Quy trình xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 30)

3.1.4.1 Hồ sơ xin vay vốn

Khi có nhu cầu về vốn, khách hàng gởi giấy đề nghị xin vay vốn, các thông tin và các tài liệu cần thiết cho Agribank Tháp Mười, bộ hồ sơ bao gồm:

 Đơn xin vay vốn.

 Sổ vay vốn do ngân hàng cấp đối với hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vay vốn không phải bảo đảm tiền vay.

 Sổ hộ khẩu.

 Giấy chứng minh nhân dân (bản sao) và bản chính khi đến lĩnh tiền vay.

- 20 -

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính), giấy sở hữu các tài sản thế chấp khác (bản chính).

 Hợp đồng tín dụng đối với khách hàng vay có bảo đảm.

 Dự án sản xuất kinh doanh tương ứng với mục đích vay vốn của khách hàng để kinh doanh.

3.1.4.2 Sơ đồ xét duyệt cho vay

(1) (2)

(3) (6) (4)

(5)

(Nguồn: Tư liệu của ngân hàng)

Hình 3.2 Quy trình xét duyệt cho vay của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười

Giải thích quy trình

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến CBTD để xin tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

(2) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định đề xuất cho vay trình trưởng phòng tín dụng.

(3) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay và báo cáo thẩm định do CBTD lập, tiến thành xem xét tái thẩm định và trình lên giám đốc ra quyết định.

(4) Giám đốc, Phó Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình để ra quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay.

(5) Nếu đồng ý cho vay thì thì ngân hàng và khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay sau khi được Giám đốc hoặc Phó giám đốc ký tên và đóng dấu, chuyển cho phòng Kế toán và Ngân quỹ thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, nhập máy và chuyển sang cho thủ quỹ để tiến hành giải ngân.

(6) Giải ngân tiền vay cho khách hàng.

Khách hàng Cán bộ tín dụng Trƣởng phòng tín dụng Giám đốc (P. GĐ) P. Kế toán & Ngân quỹ

- 21 -

3.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH NHNO & PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013

Qua hình 3.3 và bảng 3.1, nhìn chung tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Năm 2010 lợi nhuận ngân hàng đạt 5.921 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 8.544,5 triệu đồng tăng khoảng 44,31%, đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có phần giảm sút, cụ thể chỉ tăng khoảng 9,58% so với cùng kỳ, đạt 9.362,7 trệu đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2012 chững lại phần lớn là do sự tăng trưởng tổng thu nhập chỉ là 7,3%, trong khi đó tổng chi phí đạt 6,8% so với năm 2011 bao gồm các chi phí về lãi, các chi phí ngoài lãi như chi dịch vụ, nhân viên, chi cho thuế và các phí, lệ phí, chi cho tài sản hay chi cho hoạt động quản lý, xấp xỉ so với tổng thu nhập. Trong năm này, ngân hàng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, điều này làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng nhưng với tốc độ khá thấp vì lãi suất cho vay thấp. Cùng với đó, là các khoản chi phí về dự phòng rủi ro vẫn còn khá cao, được biết tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ trong năm này cũng gặp không ít khó khăn, để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì cần phải trích một khoản dự phòng phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra khi mùa màng thất bát, điều này góp phần làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng với tốc độ khá thấp.

Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 - 6/2013

Đến tháng 6/2013 lợi nhuận của ngân hàng đạt 5.460,9 triệu đồng, chiếm khoảng 58,33% so với năm 2012. Kết quả này khá tốt với chỉ nửa năm đầu, tuy nhiên tình hình lãi suất liên tục hạ, thì khả năng thu nhập của ngân hàng vào nửa cuối năm sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, phần lớn khách hàng của ngân hàng là những nông hộ, năm 2013 ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên phát sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất nông nghiệp của khách hàng. Điển hình, tại thời điểm giữa tháng 9/2013 là thời điểm thu hoạch lúa vụ Thu – Đông trong huyện, hầu hết các hộ nông dân đều thông báo rằng năng suất lúa rất thấp, lợi nhuận có được sau khi trang trải chi phí còn lại không nhiều. Chính vì thế, nhiều khả năng cuối năm 2013 lợi nhuận ngân hàng có thể sẽ tăng trưởng, nhưng với tốc độ tương đối thấp.

- 22 -

Bảng 3.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (triệu đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013/2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013/2012 Tổng thu nhập 88.732,1 106.180,6 113.878,7 60.528,8 17.448,5 7.698,1 x 19,7 7,3 53,2 - Thu nhập từ lãi 87.265,6 104.349,0 112.134,0 59.151,8 17.083,3 7.785,1 x 19,6 7,5 52,8

- Thu nhập ngoài lãi 1.466,5 1.831,6 1.744,6 1.377,0 365,2 -87,0 x 24,9 -4,8 78,9

Tổng chi phí 82.811,0 97.636,1 104.246,0 55.068,0 14.825,0 6.609,9 x 17,9 6,8 52,8

- Chi phí từ lãi 58.918,2 69.850,2 73.992,9 39.816,8 10.932,0 4.142,6 x 18,6 5,9 53,8

- Chi phí ngoài lãi 23.892,9 27.785,8 30.253,1 15.251,2 3.893,0 2.467,3 x 16,3 8,9 50,4

Lợi nhuận 5.921,0 8.544,5 9.632,7 5.460,8 2.623,5 1.088,2 x 44,3 12,7 56,7

- 23 -

3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI TRONG THỜI GIAN TỚI

Theo chỉ đạo của ngân hàng hệ thống, 6 tháng cuối năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank Tháp Mười tiếp tục thực hiện các định hướng chung của ngân hàng hệ thống là “tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ”.1

Năm 2013 và những năm tới, nền kinh tế được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội trong huyện nguy cơ cũng hứng chịu không ít những ảnh hưởng như là hàng nông, thủy sản mất giá, tiêu thụ chậm, dẫn đến hộ sản xuất nhiều nơi phơi đất, người chăn nuôi “treo ao, treo chuồng”, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hẹp sản xuất, những khó khăn này tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngay từ đầu năm 2013, chi nhánh cũng đã xác định tình hình kinh doanh năm 2013 sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì thế ngân hàng luôn đòi hỏi các cán bộ công nhân viên của ngân hàng phải năng động sáng tạo, chuyên nghiệp hơn trong nhiệm vụ được giao và từ kinh nghiệm thực tế trong công việc qua đó đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1

Định hướng trên được trích từ website của Agribank hệ thống:

- 24 -

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY NÔNG HỘ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ

TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNHHUYỆN THÁP MƢỜI 4.1 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI

Tổng vốn huy động của Argibank Tháp Mười bao gồm cả vốn huy động được và vốn điều chuyển từ cấp trên xuống. Phần lớn vốn dùng để cho vay ra của ngân hàng là từ nguồn vốn điều chuyển. Một phần là do ngân hàng nằm ở khu vực nông thôn, nên vốn huy động tương đối hạn chế.

Qua bảng 4.1, ta thấy tình hình nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này. Cụ thể, nguồn vốn ngân hàng huy động được vào năm 2010 đạt 195 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 67 tỷ đồng đạt 262 tỷ đồng, tăng 34,36%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lãi suất trong năm 2011, sự leo thang này khiến nhiều người có thừa tiền nhàn rỗi đã gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi thay vì “chôn” tiền tại nhà mà không sinh lời. Nhưng, đây cũng là một bất cập cho mảng cho vay của ngân hàng, ngân hàng cần điều chỉnh chiến lược hợp lý để có thể đạt được kết quả kinh doanh đạt hiệu quả. Vốn điều chuyển trong năm 2011 cũng tăng 19 tỷ so với năm trước, tăng 5,19%. Một phần do sự tăng trưởng khá mạnh của vốn huy động nên vốn điều chuyển của ngân hàng không cần điều chuyển nhiều.

Đến năm 2012, nguồn vốn huy động đạt 288 tỷ đồng, tăng 26 tỷ đồng so với năm 2011, tăng 9,92%. Nguyên nhân chủ yếu cũng do tác động của lãi suất, cùng với tình hình kinh tế lâm vào khó khăn. Lãi suất trong năm được hạ theo quy định của NHNN, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vốn vẫn là kênh đầu tư khá an toàn, khi tình hình kinh tế khó khăn, ngân hàng là kênh đầu tư tốt nhất cho những ai không ưa mạo hiểm. Chính vì thế, dù cho lãi suất có hạ nhưng tình hình huy động của ngân hàng vẫn được duy trì tăng trưởng, dù kết quả có thấp so với năm 2011. Vốn diều chuyển tăng 111 tỷ đồng, tăng 28,83% so với năm 2011, vốn huy động tăng trưởng thấp, vì thế ngân hàng cần vốn điều chuyển nhiều hơn mới đủ vốn cho vay ra.

