PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 57)

CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ

4.3.1 Các biến đƣợc chọn và lý do chọn biến

Để vay được vốn tại ngân hàng, khách hàng cần phải đáp ứng đủ điều kiện mà ngân hàng quy định. Khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có những yếu tố tác động tích cực, cũng có những yếu tố tác động tiêu cực. Trong bài luận văn này, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tác giả sử dụng mô hình Probit để phân tích. Một cách cụ thể, mô hình Probit có dạng như sau:

Y =  + β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X6 + β7X7 + 

Trong đó, Y là biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ, Y nhận giá trị 1 nếu nông hộ có vay vốn và nhận giá trị 0 nếu nông hộ không vay vốn. Các biến từ X1 đến X7 là các biến độc lập, là các biến giải thích. Cơ sở để chọn các biến giải thích là dựa theo kết quả của những bài nghiên cứu trước đây, điều này cũng đã được tìm hiểu ở mục 1.5 thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tổng diện tích đất, thu nhập trung bình hàng năm của nông hộ, tổng diện tích đất có sổ đỏ, giới tính của nông hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn và số người phụ thuộc trong hộ. Lý do để tác giả đưa ra lựa chọn các biến trên là do:

-Tổng diện tích đất (sdat): được đo bằng m2. Tổng diện tích đất bao gồm các diện tích đất thổ, đất vườn, đất ruộng và các loại đất khác. Đây là điều kiện tiên quyết nếu khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng Argibank Tháp Mười, nếu khách hàng không có đất thì việc tiếp cận vốn vay là rất khó, vì không có tài sản để thế chấp cho ngân hàng. Biến tổng diện tích đất được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng, vì khi tổng diện tích đất càng nhiều thì khả năng được vay vốn rất cao.

-Đất có bằng đỏ (cobangdo): Đây là một biến giả, biến này sẽ nhận giá trị 1 nếu đất của nông hộ có bằng đỏ, và nhận giá trị 0 nếu nông hộ không có bằng đỏ. Vì khi đất có sổ đỏ thì ngân hàng nắm được các thông tin về đất, ai đứng tên và loại đất gì một cách xác thực hơn. Đây cũng là cơ sở cho ngân hàng để ra quyết định cho vay. Đất có số đỏ thì chứng thực được chủ hộ có quyền để sử dụng đất và được đảm bảo về mặt pháp lý. Nếu đất có bằng đỏ thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sẽ càng cao, kỳ vọng biến có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ.

-Thu nhập của nông hộ (thunhap): Những khách hàng mà có thu nhập bình quân hàng năm tương đối cao thì khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng sẽ cao hơn, vì ngân hàng tin rằng với thu nhập ổn định của khách hàng,

- 47 -

họ sẽ đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, đa phần những khách hàng chi tiêu càng cao thì nhu cầu vay vốn càng cao, vì thế đòi hỏi những khách hàng này nếu muốn vay được vốn thì thu nhập ròng sau khi trừ chi tiêu phải đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nếu được chấp nhận vay. Biến độc lập thu nhập được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.

-Giới tính của chủ hộ (gtinh): đây là biến định tính, biến giả được quy định nếu giới tính của chủ hộ là nam sẽ là 1, ngược lại nữ sẽ là 0. Theo thực tế những chủ hộ có giới tính là nữ thường có nhu cầu vay vốn ở những chương trình tín dụng dành cho phụ nữ chẳng hạn như Hội liên hiệp phụ nữ. Biến giới tính của chủ hộ được kỳ vọng là tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng.

-Tuổi của chủ hộ (tuoi):Chủ hộ có độ tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm, hay có uy tín, có nhiều trách nhiệm trong gia đình, họ dễ dàng xoay sở các nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng. Chính vì thế, chủ hộ có độ tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn hạn chế, vì thế rất khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Biến tuổi của chủ hộ được kỳ vọng là có tương quan thuận với khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

-Số người phụ thuộc trong hộ (spthuoc): Đây là những thành viên trong gia đình ngoài hoặc dưới độ tuổi lao động, thường là dưới 15 tuổi và ngoài 60 tuổi. Số người phụ thuộc càng động, đồng nghĩa số thành viên trong gia đình càng đông, những hộ đông nhân khẩu thường khó khăn vì phải lo cho nhiều người, do đó khả năng tiếp cận tín dụng của họ cũng trở nên khó khăn hơn. Biến được kỳ vọng có tương quan nghịch.

-Trình độ học vấn của chủ hộ (hvan): Đây cũng là biến giả, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ có học vấn tiểu học, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có học vấn trên tiểu học. Những hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao, vì ngân hàng tin rằng những khách hàng này có đủ kiến thức để có thể sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, để tạo ra thu nhập trả nợ cho ngân hàng. Biến này được kỳ vọng có tương quan thuận.

- 48 -

Bảng 4.12 Tổng hợp diễn giải các biến độc lập sử dụng trong mô hình Probit

Biến số Diễn giải biến Kỳ vọng

Tổng diện tích đất (X1)

Bao gồm tổng các diện tích đất vườn, đất thổ cư, đất ruộng và đất khác (m2

)

Tương quan thuận

Đất có bằng đỏ (X2) Biến giả, bằng 1 nếu diện tích đất có bằng đỏ, bằng 0 nếu không có bằng đỏ

Tương quan thuận

Thu nhập của nông hộ (X3)

Thu nhập trung bình hàng năm

của nông hộ (triệu đồng) Tương quan thuận

Giới tính của chủ hộ (X4)

Biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ là nam và bằng 0 nếu chủ hộ là nữ

Tương quan thuận Tuổi của chủ hộ (X5) Số tuổi của chủ hộ đi vay vốn Tương quan thuận Số người phụ thuộc

trong hộ (X6)

Số người trong gia đình của hộ nằm trong độ tuổi ngoài lao động, dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi

Tương quan nghịch

Trình độ học vấn của chủ hộ (X7)

Biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ có trình độ học vấn là trên tiểu học và bằng 0 nếu trình độ học vấn dưới tiểu học

Tương quan thuận

(Nguồn : được tạo bởi tác giả)

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ

Dựa vào số liệu thu thập được từ 48 hộ nông dân, sử dụng phầm mềm thống kê Stata ta được kết quả mô hình Probit (1) được đưa vào phần phụ lục. Sau khi kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, ta thấy biến tổng diện tích đất và biến thu nhập trung bình hằng năm của nông hộ có hệ số tương quan > 0,8 nên xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa hai biến này. Tác giả đã bỏ lần lượt từng biến, chạy mô hình Probit (2) và Probit (3) và kiểm định sự phù hợp của 2 mô hình, cho thấy mô hình Probit (2) sau khi bỏ biến thu nhập thì có 85,42% sự phù hợp, trong khi mô hình Probit (3) bỏ biến tổng diện tích đất thì sự phù hợp của mô hình là 87,50%. Như vậy, tác giả sẽ chọn mô hình đã bỏ biến tổng diện tích đất là mô hình Probit (3).

- 49 -

Bảng 4.13 Kết quả mô hình Probit (3) về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tại NHNo & PTNT huyện Tháp Mười phòng giao dịch Phú Điền

Biến độc lập Hệ số góc β P-value gtinh 0,689 0,196 hvan* 2,749 0,027 tuoi 0,071 0,150 spthuoc -0,713 0,141 thunhap** 0,008 0,081 cobangdo** 1,303 0,092 Tổng số quan sát 48 Số quan sát dƣơng 35

Phần trăm dự báo đúng của mô hình 87,50%

Giá trị kiểm định chi bình phƣơng 26,00

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phƣơng 0,0002

(Nguồn: kết quả chạy hàm Probit bằng Stata thông qua thông tin phỏng vấn) Ghi chú: các biến có đánh dấu “*” có ý nghĩa với  = 5%, và “**” có ý nghĩa với  = 10%

Nhìn vào bảng 4.13, bảng thể hiện kết quả hàm Probit về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ, ta thấy trong tất cả 6 biến được đưa vào mô hình thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa, 3 biến không có ý nghĩa bao gồm biến số người phụ thuộc trong gia đình, tuổi của chủ hộ và biến giới tính của chủ hộ. Giá trị p của 3 biến này lần lượt là 0,196; 0,150 và 0,141 đều lớn hơn so với mức ý nghĩa  = 10%. Trong 3 biến còn lại thì các biến như tổng diện tích đất có bằng đỏ và thu nhập trung bình hàng năm của nông hộ là những biến có ý nghĩa với mức  = 10%. Biến trình độ học vấn của chủ hộ có ý nghĩa ở mức  = 5%. Tuy nhiên, trong 3 biến có ý nghĩa thì mỗi biến sẽ có các tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Bên cạnh đó, phần trăm dự báo đúng của mô hình là 87,50%, điều này có nghĩa các biến độc lập đã giải thích 87,50% biến phụ thuộc, cho thấy mô hình với các biến được đưa vào như trên là khá phù hợp.

Do mô hình Probit là hàm hồi quy dựa vào biến giả khách hàng có vay hay không, nên các hệ số của hàm sẽ không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Do đó, đề tài sẽ tập trung giải thích sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.

- Giới tính của chủ hộ: Biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình vì giá trị p = 0,196 lớn hơn mức ý nghĩa  = 10%. Như vậy, giới tính của chủ hộ không có mối liên hệ nào với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Kết quả này trái với kỳ vọng ban đầu cho rằng giới tính nam sẽ tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, nữ thường chọn vay vốn ở các chương trình dành cho phụ nữ

- 50 -

nhiều hơn. Thực tế cho thấy khi ra quyết định cho vay ngân hàng không quan tâm nhiều lắm đến giới tính của chủ hộ là nam hay nữ.

