5 3.113.0 Dân số trong độ tuổi lao
2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tại Nghệ An.
năng, phục vụ sự phát triển của tỉnh nhà cũng như của đất nước.
2.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên tạiNghệ An. Nghệ An.
2.2.2.1. Về phân công nhiệm vụ và bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thanh niên.
Tính đến tháng 8 năm 2013 tỉnh Nghệ An đã bố trí đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niên: Về cấp tỉnh tại Sở Nội vụ Nghệ An đã thành lập phòng đào tạo bồi dưỡng và công tác thanh niên với 03 biên chế, các sở ban ngành cấp tỉnh đã phân công chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên theo chức năng quản lý Nhà nước của ngành, lĩnh vực. Phân công cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niên.
Đối với 21 phòng Nội vụ cấp huyện đã tiến hành bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn cấp huyện.
Đối với 480 Uỷ ban nhân dân cấp xã trong tỉnh đã bố trí công chức giữ chức danh Văn phòng-Thống kê thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên tỉnh Nghệ An từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã cơ bản bước đầu đã phát huy được hiệu quả từng bước đi vào hoạt động có nền nếp.
2.2.2.2. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 1131/QĐ-UBND Ban hành chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 – 2020. Ký
quy chế phối hợp giữa Ủy Ban nhân dân tỉnh Nghệ An với Tỉnh đoàn giai đoạn 2013 – 2020. Thông qua Quy chế phối hợp đã xác định chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền và tổ chức đoàn thể trên lĩnh vực công tác thanh niên để từ đó quy định rõ mỗi quan hệ phối hợp công tác, góp phần hỗ trợ, tạo động lực, phát huy vai trò, sức trẻ của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngày 20/5/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2169/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 – 2020. Trong đó cụ thể hóa nội dung các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện hàng năm, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 – 2020.
2.2.2.3. Việc thực hiện công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết. Nhìn chung, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền, triển khai Nghị quyết được các cấp bộ đoàn tham mưu với cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc, bằng nhiều hình thức và cách làm sáng tạo. Thông qua việc học tập triển khai Nghị quyết đã nâng cao nhận thức cửa cán bộ, đoàn viên thanh niên về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể, tổ chức Đoàn và toàn xã hội đối với công tác thanh niên. Các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên, quan tâm lắng nghe, đối thoại với thanh niên, cử cán bộ phụ trách công tác thanh niên, chú trọng hơn về công tác cán bộ; đã tích cực chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xây dựng các mối quan hệ phối hợp hoạt động với Đoàn thanh niên. Chính quyền các cấp tích cực hơn trong việc xây dựng một số
cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ tổ chức đoàn hoạt động và phát huy vai trò thanh niên, triển khai nghiêm túc các giải pháp thực hiện chương trình phát triển thanh niên. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể tăng cường và phát huy hiệu quả hơn các chương trình phối hợp với Đoàn thanh niên các cấp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác thanh niên. Đoàn thanh niên các cấp đã tích cực tham mưu cho Đảng, phối hợp với chính quyền trong việc triển khai các nhiệm vụ góp phần mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên phát huy sức trẻ, phấn đấu trong học tập và công tác, tham gia phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Cấp ủy, chính quyền, Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên các cấp tỉnh Nghệ An thường xuyên nắm bắt về tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên; tăng cường giáo dục, định hướng về lý tưởng, hoài bão cống hiến, giúp thế hệ trẻ xác định rõ hơn về vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Quan tâm tổ chức các cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với thanh niên. Cuộc vận động “Tuổi trẻ Nghệ An học tập và làm theo lời Bác” được triển khai dưới nhiều nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo, đạt hiệu quả, làm chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, nhận thức, hành động trong đoàn viên thanh niên. Trong năm 2014 toàn tỉnh có 874 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên được tuyên dương, biểu dương học tập và làm theo lời Bác các cấp.
Các cấp, ngành, mặt trận, đoàn thể đã đưa nội dung giáo dục, định hướng lối sống văn hóa cho thanh niên vào nội dung trọng tâm trong công tác hàng năm, đồng thời triển khai nhiều chương trình phối hợp thiết thực như: Đoàn thanh niên tham gia xung kích đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, mại dâm, HIV/AIDS giữa Tỉnh đoàn – Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội, Sở Y tế; chương trình phối hợp giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi giữa Tỉnh đoàn – Hội cựu chiến binh tỉnh; Chương trình phối hợp tuyên truyền Tỉnh đoàn – Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An; Chương trình phối
hợp giáo dục học sinh, sinh viên giữa Tỉnh đoàn – Sở Giáo dục và Đào tạo… Công tác thông tin truyền được thực hiện tốt, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống cộng tác viên, tuyên truyền viên, phản ánh kịp thời các hoạt động của thanh niên. Từ năm 2011 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã cấp hơn 1,8 tỷ đồng để mua Báo Tiền phong cho 100% các chi đoàn thuộc 03 huyện miền núi Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; cấp 269 triệu mua báo Tuổi trẻ cung cấp cho các điểm Văn hóa xã của 11 huyện miền núi. Từ năm 2011 đến năm 2014 có 150 ngàn tin, bài, phản ánh các hoạt động của thanh niên được đăng tải trên các báo, đài.
2.2.2.4. Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp
Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cấp kinh phí cho các tổ chức Đoàn tổ chức các phong trào thi đua học tập, nâng cao trình độ, làm chủ các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật mới trong đoàn thanh niên; duy trì hoạt động các Câu lạc bộ học tập, tổ chức các hội thi, hội thảo chuyên ngành và các hoạt động bổ trợ cho học tập khác như hội thi “Rung chuông vàng”, “Khám phá tri thức”, “Đường lên đỉnh Olympia”; Hội thi “Tin học trẻ hàng năm”; Hội thi “Thợ giỏi ngành cơ khí”;…phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích đoàn viên thanh niên thi đua học tập; biểu dương, tôn vinh các tấm gương xuất sắc trong học tập; tặng quà, trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó…Phong trào nghiên cứu khoa học, đảm nhận các đề tài khoa học được đông đảo đoàn viên, sinh viên đăng ký và thực hiện, nhiều đề tài, sáng kiến đã được ứng dụng. Cấp tỉnh, tổ chức cuộc thi sáng sáng tạo trong thanh thiếu niên; tiếp tục sử dụng có hiệu quả Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, Quỹ vì bạn nghèo, Quỹ khuyến học, khuyến tài để hỗ trợ các sáng kiến, các đề tài khoa học.
Tỉnh Nghệ An đã ban hành một số cơ chế chính sách mới về công tác giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với trường Trung học phổ thông, cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” trong trường đại học, cao đẳng, phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”…Nhiều chính sách hỗ trợ cho các thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ được triển khai, có hiệu quả, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn góp phần tạo cơ hội học tập, nâng cao tri thức cho thanh niên, giảm thiểu tình trạng bỏ học trong thanh thiếu nhi ở miền núi, hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở cho thanh niên. Thực hiện chương trình vay vốn tín dụng phục vụ học tập từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hiện nay tổng dư nợ trong học sinh, sinh viên đạt 247 tỷ đồng cho hơn 9.000 học sinh, sinh viên. Hệ thống các trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú được tăng cường, đầu tư. Công tác hỗ trợ, giúp đỡ học sinh dân tộc thiểu số như dạy tiếng Việt, ôn tập hè được quan tâm đẩy mạnh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể tích cực chăm lo hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn cho thanh niên trong học tập nâng cao trình độ, xây dựng phong trào tự học. Trong năm 2014 toàn tỉnh Nghệ An đã quyên góp gần 100 tỷ đồng, giúp đỡ hàng chục ngàn lượt thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập. Hàng năm Ủy ban nhân dân dân tỉnh tổ chức Lễ tôn vinh học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế. 100% trường học xây dựng và sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ bạn nghèo.
Nội dung, phương pháp giáo dục được đổi mới, hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao tri thức như: Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ vào dạy học; hoàn thành cơ bản việc kết nối internet, thiết lập hệ thống hòm thư công vụ tới tất cả
các trường học có điện lưới; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
2.2.2.5. Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên
Vấn đề giải quyết việc làm, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, giúp thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định là vấn đề được chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, đặc biệt trong đó là việc triển khai có hiệu quả Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo triển khai các đề án tạo điều kiện, cơ hội thuận lưới cho thanh niên tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên như: Đề án “Truyền thông về nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên giai đoạn 2010 – 2015”; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020”; Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Đề án “Đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao”; Đề án “Quy hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020”; Đề án “Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020”.
Tỉnh Nghệ An đã tạo các chính sách thuận lợi để tạo việc làm cho thanh niên, nhất là đối tượng thanh niên có tính đặc thù, thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án cho thanh niên như: Ra quyết định thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên Nghệ An; phê duyệt dự án xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp tại Na Ngoi – Kỳ Sơn; chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế; khuyến khích thanh niên tham gia các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trang trại, thành lập doanh nghiệp
kinh doanh, tham gia xuất khẩu lao động. Công tác ủy thác vay vốn hiện nay đạt 500 tỷ cho dần 40.000 lượt thanh niên vay vốn, tạo việc làm cho trên 20.000 người mỗi năm. Quỹ thanh niên lập nghiệp đã giải ngân 827 triệu đồng cho 158 thanh niên vay.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban ngành cấp tỉnh tích cực phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, hội thảo đầu bờ về sản xuất nông lâm nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cho thanh niên. Toàn tỉnh đã tổ chức trên 1.200 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 80.000 đoàn viên, thanh niên; xây dựng hơn 450 điểm trình diễn khoa học kỹ thuật. Triển khai các hoạt động truyền thông nghề nghiệp và việc làm, tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp, “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm” được khuyến khích tổ chức.
Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề được mở rộng, đa dạng về ngành nghề đào tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 63 cơ sở dạy nghề, trong đó: 06 trường Cao đẳng Nghề (03 trường địa phương, 03 trường của Trung ương), 08 trường Trung cấp nghề, 25 Trung tâm dạy nghề (12 trung tâm dạy nghề cấp huyện), 24 cơ sở có tham gia dạy nghề. Trong đó, 38 cơ sở dạy nghề công lập, 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, với năng lực đào tạo đáp ứng cho khoảng 66.000 lao động mỗi năm.