trong giai đoạn hiện nay
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và nhận thức chung của xã hội hiện nay (trong đó đáng chú ý là cách nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và của không ít thanh niên) thường quan niệm rằng: thanh niên là người chủ tương lai của một đất nước, một chế độ xã hội hay một
dân tộc. Trong thực tế, điều này chưa phản ảnh được đầy đủ bản chất và vai trò thực sự của thanh niên, do đó đã và đang tồn tại cách nhìn nhận, đánh giá, đầu tư, sử dụng rất khác nhau đối với thanh niên.
Đối với các cấp ủy Đảng và đảng viên, khi coi thanh niên là người chủ tương lai thì sự so sánh thế hệ trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đảng viên, công dân là không tránh khỏi, theo kiểu “các cậu còn trẻ, còn phải phấn đấu, rèn luyện, cống hiến tiếp”; sự tin tưởng đối với thanh niên ít nhiều cũng hạn chế. Tình huống vừa coi là thiếu tin tưởng ở thanh niên, vừa chỉ chú trọng đến rèn luyện thanh niên và sự cống hiến của thanh niên đều đã và đang tồn tại và đóng góp của thanh niên.
Đối với các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, khi quan niệm thanh niên là người chủ tương lai thì sự đầu tư sẽ “nặng” về bồi dưỡng, giáo dục thay vì vừa kết hợp giáo dục, bồi dưỡng, vừa phát huy thanh niên. Cũng không ít cấp chính quyền “buông xuôi” công tác thanh niên vì cho rằng họ đã tự lập được, không cần phải quan tâm đầu tư, hỗ trợ như các đối tượng khác (người già, trẻ em, gia đình chính sách…).
Đối với bản thân thanh niên, nếu chỉ coi mình là “tương lai” của quốc gia, dân tộc thì rất dễ rơi vào trạng thái hoặc là thụ động, thờ ơ, chờ đợi theo kiểu “bảo gì, làm nấy”, coi việc chung của tập thể, của quốc gia, dân tộc là việc của thế hệ cha anh, của các nhà lãnh đạo; hoặc là có khi coi thường, có khi phủ nhận thế hệ đi trước và những gì những thế hệ đó đã tạo dựng được.
Trong giai đoạn hiện nay, khi hiểu đúng bản chất của thanh niên, thì thanh niên cần được hiểu là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước, cần được nhận thức cụ thể hơn theo các khung độ tuổi, các cách tiếp cận khác nhau để có chính sách bồi dưỡng, phát huy cho phù hợp. Luận điểm này được nhìn nhận và chứng minh bởi một số căn cứ sau: