Tình hình doanh số cho vay nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 37)

4.2.1.1 Doanh số cho vay nông hộ theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn chung, tổng doanh số mà ngân hàng đã giải ngân trong giai đoạn 2010 - 6/2013 có xu hướng tăng qua các năm. Dù trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn có những khó khăn, ngành ngân hàng vẫn còn đối mặt nhiều với những thách thức. Tuy nhiên, đặc trưng của những khách hàng là nông hộ, thường có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để có vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, nhận định cho rằng khi nền kinh tế khó khăn thì nông nghiệp, nông thôn chính là “cứu cánh” của nền kinh tế, vì thế Nghị định 41 năm 2010 về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn ra đời đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng của nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Dựa vào bảng 4.2, các số liệu cũng cho thấy sự tuân thủ theo chỉ đạo của Nghị định 41 đã được ngân hàng phát huy hiệu quả, minh chứng được đưa ra là lượng vốn ngân hàng đã giải ngân phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2010, năm đầu áp dụng Nghị định 41, cho thấy do vừa mới được chính thức thi hành, doanh số cho vay của ngân hàng trong năm này có phần thấp, tổng số vốn giải ngân trong năm 2010 là khoảng 519,4 tỷ đồng, đến năm 2012 con số này đã đạt khoảng 802,17 tỷ đồng, tăng gần 283 tỷ đồng.

Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh số cho vay nông nghiệp thì lượng vốn giải ngân phục vụ cho các mục đích khác có phần biến động. Điển hình là cho vay tiêu dùng, kinh doanh hay các mục đích khác thì doanh số đều có phần chững lại vào năm 2011. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, năm 2012 lượng vốn giải ngân cho các lĩnh vực này đã tăng mạnh trở lại. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2010 là khoảng 187,29 tỷ đồng, năm 2011 giảm 6,31% còn 175,47 tỷ đồng, và tăng mạnh trong năm 2012 đạt khoảng 234,35 tỷ đồng tăng 33,56%. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong năm 2011 là tương đối cao, vì thế lợi nhuận cũng được tăng cao, sau khi hoàn trả nợ cho ngân hàng vẫn còn dư, với tiền có trong tay đa số nông dân đều nghĩ đến nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, phần dư của lợi nhuận chưa đủ để trang trải các nhu cầu cuộc sống, vì thế họ thường vay thêm của ngân hàng để trang trải. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của cho vay tiêu dùng trong năm 2012. Doanh số cho vay kinh doanh và các mục đích khác cũng có cùng xu hướng với cho vay tiêu dùng, doanh số đã giải ngân của năm 2010 là 68,54 tỷ đồng, năm 2011 giảm 27,33% còn 49,81 tỷ đồng, năm 2012 tăng 65,53% đạt 82,45 tỷ đồng.

Xét về tổng doanh số cho vay thì đến tháng 6/2013 thì tổng doanh số cho vay đạt khoảng 801,21 tỷ đồng, tương đương 70,35% so với cùng kỳ năm 2012 là 1038,97 tỷ đồng, theo đà tăng trưởng như vậy, nhiều khả năng tổng doanh số cho vay năm 2013 sẽ tăng mạnh so với năm 2012, trong đó doanh số phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 585,44 tỷ đồng, bằng khoảng 72,98% so với năm 2012 và tăng trưởng 5,86% so với tháng sáu tháng đầu năm (STĐN) 2012.

- 27 -

Bảng 4.2 Doanh số cho vay nông hộ phân theo mục đích sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tháp Mười 2010 - 6/2013)

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 Sản xuất nông nghiệp 519,40 705,49 822,17 555,03 585,44 186,09 116,68 30,41 35,83 16,54 5,48 Trồng lúa 309,08 523,09 565,70 382,34 417,26 214,01 42,61 34,92 69,24 8,15 09,13 Chăn nuôi 69,74 74,93 80,17 45,16 56,13 5,19 5,23 10,97 07,45 6,98 24,29 Khác 140,58 107,47 176,30 127,53 112,05 -33,11 68,83 -15,48 76,45 64,05 -12,14 Tiêu dùng 187,29 175,47 234,35 158,71 168,12 -11,82 58,88 9,41 -6,31 33,56 5,93 Kinh doanh &

Khác 68,54 49,84 82,46 50,94 47,65 -18,70 32,62 -3,29 -27,28 65,45 -6,46 Tổng 775,23 930,80 1.138,98 764,68 801,21 155,57 208,18 36,53 20,07 22,37 4,78

- 28 -

- 29 -

Nhìn vào hình 4.1, ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua các năm là không có nhiều sự chênh lệch. Trong đó tỷ trọng doanh số cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trên 65% trong giai đoạn này, năm 2010 là 67%, năm 2011 chiếm 75,79%, đến năm 2012 tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này có giảm nhưng không đáng kể chiếm khoảng 72,19%. Dù trong giai đoạn này tổng vốn giải ngân trong lĩnh vực này luôn tăng trưởng nhưng do trong năm 2012 ngân hàng đẩy mạnh cho vay nông hộ để phục vụ cho các mục đích khác là tiêu dùng và kinh doanh. Nguyên nhân có thể một mặt ngân hàng vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của Nghị định 41 là khuyến khích cho vay sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhưng với lãi suất tương đối ưu đãi, một mặt để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng luôn tăng trưởng, chỉ có thể đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và kinh doanh vì ở mảng này lãi suất tương đối cao hơn so với cho vay nông nghiệp. Chính vì thế, tỷ trọng cho vay nông nghiệp năm 2012 giảm một phần là do nguyên nhân trên. Điều này kéo theo tỷ trọng cho vay tiêu dùng và kinh doanh tăng lên trong năm 2012. Cho vay tiêu dùng tăng từ 18,85% năm 2011 lên 20,58% năm 2012. Con số này đối với cho vay kinh doanh và mục đích khác lần lượt là 5,37% và 7,24%.

