Bảng 4.10 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác cho vay nông hộ của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 - 6/2013
Chỉ tiêu Kết quả Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Hệ số thu nợ nông hộ (%) 95,80 92,83 88,02 89,11 97,47 Vòng quay vốn tín dụng nông hộ (vòng) 1,68 1,66 1,61 x x
Nợ xấu nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ(%)
1,03 1,32 1,08 x 0,65
(Nguồn: số liệu được tính toán bởi tác giả)
*Hệ số thu nợ nông hộ
Qua bảng 4.10 và cũng như đã phân tích ở phần doanh số thu nợ nông hộ, thì tình hình thu nợ nông hộ của ngân hàng trong giai đoạn này tương đối hiệu quả, luôn đạt ở mức trên 85%. Tuy nhiên, ta thấy rõ được xu hướng giảm xuống của công tác thu nợ từ năm 2010 đến năm 2012, cụ thể đạt 95,80% năm 2010, giảm xuống còn 92,83% năm 2011, đến năm 2012 tiếp tục giảm còn 88,02%. Nguyên nhân trong giai đoạn này hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân gặp tương đối khó khăn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất sản phẩm, dẫn đến thu nhập thấp. Năm 2011, được biết là năm hoạt động sản xuất nông nghiệp tương đối hiệu quả, thu nhập người dân tăng khá cao, vì thế thu nợ trong năm này vẫn còn khá tốt dù đã giảm so với cùng kỳ năm 2010. Nhưng bước sang năm 2012, đây vốn là một năm khó khăn của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn cũng chịu không ít ảnh hưởng. Thêm vào đó là tác động của sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, đầu ra giá cả sản phẩm trở nên rẻ hơn, nông dân bán không có lãi nhiều. Chính vì thế, thu nợ trong năm 2012 đã giảm xuống chỉ còn 88,02%, dù ở nửa năm đầu tình hình thu nợ vẫn khá tốt chiếm 89,11%. Đến tháng 6/2013 tình hình thu nợ của ngân hàng đã tăng trưởng trở lại đạt 97,47%. Tuy nhiên, theo thực tế ở giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9, điển hình là sản xuất lúa, nông dân bước vào thu hoạch vụ Thu – Đông 2012 - 2013, tình hình cho
- 44 -
thấy năng suất lúa rất thất, cùng với sự tuột giá cả, nông dân lãi càng ít. Vì thế, nhiều khả năng 6 tháng cuối năm 2013, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ giảm.
*Vòng quay vốn tín dụng nông hộ
Tương tự như hệ số thu nợ thì vòng quay vốn tín dụng nông hộ cũng có cùng xu hướng giảm trong giai đoạn này. Chỉ tiêu này phán ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đạt 1,68 vòng, tức là tương ứng 1 đồng vốn của ngân hàng sẽ được giải ngân 1,68 lần trong một năm. Chỉ số này còn thể hiện tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm, nếu hiểu nom na là khoảng cách thời gian giữa cho vay, thu nợ và cho vay lần nữa là nhanh hay chậm. Con số này vào năm 2011, năm 2012 lần lượt là 1,66 vòng và 1,61 vòng. Điều này cho thấy hiệu quả thu nợ của ngân hàng đang có xu hướng giảm.
*Nợ xấu nông hộ trên tổng dư nợ nông hộ
Đây là tỷ số đánh giá chất lượng tín dụng nông hộ của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn này vẫn nằm ở mức an toàn dưới 3% theo quy định của NHNN. Nợ xấu tăng cao vào năm 2011 chiếm 1,32% trong tổng dư nợ, một năm trước chỉ có 1,03%, tăng 0,29%. Đến năm 2012, giảm nhẹ còn 1,08%. Dù nợ xấu ngân hàng trong năm 2012 tăng nhẹ nhưng do tổng dư nợ của ngân hàng tăng trưởng với tốc độ cao hơn rất nhiều, vì thế hệ số này đã giảm xuống. Đến tháng 6/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chiếm 0,65%, kết quả này là khá tốt, tuy nhiên còn đến 6 tháng nữa, với thực trạng sản xuất, kinh doanh của nông hộ trọng huyện, đặc biệt là trong quý 3 năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn, vì thế ngân hàng cần tăng cường các biện pháp, đẩy mạnh hiệu quả công tác thu hồi nợ, hạn chế nợ xấu phát sinh.
4.2.6 Cho vay lƣu vụ và những vấn đề liên quan
Cho vay lưu vụ là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không trả kịp nợ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ cho phép khách hàng gia hạn thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định, và thường là 6 tháng. Những khách hàng là nông hộ có vay vốn ngân hàng để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp như canh tác lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây hoa màu, cây ăn trái,... đến hạn trả nợ của món vay mà vẫn chưa thể xoay sở nguồn tiền để trả nợ, thì ngân hàng sẽ cho khách hàng lưu vụ, chỉ đóng lãi. Lưu vụ chỉ gia hạn thời hạn trả gốc, ngân hàng vẫn được hưởng lãi bình thường như không lưu vụ.
Việc cho vay lưu vụ chỉ áp dụng với những khách hàng vay vốn để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, các mục đích khác như tiêu dùng, kinh doanh khách hàng sẽ không được lưu vụ, phải bắt buộc trả gốc và lãi khi đến hạn. Cho vay lưu vụ là một hình thức mới ngân hàng áp dụng để hỗ trợ cho khách hàng, đặc biệt là hộ nông dân. Hình thức này ra đời giúp hộ nông dân có thêm thời gian để trả nợ, giúp nông dân trong canh tác mùa vụ tránh được tình
- 45 -
trạng vay nóng bên ngoài, vay chợ đen lãi suất cao, tránh được trung gian qua cò tín dụng và không để tình trạng nông dân phải bán sản phẩm non, bán khi rớt giá.
Tổng doanh số cho vay khách hàng là nông hộ để phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng trọt. Các hình thức khác thì phải có điều kiện là vốn tự có tham gia của khách hàng phải theo một tỷ lệ áp dụng của ngân hàng so với tổng nhu cầu vốn, chính là tổng doanh số cho vay lưu vụ. Theo quy định của Agribank hệ thống thì mức cho vay tối đa bằng mức dư nợ thực tế của hợp đồng tín dụng trước hoặc khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn. Khi cho vay lưu vụ để giảm áp lực không cho quá tải, ngân hàng cần có cách thức cho vay nhanh lẹ, thủ tục hồ sơ đơn giản, không mất nhiều thời gian chờ đợi của nông dân. Bên cạnh đó, để cầm chắc vốn cho vay không thành nợ xấu của ngân hàng, đòi hỏi bộ phận thẩm tra, xét duyệt của ngân hàng phải làm việc hết sức cẩn thận. Để tìm hiểu về tình hình cho vay lưu vụ của ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 6/2013 như thế nào, ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.11 Tình hình cho vay lưu vụ của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2010 - 6/2013
Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013 Doanh số lưu vụ 443,87 620,03 735,74 419,30 534,25 Thu nợ lưu vụ 437,23 592,06 718,02 417,12 527,54 Dư nợ lưu vụ 291,67 319,64 337,36 321,82 344,07
(Nguồn:Phòng kế toán và ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tháp Mười 2010-6/2013)
Nhìn chung các khoản mục như doanh số cho vay, thu nợ, hay dư nợ lưu vụ đều tăng qua các năm. Kết hợp số liệu trong các bảng 4.2, 4.4, 4.6 và bảng 4.10 ta dễ dàng thấy rõ doanh số lưu vụ, thu nợ lưu vụ và dư nợ lưu vụ đều gần bằng tổng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là vì khi khách hàng đến xin vay vốn với mục đích phục vụ cho nông nghiệp, các CBTD sẽ thẩm định và xem xét các quy định của ngân hàng, nếu khách hàng đủ điều kiện thì khi tiến hành nhập món vay vào máy tính sẽ được đưa vào vay lưu vụ. Hầu như tất cả những khoản vay phục vụ sản xuất lúa hay trồng các loại cây khác sẽ được lưu vụ, các khoản vay khác thì phải hợp theo quy định của ngân hàng.
Doanh số lưu vụ năm 2010 đạt 443,87 tỷ đồng, năm 2011 đạt 620,03 tăng 39,68%, năm 2012 đạt 735,74 tỷ đồng tăng 18,66% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 doanh số lưu vụ đạt 534,25 tỷ đồng tăng 114,95 tỷ đồng so với một năm trước, và tăng 27,42%.Thu nợ lưu vụ đạt 437,23 tỷ đồng năm 2010 trong 443,87 tỷ đồng cho vay ra, chiếm 98,50%, con số này năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 95,49% và 97,59%, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ lưu vụ của ngân hàng là rất tốt. Đến tháng 6/2013 thu nợ lưu vụ của ngân hàng đạt 527,54 tỷ đồng tăng 110,42 tỷ đồng, tăng 26,47% so với tháng 6/2012. Cùng với sự tăng lên của doanh số lưu vụ và công tác thu nợ lưu vụ
- 46 -
luôn đạt kết quả khá tốt luôn trên 95%, dư nợ lưu vụ trong giai đoạn này có tăng trưởng nhưng tăng trưởng với tốc độ khá thấp. Dư nợ lưu vụ năm 2010 đạt 291,67 tỷ đồng, năm 2011 đạt 319,64 tỷ đồng tăng 9,59% , đến năm 2012 tăng 5,54% so với năm 2011. Đến tháng 6/2013 thì tổng dư nợ lưu vụ của ngân hàng đã đạt 344,07 tỷ đồng tăng 22,25 tỷ đồng so với tháng 6 cùng kỳ năm trước.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ
4.3.1 Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến
Để vay được vốn tại ngân hàng, khách hàng cần phải đáp ứng đủ điều kiện mà ngân hàng quy định. Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có những yếu tố tác động tích cực, cũng có những yếu tố tác động tiêu cực. Trong bài luận văn này, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích. Một cách cụ thể, mô hình Probit có dạng như sau:
Y = + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X6 + β7X7 +
Trong đó, Y là biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu nông hộ có vay vốn và nhận giá trị 0 nếu nông hộ không vay vốn. Các biến từ X1 đến X7 là các biến độc lập, là các biến giải thích. Cơ sở để chọn các biến giải thích là dựa theo kết quả của những bài nghiên cứu trước đây, điều này cũng đã được tìm hiểu ở mục 1.5 thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tổng diện tích đất, thu nhập trung bình hàng năm của nông hộ, tổng diện tích đất có sổ đỏ, giới tính của nông hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn và số người phụ thuộc trong hộ. Lý do để tác giả đưa ra lựa chọn các biến trên là do:
-Tổng diện tích đất (sdat): được đo bằng m2. Tổng diện tích đất bao gồm các diện tích đất thổ, đất vườn, đất ruộng và các loại đất khác. Đây là điều kiện tiên quyết nếu khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng Argibank Tháp Mười, nếu khách hàng không có đất thì việc tiếp cận vốn vay là rất khó, vì không có tài sản để thế chấp cho ngân hàng. Biến tổng diện tích đất được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng, vì khi tổng diện tích đất càng nhiều thì khả năng được vay vốn rất cao.
