CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 67)

Các vấn đề phát hiện Giải pháp đề xuất

1. Còn nhiều nông hộ sử dụng vốn sai mục đích

1. Nắm vững tình hình sử dụng vốn của nông hộ

2. Thủ tục vay vốn còn khá rườm rà 2. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn 3. Chịu nhiều chi phí phát sinh khi

vay vốn

3. Hạn chế thu phí đối với việc ghi chép hồ sơ vay vốn

4. Thái độ nhân viên ngân hàng

chưa thật sự tận tâm

4. Cải thiện thái độ của cán bộ công nhân viên

5. Còn dễ giải trong khâu thẩm định cho vay

5. Chặt chẽ hơn trong khâu thẩm định cho vay

6. Số người phụ thuộc trong gia đình không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

6. Nắm vững thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn

7. Các dịch vụ của ngân hàng chưa phát huy hiệu quả

7. Nâng cao chất lượng dịch vụ

- 57 -

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI

5.2.1 Nắm vững tình hình sử dụng vốn của nông hộ

Quá trình tín dụng là một quá trình từ giải ngân cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Chính vì thế, sau khi giải ngân ngân hàng cần phải quan tâm theo dõi sâu xát tình hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích đã thỏa thuận hay không, tránh trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa nhân viên ngân hàng, cụ thể là các CBTD phải kiểm tra theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, giám sát khách hàng để phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích và có các biện pháp cưỡng chế, hướng dẫn kịp thời.

Thực tế tại đơn vị thực tập, và qua kết quả điều tra từ những nông hộ khách hàng thường không sử dụng hết số tiền vay vốn để dùng cho mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng, họ chỉ sử dụng một phần, phần còn lại họ dùng cho các mục đích khác. Thậm chí, có khách hàng khi xin vay vốn với mục đích này nhưng lại dùng hoàn toàn số tiền vay được cho mục đích khác. Ví dụ khách hàng vay vốn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhưng sau khi lãnh được tiền họ dùng hết để tiêu dùng, mua sắm đồ đạc trong gia đình, nguyên nhân chủ yếu là vì vay ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì lãi suất sẽ thấp hơn vay tiêu dùng. Nhưng do không sử dụng vốn đúng mục đích, cụ thể trong ví dụ trên, họ không phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với thời hạn trả nợ thường là 6 tháng, như vậy, khả năng họ trả nợ cho ngân hàng cũng rất khó vì số tiền vay được đều dùng cho tiêu dùng, không làm phát sinh thu nhập.

5.2.2 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn

Các thủ tục về hồ sơ vay vốn của ngân hàng vẫn còn khá phức tạp, cần phải đơn giản hóa. Khi một khách hàng đến vay vốn, dù là vay mới hay vay lưu vụ thì thủ tục vẫn còn qua nhiều khâu trước khi nhập liệu vào máy tính và ra quyết định giải ngân.

Điển hình là việc vay vốn mới của khách hàng phải trải qua nhiều khâu mới được lĩnh tiền vay, khách hàng xin đơn vay vốn và sau khi ghi chép các thông tin cần thiết trong đơn vay, khách hàng phải đem đơn vay đến UBND để chứng thực, nếu đối với những hồ sơ lớn, khách hàng vừa phải đem hồ sơ đến UBND chứng thực, vừa phải chạy hồ sơ đến phòng Tài nguyên - Môi trường để xác minh hoặc gia hạn bằng khoán đất. Sau đó đưa đơn đã công chứng vào gửi cho CBTD tiến hành xét duyệt và giải ngân.

Việc đơn giản hóa các thủ tục vay vốn của khách hàng giúp làm giảm bớt phiền hà cho khách hàng, giảm bớt thời gian chờ đợi đi qua đi lại và thời gian lĩnh tiền vay, thay vì trước đây mỗi ngày ngân hàng chỉ tiếp khách hàng với số lượng nhất định, thì việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn này giúp lượng khách

- 58 -

hàng đến ngân hàng cũng nhiều hơn, tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

5.2.3 Hạn chế thu phí đối với việc ghi chép hồ sơ vay vốn

Việc ghi chép thông tin hồ sơ vay vốn cũng gây ra tốn kém cho khách hàng. Với thực tế tại đơn vị, ngân hàng đã cho phép một người ngoài ngành phụ trách ghi chép thông tin hồ sơ, chính vì vậy thường xuyên xảy ra sai sót và sai thông tin, phải bỏ và sử dụng hồ sơ mới, gây không ít tốn kém cho ngân hàng.