Đến tháng 6/2013, đây là thời gian lãi suất liên tục tuột dốc, vốn huy động đạt 312 tỷ đồng, tăng 8,33% so với năm 2012. Trong khi đó, vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2013 đạt 503 tỷ đồng, chỉ tăng 1,41%. Tình hình thực tế cho thấy, lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục giảm để hỗ trợ cho khách hàng tiếp cận vốn vay, chính vì thế nhiều khả năng vốn huy động sẽ tăng trưởng thấp vào cuối năm. Ngược lại, vốn điều chuyển ngân hàng sẽ tăng mạnh vì khi lãi suất giảm, khách hàng có nhu cầu vay vốn cao, nguồn vốn huy động là không đủ để cho vay, ngân hàng cần vốn điều chuyển nhiều hơn mới có thể đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- 25 -

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2010 - 6/2013

Đvt: tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013/2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013/2012 Vốn huy động 195 262 288 312 67 26 x 34,36 9,92 8,33 Vốn điều chuyển 366 385 496 503 19 111 x 5,19 28,83 1,41 Tổng nguồn vốn 561 647 784 815 86 137 x 15,33 21,17 3,95

- 26 -

4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI

4.2.1 Tình hình doanh số cho vay nông hộ

4.2.1.1 Doanh số cho vay nông hộ theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn chung, tổng doanh số mà ngân hàng đã giải ngân trong giai đoạn 2010 - 6/2013 có xu hướng tăng qua các năm. Dù trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn có những khó khăn, ngành ngân hàng vẫn còn đối mặt nhiều với những thách thức. Tuy nhiên, đặc trưng của những khách hàng là nông hộ, thường có nhu cầu vay vốn nhiều hơn để có vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, nhận định cho rằng khi nền kinh tế khó khăn thì nông nghiệp, nông thôn chính là “cứu cánh” của nền kinh tế, vì thế Nghị định 41 năm 2010 về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn ra đời đã kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng của nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Dựa vào bảng 4.2, các số liệu cũng cho thấy sự tuân thủ theo chỉ đạo của Nghị định 41 đã được ngân hàng phát huy hiệu quả, minh chứng được đưa ra là lượng vốn ngân hàng đã giải ngân phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn tăng qua các năm. Năm 2010, năm đầu áp dụng Nghị định 41, cho thấy do vừa mới được chính thức thi hành, doanh số cho vay của ngân hàng trong năm này có phần thấp, tổng số vốn giải ngân trong năm 2010 là khoảng 519,4 tỷ đồng, đến năm 2012 con số này đã đạt khoảng 802,17 tỷ đồng, tăng gần 283 tỷ đồng.

Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh số cho vay nông nghiệp thì lượng vốn giải ngân phục vụ cho các mục đích khác có phần biến động. Điển hình là cho vay tiêu dùng, kinh doanh hay các mục đích khác thì doanh số đều có phần chững lại vào năm 2011. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, năm 2012 lượng vốn giải ngân cho các lĩnh vực này đã tăng mạnh trở lại. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2010 là khoảng 187,29 tỷ đồng, năm 2011 giảm 6,31% còn 175,47 tỷ đồng, và tăng mạnh trong năm 2012 đạt khoảng 234,35 tỷ đồng tăng 33,56%. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong năm 2011 là tương đối cao, vì thế lợi nhuận cũng được tăng cao, sau khi hoàn trả nợ cho ngân hàng vẫn còn dư, với tiền có trong tay đa số nông dân đều nghĩ đến nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, phần dư của lợi nhuận chưa đủ để trang trải các nhu cầu cuộc sống, vì thế họ thường vay thêm của ngân hàng để trang trải. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh của cho vay tiêu dùng trong năm 2012. Doanh số cho vay kinh doanh và các mục đích khác cũng có cùng xu hướng với cho vay tiêu dùng, doanh số đã giải ngân của năm 2010 là 68,54 tỷ đồng, năm 2011 giảm 27,33% còn 49,81 tỷ đồng, năm 2012 tăng 65,53% đạt 82,45 tỷ đồng.

Xét về tổng doanh số cho vay thì đến tháng 6/2013 thì tổng doanh số cho vay đạt khoảng 801,21 tỷ đồng, tương đương 70,35% so với cùng kỳ năm 2012 là 1038,97 tỷ đồng, theo đà tăng trưởng như vậy, nhiều khả năng tổng doanh số cho vay năm 2013 sẽ tăng mạnh so với năm 2012, trong đó doanh số phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 585,44 tỷ đồng, bằng khoảng 72,98% so với năm 2012 và tăng trưởng 5,86% so với tháng sáu tháng đầu năm (STĐN) 2012.

- 27 -

Bảng 4.2 Doanh số cho vay nông hộ phân theo mục đích sử dụng vốn của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười giai đoạn 2010 – 6/2013

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ NHNo & PTNT huyện Tháp Mười 2010 - 6/2013)

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 Tháng 2012 6 Tháng 2013

Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng)

Chênh lệch tƣơng đối (%) 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 2011 2010 2012 2011 6 Tháng 2013 6 Tháng 2012 Sản xuất nông nghiệp 519,40 705,49 822,17 555,03 585,44 186,09 116,68 30,41 35,83 16,54 5,48 Trồng lúa 309,08 523,09 565,70 382,34 417,26 214,01 42,61 34,92 69,24 8,15 09,13 Chăn nuôi 69,74 74,93 80,17 45,16 56,13 5,19 5,23 10,97 07,45 6,98 24,29

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 30)