- Số người phụ thuộc trong hộ: Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê trong việc ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Cơ sở để đưa ra kết luận này là do p-value của biến bằng 0,141 >  = 10%. Với kỳ vọng ban đầu cho rằng khi số người phụ thuộc càng nhiều thì rất khó để tiếp cận vốn vay. Nhưng thực tế cho thấy, ngân hàng chỉ quan tâm đến khách hàng có trả nợ được hay không dựa vào thu nhập ròng của họ, ngân hàng không quan tâm trong hộ số người phụ thuộc là bao nhiêu người.

- Tuổi của chủ hộ: Biến này cũng không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị p = 0,150 >  = 10%. Trong khi kỳ vọng cho rằng những người càng lớn tuổi thì khả năng vay được vốn cũng cao hơn vì họ có vị thế cao trong gia đình, “tiếng nói” cũng cũng có tầm hơn, họ dễ dàng xoay sở được nguồn vốn từ các họ hàng, người thân vì sư kinh nghiệm, chững chạc và uy tín của họ. Tuy nhiên, thưc tế tại ngân hàng những khách hàng lớn tuổi mà ngoài độ tuổi lao động, ngân hàng cũng phải xem xét độ “thực” về các thông tin xung quanh khách hàng thật cẩn thận trước khi ra quyết định cho vay chẳng hạn như các mối quan hệ xã hội cũng như địa vi xã hội của khách hàng.

- Trình độ học vấn của chủ hộ: Với p-value của biến bằng 0,027 có ý nghĩa ở mức  = 5%. Vì thế, có sự liên hệ giữa trình độ học vấn của chủ hộ với khả năng tiếp cận vốn vay của hộ. Cùng với hệ số góc β = 2,749, chứng tỏ nếu chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì họ dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng của ngân hàng. Ngân hàng vốn chủ yếu giải ngân cho sản xuất nông nghiệp nhưng họ cũng rất cần những người nông dân có trình độ, vì ngân hàng cho rằng những người có trình độ học vấn càng cao thì kiến thức họ sẽ càng vững, họ vay vốn là vì có kế hoạch dự án kinh doanh hay phương án sản xuất rõ ràng, mới có khả năng làm chủ sản xuất kinh doanh, khả năng kiếm được lợi nhuận cũng khá cao, như vậy mới đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Về ý nghĩa thống kê, hệ số góc β giải thích rằng, nếu tỷ lệ chủ hộ có trình độ học vấn trên tiểu học tăng 1% thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ tăng 2,749%, giả định các yếu tố khác không đổi. Kết luận này phù hợp với kỳ vọng ban đầu được đưa ra cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.

- Đất có bằng đỏ:Biến độc lập này có ý nghĩa thống kê vì p-value là 0,092 <  = 10%. Điều này có nghĩa biến này có mối quan hệ với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Với hệ số β = 1,303 mang dấu dương, vì thế có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Theo thống kê giải thích rằng, nếu tỷ lệ mà đất có bằng đỏ của nông hộ tăng 1% thì khả năng vay được vốn của nông sẽ tăng 1,303%, khi các yếu tố khác không đổi. Nguyên nhân là vì khi đất có chứng thực quyền sử dụng đất của chủ hộ thì ngân hàng có thêm thông tin chính xác về chủ hộ, và đất đai, đây là cơ sở để đảm bảo những rủi ro sau này. Về mặt pháp luật, Nghị định 41/2010/NĐ –CP

ngày 12/04/2010 quy định rằng “các tổ chức tín dụng xem xét cho nông dân

vay vốn không có tài sản đảm bảo. Số tiền tối đa khi không có tài sản đảm bảo với cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, hợp tác xã, chủ

- 51 -

trang trại... tối đa 3 mức: 50 triệu, 200 triệu và 500 triệu đồng”. Tuy nhiên, tình thực tế cho thấy nông dân nếu muốn vay được vốn vẫn phải thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng. Về phía ngân hàng giải thích rằng giữ sổ đỏ là muốn vừa tránh tình trạng “vay nhiều đầu” với 1 sổ đỏ, vừa giúp đảm bảo an toàn cho bản thân ngân hàng.

- Thu nhập trung bình hằng năm của nông hộ: Kết quả mô hình Probit cho thấy rằng biến thu nhập hằng năm của nông hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng và có ý nghĩa thống kê vì có hệ số β = 0,008 và giá trị p =0,081 <  = 10%. Khi thu nhập của ngân hàng tăng 1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ sẽ tăng lên 0,008%. Vốn dĩ thu nhập chính là nguồn để trả nợ của khách hàng, với nông hộ là thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đây cũng là cơ sở để đảm bảo an toàn cho bản thân ngân hàng. Vì ngân hàng cho rằng khi khách hàng có thu nhập càng cao, khả năng trả nợ vay của họ sẽ lớn, những đối tượng này dễ dàng tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Cho vay những đối tượng này cũng giúp ngân hàng tiết kiệm được phần nào chi phí về dự phòng rủi ro, qua đó nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

4.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ

4.3.3.1 Tình hình chung về việc sử dụng vốn và trả nợ vay của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)