Theo đó, với một bộ hồ sơ ghi được với những thông tin khá cơ bản như thông tin khách hàng và thu nhập khách hàng, khách hảng phải trả với giá là 10.000 đồng một bộ hồ sơ vay vốn thông thường. Khách hàng của ngân hàng thường là những hộ nông dân, họ biết ít chữ, họ thường không biết cách ghi thông tin hồ sơ vay vốn, thậm chí có khách hàng không biết chữ. Như vậy, ngân hàng cần phải có một bộ phận hoặc một nhân viên phụ trách ghi hồ sơ miễn phí hoặc lấy giá “mềm” cho những đối tượng khách hàng này. Điều này vừa giúp khách hàng tiết kiệm những khoản chi phí khác phát sinh, vừa giúp ngân hàng tạo sự thân thiện và nâng cao uy tín trong mắt khách hàng.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc lập một bộ phận hoặc một nhân viên để phụ trách việc ghi chép hồ sơ vay vốn có gây ra tốn kém cho bản thân ngân hàng vì phải chi trả lương thưởng cho bộ phận, nhân viên này. Nhưng, cũng cần phải hiểu rằng, việc làm này sẽ tạo được niềm tin nơi khách hàng, họ sẽ thấy hài lòng hơn về ngân hàng, lượng khách hàng đến vay vốn từ đây có thể tăng lên, thu nhập từ cho vay do lượng khách hàng tăng lên có thể bù đắp phần nào cho khoản chi phí trên.

5.2.4 Cải thiện thái độ của cán bộ công nhân viên

Thái độ của cán bộ công nhân viên đối với khách hàng rất quan trọng. Thái độ có tận tình, niềm nở thì mới có thể giữ chân khách hàng được lâu và gắn bó với ngân hàng. Thực trạng tại đơn vị cho thấy thái độ của CBTD đối với khách hàng chưa thực sự tận tâm. Điển hình là việc còn bỏ ra ngoài làm việc riêng, thậm chí trả lời những cuộc thoại không quan trọng trong khi đang tiếp xúc và tư vấn cho khách hàng, vì thế khách hàng phải chờ đợi rất lâu, gây phiền hà cho khách hàng.

Chính vì vậy, thái độ của CBTD cần phải đặt khách hàng lên hàng đầu, tập trung vào công việc, xử lý nhanh nhất có thể mọi nhu cầu vay vốn hay thắc mắc của khách hàng. Ngân hàng cần phải có những chính sách đãi ngộ khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên để tạo động lực cho cán bộ ngân hàng làm việc với tất cả khả năng của mình. Đồng thời, cũng cần phải có những chế tài để xử lý những trường hợp làm sai quy định như tự ý rời khỏi nơi làm việc

- 59 -

quá lâu, không quan tâm khách hàng, mang việc riêng vào công việc gây phiền hà cho khách hàng, ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của ngân hàng.

5.2.5 Chặt chẽ hơn trong khâu thẩm định cho vay

Giám sát chặt chẽ hơn khâu thẩm định khi cho vay là cách ngân hàng giảm bớt những rủi ro về tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. Hay nói cách khác là các CBTD phải nắm rõ thông tin về khách hàng vay vốn vì thông tin khách hàng vay vốn là một thông tin rất quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định giải ngân, thông tin khách hàng phải xác thực và đáng tin cậy. Đây còn là sơ sở để đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi có các rủi ro xảy ra.

Thực tế cho thấy tại đơn vị thực tập các CBTD chưa thật sâu xát trong quá trình kiểm tra sau khi vay vốn của khách hàng, chưa đi đến tận nơi để thẩm định. Chỉ hỏi qua loa về thông tin quyền sử dụng đất của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hoặc chỉ thẩm định kỹ càng với những món vay tương đối lớn. Nếu như khách hàng chỉ vay với một số tiền tương đối nhỏ, nhưng giá trị quyền sử dụng đất lại quá lớn, đây chưa thực sự là một sự đảm bảo của khách hàng, có thể mảnh đất thực tế chưa đạt đến giá trị đó, hoặc đang thuộc diện tranh chấp. Vì thế, CBTD cần đến tận nơi để khảo sát trong trường hợp này, hoặc đặc biệt là đối với những hồ sơ lớn cũng cần phải thẩm định kỹ càng trước khi giải ngân.

Như vậy, trong trường hợp nếu như có sai sót xảy ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng. Để khắc phục điều này CBTD cần đến nơi ở của khách hàng để đi thẩm định tài sản đảm bảo thường xuyên, phòng khi nhiều trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ CBTD trong việc đến nơi thẩm định, đó có thể là hỗ trợ CBTD trang trải chi phí đi lại và ăn uống, vừa lại thúc đẩy động lực làm việc của các CBTD.

5.2.6 Nắm vững thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn

Ngân hàng cần phải nắm chắc các thông tin liên quan đến khách hàng để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tín dụng. Cụ thể, ngân hàng cần phải biết các thông tin sau một cách chắc chắn. Hay nói cách khác, ngân hàng cần có câu trả lời chắc chắn của những câu hỏi sau:

+ Tài sản bảo đảm của nông hộ có đủ chứng nhận về quyền sử dụng tài sản hay không?

+ Tài sản có nằm trong diện tranh chấp, có đủ điều kiện vay vốn hay không?

+ Thu nhập của khách hàng có đủ để trả nợ cho ngân hàng hay không?. Thu nhập có được từ nguồn nào?.

- 60 -

+ Uy tín của khách hàng như thế nào bằng cách thông qua tìm hiểu lịch sử tín dụng, có trả nợ vay đúng hạn hay có trả nợ nhưng để quá hạn?

+ Khi vay vốn, khách hàng có các phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không?

+ Các mối quan hệ, địa vị của khách hàng trong xã hội như thế nào?. + Thiện chí trả nợ của khách hàng ra sao?

+ Trình độ học vấn của khách hàng như thế nào?

+ Số thành viên trong gia đình, có bao nhiêu thành viên nằm ngoài độ tuổi lao động, vì số người phụ thuộc càng nhiều thì chi phí trang trải cao hơn, khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng giảm xuống.

5.2.7 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ chính là nâng cao sự quan tâm đến khách hàng. Các dịch vụ của ngân hàng bao gồm các dịch vụ cơ bản như bảo hiểm tiền vay, dịch vụ nhắc nợ bằng tin nhắn văn bản, hay dịch vụ thẻ ATM,..Do khách hàng chính của ngân hàng là nông hộ các dịch vụ này rất khó để nông dân có thể tiếp cận. Thực trạng tại ngân hàng cho thấy, chỉ có dịch vụ bảo hiểm tiền vay là có thể phát huy vì sự tương đối đơn giản của dịch vụ này. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng chưa nắm rõ được thông tin hay đặc điểm của loại hình dịch vụ này, các CBTD cần quan tâm giải thích thật rõ ràng để nông dân được hiểu và nắm bắt.

Riêng đối với dịch vụ nhắc nợ bằng tin nhắn văn bản, nghĩa là khi gần tới hạn ngân hàng sẽ gửi tin nhắn nhắc nợ vào điện thoại di động của khách hàng. Khách hàng nông hộ công việc đồng án chiếm phần lớn thời gian của họ, thêm vào đó họ sử dụng điện thoại di động thường chỉ để nghe hoặc gọi, chức năng đọc tin nhắn họ ít khi tiếp xúc, thậm chí là họ không biết cách đọc tin nhắn. Ngân hàng cần phải thay đổi dịch vụ này sang hướng khác, thay vì dùng tin nhắn để nhắc nợ, ngân hàng có thể gọi điện trực tiếp để nhắc nợ khách hàng. Có như vậy, khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng sẽ được cao hơn, điều này tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

**KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy ngân hàng trong giai đoạn này cũng gặt hái những thành công dù trong giai đoạn này nền kinh tế lâm vào khó khăn, ngành ngân hàng cũng ảnh hưởng không ít. Thông qua việc phân tích về thực trạng công tác cho vay nông hộ, ngân hàng luôn đảm bảo tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hợp lý theo đúng tôn chỉ hoạt động của ngân hàng. Thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay từ 48 hộ được phỏng vấn trực tiếp, ta xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm thu nhập trung bình hàng năm của nông hộ, đất có bằng đỏ hay không, và trình độ học vấn của chủ hộ. Cả 3 yếu tố trên đều có sự

- 61 -

tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, ta biết được khách hàng trả nợ đúng hạn chiếm tỷ trọng cao, nguồn trả nợ chủ yếu của nông hộ là từ kết quả sản xuất nông nghiệp, thu nhập của nông hộ cũng tăng lên nhờ sự hỗ trợ của vốn ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như nhiều khách hàng còn sử dụng vốn không đúng với mục đích vay vốn đã thỏa thuận với ngân hàng, chất lượng dịch vụ chưa thực sự phát huy tính hiệu quả, khách hàng còn gặp nhiều trở ngại khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 6/2013, NHNo & PTNT huyện Tháp Mười đã đạt được các chỉ tiêu mà cấp trên đã đề ra dù trong giai đoạn này ngành ngân hàng phải hứng chịu những tác động từ sự khó khăn của nền kinh tế, ngân hàng tập trung và đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn khá nhiều bà con nông dân nghèo, không có đất chưa thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Trong 6 tháng cuối năm và những năm tới, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay để kịp thời hỗ trợ vốn cho “tam nông”, vì “tam nông” chính là cứu cánh của nền kinh tế khi suy thoái. Bên cạnh đó, năm 2013 và những năm tới được các nhà kinh tế đánh giá vẫn là những năm khó khăn nữa của nền kinh tế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nhân viên cần phải nổ lực hết mình để giúp ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng rằng, những giải pháp tác giả đề xuất có thể giúp ngân hàng đạt được những thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- 62 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Bùi Thị Nguyệt Minh, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu

vốn vay của nông hộ tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.<

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=95027>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)