Sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 25)

Vào năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luậtlà một ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn.

- 15 -

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huyện Tháp Mười là một trong 11 chi nhánh của NHN0 & PTNT tỉnh Đồng Tháp, trực thuộc NHN0 & PTNT Việt Nam. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Từ năm 1991, NHN0 & PTNT huyện Tháp Mười chính thức đầu tư trực tiếp đến hộ nông dân. Với số vốn còn khiêm tốn, nguồn vốn huy động không nhiều, cơ sở vật chất thiếu thốn nghèo nàn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của cấp trên, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, Agribank Tháp Mười từng bước hoàn thiện và phát triển.

Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ quy định “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” ban hành đã tạo điều kiện cho hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh Tháp Mười nói riêng tập trung vốn, đẩy mạnh chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân. Khách hàng chính và tiềm năng của ngân hàng chính là những hộ nông dân, vì thế sự tồn tại và phát triển của nông dân cũng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chính vì thế, mọi hoạt động của ngân hàng đều đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nông dân. Đây lá điểm đáng ghi nhận của Agribank Tháp Mười, và cần được phát huy nhiều hơn nữa.

Theo đường lối của NHNo & PTNT Việt Nam thì Agribank Tháp Mười quyết tâm là ngân hàng đồng hành với người nông dân, trong chiến lược phát triển của mình, Agribank Tháp Mười luôn xác định lấy nông nghiệp nông thôn là địa bàn hoạt động chính, là đối tượng chủ yếu để thực hiện chính sách đầu tư tín dụng. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường truyền thống và ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, vấn đề tam nông đang là một trong những vấn đề trọng điểm, được Chính phủ dành nhiều sự quan tâm, Agribank Tháp Mười sẽ càng tập trung hoạt động kinh doanh vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Giai đoạn năm 2010 – 2012, những năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế nói chung, cũng như ngành ngân hàng nói riêng. Nợ xấu bùng nổ và tăng cao, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán thì tuột dốc. Hứng chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ sự khó khăn của nền kinh tế cùng với ngành ngân hàng thì Agribank Tháp Mười cũng đối mặt với nhiều thử thách. Thế nhưng, bằng sự lãnh đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, dù có chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn được đảm bảo.

- 16 -

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 25)