, thay vì trả nợ những món vay này, họ sẽ trả cho những món vay sản xuất nông nghiệp, vì hoạt động này thường xuyên và hạn trả chỉ 6 tháng. Mà phần lớn các khoản vay ngắn hạn lại là các khoản vay trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì thế mà thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn đạt hiệu quả khá tốt và chiếm tỷ trọng cao.

4.2.3 Tình hình dƣ nợ nông hộ

4.2.3.1 Dư nợ cho vay nông hộ theo mục đích sử dụng vốn

Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay liên tục tăng, ngược lại doanh số thu nợ thì có xu hướng giảm. Với tình hình như vậy, thì tình hình dư nợ của ngân hàng ra sao? Bảng 4.6 thể hiện tình hình dư nợ cho vay nông hộ phân theo mục đích sử dụng vốn của Agribank Tháp Mười trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2013.

Qua bảng 4.6 nhận thấy tình hình dư nợ nông hộ của ngân hàng luôn tăng qua các năm, nhưng tăng với tốc đố tương đối. Năm 2011 tăng 66,69 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 13,67%, đến năm 2012 tổng dự nợ đạt 691,13 tỷ đồng, tăng 136,41 tỷ đồng so với năm 2011, tăng 24,59%. Điều này chứng tỏ một lần nữa sự hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang theo chiều hướng giảm, nhưng nhìn chung với tỷ lệ thu nợ giảm không đáng kể và dư nợ tăng không nhiều, thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng vẫn được đảm bảo.

Dư nợ cho vay để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm 60,99%, con số này ở năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 59,46% và 59,68%. Tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực này có xu hướng giảm, nhưng doanh số cho vay lại có xu hướng tăng, chứng tỏ công tác thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn đạt hiệu quả tốt. Đến tháng 6/2013 thì dư nợ cho vay sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 425,58 tỷ đồng tăng khoảng 13 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 3,18%, còn so với STĐN 2012 thì tăng 11,78%. Theo đà như thế, thêm vào đó, tình hình biến đổi khí hậu sẽ tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp. Khi nông dân càng khó khăn, thu nhập thấp thì khả năng trả nợ của họ sẽ giảm. Điều này làm cho dư nợ cho vay nông nghiệp và cuối năm 2013 rất có thể sẽ tăng trưởng cao.

Tương tự, dư nợ cho vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, kinh doanh và mục đích khác đều tăng qua các năm. Dư nợ trong các lĩnh vực này ở STĐN 2013 cũng đều cao hơn so với STĐN 2012. Sáu tháng đầu năm 2012 dư nợ đạt khoảng 264,22 tỷ đồng, một năm sau tăng lên 21,61 tỷ đồng, tăng 8,17%.

- 36 -

Bảng 4.6 Dư nợ cho vay nông hộ phân theo mục đích sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 Sản xuất nông nghiệp 297,67 329,82 412,45 373,81 425,58 32,16 82,63 51,77 10,80 25,05 13,85

Trồng lúa 197,31 203,07 219,53 206,38 227,05 5,76 16,46 20,67 2,92 8,11 10,02

Chăn nuôi 52,815 56,92 63,75 62,56 65,76 4,10 6,83 3,20 7,77 12,00 5,12

Khác 47,54 69,83 129,17 104,87 132,77 22,29 59,34 27,90 46,89 84,98 26,60

Tiêu dùng 156,53 180,97 220,11 209,72 225,50 24,44 39,14 15,78 15,61 21,63 7,52 Kinh doanh & Khác 33,83 43,93 58,57 54,50 60,33 10,10 14,64 5,83 29,86 33,33 10,70 Tổng 488,03 554,72 691,13 638,03 711,41 66,70 136,41 73,38 13,67 24,59 11,50

- 37 -

4.2.3.2 Dư nợ cho vay nông hộ theo thời hạn cho vay

Bảng 4.7 Dư nợ cho vay nông hộ theo thời hạn cho vay của NHNo& PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Ngắn hạn 389,87 410,20 440,25 430,68 444,87 Trung hạn 98,16 144,52 250,88 207,35 266,54 Tổng 488,03 554,72 691,13 638,03 711,41

(Nguồn:Phòng kế toán và ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tháp Mười 2010-6/2013)

Phần lớn các món vay cho sản xuất nông nghiệp là những món vay ngắn hạn, chính vì thế khi dư nợ cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao thì dư nợ cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao. Nhìn vào bảng 4.7 ta dễ dàng thấy được, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60% qua các năm. Để thấy rõ tỷ trọng giữa dư nợ ngắn hạn và trung hạn trong tổng dư nợ của từng năm như thế nào, hình 4.4 sẽ cho ta thấy được điều đó.

Kết hợp số liệu được thu thập trong bảng 4.7 và hình 4.4, ta thấy dù dư nợ ngắn hạn luôn tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do sự tăng lên của dư nợ trung hạn. Bênh cạnh đó là sự giảm của dư nợ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì phần lớn mục đích sản xuất nông nghiệp, ngân hàng đều giải ngân trong ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn từ 79,89% năm 2010, giảm còn 63,70% vào năm 2012. Đến tháng 6/2013 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 62,53% trong tổng dư nợ giảm 4,97% so với tháng 6/2012. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay và doanh số thu nợ, không có một sự chắc chắn nào dù các tỷ lệ cho vay hay thu nợ của 6 tháng đầu năm 2013 đều rất cao, điều này dẫn đến dư nợ vẫn có thể tăng cao vào cuối năm. Trong khi đó, dư nợ trung hạn từ 32,5% tăng lên 37,47%, nguyên nhân là do ngân hàng vào năm 2012 đã tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng mà vẫn đảm bảo tỷ lệ của cho vay nông nghiệp, song đó tình hình thu nợ lại tăng trưởng tương đối thấp, vì vậy dư nợ trung hạn vào cuối năm 2013 có thể sẽ tăng nữa.

- 38 -

Hình 4.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay nông hộ phân theo thời hạn cho cho vay của NHNo&PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 - 6/2013

- 39 -

4.2.4 Vấn đề nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ của ngân hàng bao gồm 5 nhóm cơ bản. Dự kiến thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực từ ngày 01/06/2013 nhưng đã bị hoãn lại sang ngày 01/06/2014, thông tư này sẽ thay thế các quy định tại Điều 6 của Quyết định 493. Điều 6 Quyết định 493 chia nợ ngân hàng thành 5 nhóm sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ còn trong hạn) + Nhóm 2: Nợ cần chú ý (nợ quá hạn dưới 90 ngày)

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn ( nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày) + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày) + Nhóm 5: Nợ khó đòi (nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên) Trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

4.2.4.1 Nợ xấu nông hộ theo mục đích sử dụng vốn

Tình hình cho vay luôn tăng trưởng, nhưng thu nợ lại có xu hướng giảm. Điều này làm cho dư nợ đang tăng dần. Những khoản nợ chưa thu hồi được thì nợ xấu chiếm tỷ trọng bao nhiêu? Bảng 4.8 sẽ thể hiện đầy đủ các khoản nợ xấu của từng khoản vay, từng mục đích cụ thể.

Qua bảng 4.8, nhìn chung tình hình nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011, nhưng đến năm 2012 nợ xấu tăng trưởng với tốc độ tương đối thấp. Cụ thể nợ xấu năm 2011 là 7,33 tỷ đồng, tăng 2,3 tỷ đồng so với năm 2010, sau đó một năm tăng nhẹ lên 7,45 tỷ đồng, tăng 1,64%. Đến tháng 6/2013, một năm được đánh giá vẫn còn khó khăn với nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng, nợ xấu 6 tháng đầu năm của ngân hàng đạt 4,62 tỷ đồng tăng 0,42 tỷ đồng so với 6/2012, tăng 10%. Tổng nợ xấu năm 2012 tăng nhẹ từ 7,33 tỷ đồng lên 7,45 tỷ đồng là do sự giảm xuống từ nợ xấu sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là ngành trồng trọt và do sự tăng lên tương đối từ lĩnh vực kinh doanh. Nợ xấu của lĩnh vực kinh doanh tăng từ 0,99 tỷ đồng năm 2011 lên 1,21 tỷ đồng năm 2012. Nguyên nhân một phần vốn dĩ ngành nghề kinh doanh là ngành chứa nhiều rủi ro, khi nền kinh tế vẫn còn có nhiều khó khăn, phát triển trong lĩnh vực kinh doanh là một vấn đề nan giải.

Chiếm tỷ trọng cao trong nợ xấu của ngân hàng là nợ xấu thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Có thể thấy tình hình thu nợ ở lĩnh vực này khá tốt, khách hàng nông hộ luôn mong muốn có thể trả xong nợ ngân hàng càng sớm càng tốt, vì khi cần họ có thể xin vay lại, vì thế những khoản vay không thu hồi nợ được là những khoản vay mà nông hộ hoàn toàn không có khả năng xoay sở. Thực tế tại huyện cho thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp,cụ thể là sản xuất lúa của nông dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là quý 3 năm 2013,

- 40 -

tức là khoảng thời gian xuống giống và thu hoạch vụ lúa Thu – Đông, kết quả cho thấy năng suất lúa rất thấp, giá cả lại tuột dốc, lợi nhuận chỉ đủ để chi trả cho phí phân bón, giống, thuốc trừ sâu,...Vì thế, khả năng nợ xấu vào cuối năm 2013 tiếp tục sẽ tăng trưởng trở lại.

Vào năm 2011 nợ xấu chủ yếu từ những nông hộ tự động chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa nước sang cải tạo vườn, trồng cây hoa màu, cây ăn quả, nhưng kết quả năng suất lại thấp, giá cả thì “trồi sụt” bất thường, ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của nông hộ, nguồn tiền trả nợ bị ảnh hưởng, nợ xấu trong ngành trồng trọt tăng từ 0,94 tỷ đồng năm 2010 lên 2,02 tỷ đồng năm 2011, tăng 14,89%. Đến năm 2012, nợ xấu trong ngành này giảm còn 1,83 tỷ đồng, giảm 9,41%. Nguyên nhân một phần là do trong năm 2011, kết quả sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, nông dân lời nhiều sau thu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 43)