Đến tháng 6/2013 cùng với sự tăng trưởng nhẹ của cho vay nông nghiệp là sự tăng trưởng của cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi so với tháng 6/2012 thì ở lĩnh vực tiêu dùng đã giảm từ 21,02% còn 20,98%, giảm không đáng kể. Ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 72,32% vào tháng 6/2012, đến tháng 6/2013 tăng nhẹ chiếm 73,07%. Trong giai đoạn này, tỷ trọng cho cho vay kinh doanh và các mục đích khác đã giảm xuống từ 7,24% năm 2012, 6 tháng sau con số này chỉ còn 5,95%.

4.2.1.2 Doanh số cho vay nông hộ theo thời hạn cho vay

Với tình hình doanh số cho vay theo mục đích sử dụng, thì cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Vậy, nếu phân theo thời hạn thì doanh số cho vay nào chiếm tỷ trọng cao hơn?. Tại Agribank Tháp Mười tỷ lệ cho vay dài hạn là tương đối thấp, vì thế tác giả sẽ gom cho vay dài hạn vào chung với cho vay trung hạn và xem như trung hạn bao gồm cả doanh số cho vay trung hạn và dài hạn. Ta có bảng 4.3 thể hiện doanh số cho vay nông hộ theo thời hạn cho vay.

Các khoản cho vay của ngân hàng đa phần là những khoản cho vay ngắn hạn. Đối với cho vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng trọt và chăn nuôi, để đảm bảo hỗ trợ vốn cho nông hộ, yêu cầu lãi suất phải ưu đãi. Do lãi suất tương đối thấp, nên khi cho vay nông nghiệp, nông thôn ngân hàng thường giới hạn thời hạn trả nợ. Một phần là do đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ. Chính vì thế, thời hạn cuối cùng mà khách hàng phải trả nợ cho ngân hàng thường là 6 tháng. Có những khoảng vay phục vụ sản xuất nông nghiệp như mua các máy móc thiết bị, kinh doanh vật tư nông nghiệp ngân hàng có thể nới lỏng thời hạn trả nợ từ 1 đến 5 năm vì vay các mục đích này đòi hỏi khách hàng phải vay với số vốn tương đối cao. Vì thế, nới lỏng thời hạn trả nợ là điều cần thiết, phía khách hàng có thể có thêm thời

- 30 -

gian để xoay sở tiền để trả nợ cho ngân hàng, về phía ngân hàng điều này có thể hạn chế những rủi ro xảy ra thay vì cho vay 6 tháng.

Đối với cho vay tiêu dùng và các mục đích khác, thời hạn vay là ngắn hạn khi khách hàng đủ khả năng trả nợ trong vòng 1 năm, điều này đã được thẩm định kỹ càng trước khi giải ngân và phần lớn số tiền giải ngân cũng thường thấp. Còn lại những khoản vay tiêu dùng, kinh doanh hay mục đích khác ngân hàng thường cho vay trung hạn.

Hình 4.2 Doanh số cho vay nông hộ theo thời hạn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 - 6/2013

Hình 4.2 càng cho ta nhận thấy rõ sự chênh lệch giữa doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn. Bên cạnh sự tăng trưởng đều hằng năm của cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung hạn lại bị “lõm” vào năm 2011, từ 238,65 tỷ đồng năm 2010 giảm còn 136,73 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012 con số này đã đạt 287,67 tỷ đồng, tăng 110,39%. Nguyên nhân chủ yếu là do những khoản vay tiêu dùng, kinh doanh và những mục đích khác trung hạn trong năm 2011 giảm xuống. Những hộ nông dân trong năm này phần lớn đều vay vốn ngân hàng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

So với cả năm 2012 thì tổng soanh số cho vay ngắn hạn ở nửa năm đầu chiếm khoảng 65,65%, con số này của cho vay trung hạn là 71,53%. Đến tháng 6/2013 doanh số ngắn hạn đạt khoảng 627,68 tỷ đồng cao hơn 68,78 tỷ đồng so với STĐN 2012, ngược lại doanh số cho vay trung hạn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 173,53 tỷ đồng tương đối thấp hơn so với STĐN 2012, giảm 15,67%.

- 31 -

Bảng 4.3 Doanh số cho vay nông hộ theo thời hạn cho vay của NHNo& PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 Ngắn hạn 536,57 794,07 851,31 558,90 627,68 257,50 57,24 68,78 147,99 7,21 12,31 Trung hạn 238,66 136,73 287,67 205,78 173,53 -101,92 150,94 -32,25 57,29 110,39 -15,67 Tổng 775,23 930,80 1.138,98 764,68 801,21 155,57 208,18 36,53 120,07 22,37 4,78

- 32 -

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 37)