-Đất có bằng đỏ (cobangdo): Đây là một biến giả, biến này sẽ nhận giá trị 1 nếu đất của nông hộ có bằng đỏ, và nhận giá trị 0 nếu nông hộ không có bằng đỏ. Vì khi đất có sổ đỏ thì ngân hàng nắm được các thông tin về đất, ai đứng tên và loại đất gì một cách xác thực hơn. Đây cũng là cơ sở cho ngân hàng để ra quyết định cho vay. Đất có số đỏ thì chứng thực được chủ hộ có quyền để sử dụng đất và được đảm bảo về mặt pháp lý. Nếu đất có bằng đỏ thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sẽ càng cao, kỳ vọng biến có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ.
-Thu nhập của nông hộ (thunhap): Những khách hàng mà có thu nhập bình quân hàng năm tương đối cao thì khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng sẽ cao hơn, vì ngân hàng tin rằng với thu nhập ổn định của khách hàng,
- 47 -
họ sẽ đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đa phần những khách hàng chi tiêu càng cao thì nhu cầu vay vốn càng cao, vì thế đòi hỏi những khách hàng này nếu muốn vay được vốn thì thu nhập ròng sau khi trừ chi tiêu phải đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nếu được chấp nhận vay. Biến độc lập thu nhập được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.
-Giới tính của chủ hộ (gtinh): đây là biến định tính, biến giả được quy định nếu giới tính của chủ hộ là nam sẽ là 1, ngược lại nữ sẽ là 0. Theo thực tế những chủ hộ có giới tính là nữ thường có nhu cầu vay vốn ở những chương trình tín dụng dành cho phụ nữ chẳng hạn như Hội liên hiệp phụ nữ. Biến giới tính của chủ hộ được kỳ vọng là tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.
-Tuổi của chủ hộ (tuoi):Chủ hộ có độ tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm, hay có uy tín, có nhiều trách nhiệm trong gia đình, họ dễ dàng xoay sở các nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng. Chính vì thế, chủ hộ có độ tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn hạn chế, vì thế rất khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Biến tuổi của chủ hộ được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.
-Số người phụ thuộc trong hộ (spthuoc): Đây là những thành viên trong gia đình ngoài hoặc dưới độ tuổi lao động, thường là dưới 15 tuổi và ngoài 60 tuổi. Số người phụ thuộc càng động, đồng nghĩa số thành viên trong gia đình càng đông, những hộ đông nhân khẩu thường khó khăn vì phải lo cho nhiều người, do đó khả năng tiếp cận tín dụng của họ cũng trở nên khó khăn hơn. Biến được kỳ vọng có tương quan nghịch.
-Trình độ học vấn của chủ hộ (hvan): Đây cũng là biến giả, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ có học vấn tiểu học, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có học vấn trên tiểu học. Những hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao, vì ngân hàng tin rằng những khách hàng này có đủ kiến thức để có thể sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, để tạo ra thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Biến này được kỳ vọng có tương quan thuận.
- 48 -
Bảng 4.12 Tổng hợp diễn giải các biến độc lập sử dụng trong mô hình Probit
Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng
Tổng diện tích đất (X1)
Bao gồm tổng các diện tích đất vườn, đất thổ cư, đất ruộng và đất khác (m2
)
Tương quan thuận
Đất có bằng đỏ (X2) Biến giả, bằng 1 nếu diện tích đất có bằng đỏ, bằng 0 nếu không có bằng đỏ
Tương quan thuận
Thu nhập của nông hộ (X3)
Thu nhập trung bình hàng năm
của nông hộ (triệu đồng) Tương quan thuận
Giới tính của chủ hộ (X4)
Biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ là