Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

“Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thì thuần hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý, của lạ..., được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền..., thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khóa của các triều đại” [20, tr.36]. Địa danh Nghệ An xuất hiện từ thời nhà Lý, năm Thiên Thành thứ ba (1030) khi Lý Thái Tông đổi Hoan Châu thành Châu Nghệ An. Năm 1101, Lý Nhân Tông nâng Châu Nghệ An thành Phủ Nghệ An. Năm 1225, Nhà Trần đổi Phủ Nghệ An thành Trấn Nghệ An. Năm 1469, Vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước. Đơn vị cấp phủ, huyện gọi là Thừa tuyên. Châu Diễn và Châu Hoan được hợp lại thành Thừa tuyên Nghệ An (bao

gồm cả đất Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay).

Đến thời Nhà Nguyễn, đơn vị là Trấn bị bãi bỏ; cả nước được chia là 29 tỉnh, trực thuộc Triều đình. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), Nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa, thành lập một tỉnh mới là Hà Tĩnh. Từ năm 1831 đến nay, về căn bản, địa giới tỉnh Nghệ An không thay đổi. Song về cấp dưới tỉnh, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính là cấp phủ được đổi thành huyện, còn cấp tổng (cấp trung gian giữa huyện và xã) bị bãi bỏ.

Sau khi nước nhà được thống nhất, từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ tháng 9-1991, Nghệ An lại được tách ra thành một tỉnh như trước. Hiện nay, Nghệ An có Thành phố Vinh (thành phố loại I), Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai và 17 huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.

Nghệ An là một miền đất rộng ở phía Bắc Trung Bộ, nằm trong tọa độ từ 18 033’08” đến 19059’52” vĩ độ Bắc, và từ 103052’30” đến 105048’20” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp các tỉnh Hủa phăn, Xiêng Khoảng, Pô ly khăm xay thuộc nước Cộng hóa dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 419,5 km.

Diện tích tự nhiên của Nghệ An có 16.409,68 km2, đứng đầu cả nước. Nằm trong vùng kiến tạo đặc biệt có từ tuổi địa chất già đến rất trẻ, địa hình Nghệ An rất đa dạng; núi, đồi, trung du chiếm phần lớn đất đai toàn tỉnh. Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản như vàng, thiếc, chì, kẽm, măng gan..., và nhiều khoáng sản phi kim loại như đá hoa, các loại đất sét làm gạch ngói...; đặc biệt, đá vôi có trữ lượng rất lớn (khoảng 250 triệu m3), phân bổ nhiều nơi trong tỉnh.

kiện phát triển nền kinh tế đa dạng. Đất đai trồng trọt phong phú, vùng đất đỏ ba dan Phủ Quỳ rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê. Vùng đồi núi thấp có nhiều khả năng phát triển các loại cây: chè, mía, quế, cây ăn quả. Vùng đất phù sa ven sông, ven biển, tuy độ màu mỡ không cao nhưng là vùng thâm canh cây lương thực và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng... Tuy nhiên do địa hình dốc, lượng mưa lớn nên hàng năm, khoảng một phần tư diện tích canh tác bị bào mòn, rửa trôi khá mạnh, gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải,...

Rừng Nghệ An có hầu hết các loại thực vật, động vật của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hệ thực vật rừng phong phú về chủng loại; trong đó, rừng lá rộng nhiệt đới là phổ biến nhất. Trữ lượng gỗ rất lớn với nhiều loại gỗ quý như Pơmu, lát hoa, sa mộc, sến, lim, táu, gụ, săng lẻ, chò chỉ, dổi, vàng tâm,.. cùng các loại khác như Song mây, tre nứa, luồng mét,...

Biển Nghệ An dài 82km với 6 cửa lạch: Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội. Biển đáy rộng, tương đối bằng phẳng. Độ mặn trung bình từ 3,4 đến 3,5%. Nhờ độ mặn như vậy mà nghề làm muối có sản lượng cao trong mùa nắng. Biển có các loại hải sản quý như cá chim, cá thu, cá nhám, tôm, mực, cua, ốc,... Ven các cửa lạch có nhiều bãi lầy, đầm phá, có thể khai thác làm các đầm nuôi tôm cua. Nghệ An có khu nghỉ mát Cửa Lò hấp dẫn với những bãi tắm bằng phẳng và đẹp, ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Con sông lớn nhất Nghệ An là sông Lam, bắt nguồn từ Thượng Lào, chảy về theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài 523 km (trong địa bàn tỉnh Nghệ An có 375km). Hệ thống sông Lam có tới 151 nhánh lớn nhỏ. Các phụ lưu chính có sông Nậm Mộ, sông Con, Sông Giăng, sông La,... Sông Lam bồi đắp phù sa màu mỡ cho bãi ven sông, nhưng về mùa mưa thường hung dữ, gây lũ lụt lớn, Ngoài sông tự nhiên còn có hệ thống kênh đào nối các sông với nhau, lớn nhất là Kênh Nhà Lê. Núi Nghệ An sừng sững ở miền tây, thấp dần về phía Đông tạo thành

thế nghiêng Đông – tây, cao nhất là đỉnh Puxailaileng với độ cao 2.711m, cao nhất dãy Trường Sơn. Dãy Puxailaileng dốc đứng trên một giải dài 200km, tạo thành biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt – Lào và thấp dần về phía Nam.

Khí hậu Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc gây mưa phùn rét buốt. Từ cuối tháng 4 đến tháng 10 có gió Tây – Nam rất nóng, làm cho nhiệt độ có thể lên tới 400C. Từ tháng 7 đến tháng 10 thường có bão, mưa lơn, gây lụt úng. Có thể nói, khí hậu Nghệ An khắc nghiệt hơn nhiều vùng khác trong nước ta, với gió Tây – Nam, hạn hán gay gắt, giông bão, lũ lụt trầm trọng và thường xẩy ra vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là lúa mùa, gây ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, vật nuôi và cả đến sinh hoạt của con người.

Theo kết luận của giới sử học qua di chỉ Thẩm Ồm (Quỳ Châu), trên đất Nghệ An đã có người vượn cư trú cách ngày nay khoảng 20 vạn năm. Ngoài di chỉ Thẩm Ồm thuộc sơ kỳ đá cũ, giới khảo cổ đã phát hiện ra các di chỉ thời cuối đồ đá cũ thuộc Văn hóa Sơn Vi; các di chỉ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Quỳnh Văn, Văn hóa Bàu Tró, Văn hóa Tiền Đông Sơn, Văn hóa Đông Sơn. Nghệ An là một trong những trung tâm Văn hóa Đông Sơn.

Cư dân Nghệ An ngày càng đông đúc, đến nay đã có trên 3,1 triệu người. Đông nhất là dân tộc Kinh, phần lớn cư trú ở đồng bằng. Dân tộc Thái có số dân cao nhất trong các dân tộc thiểu số ở Nghệ An với nhóm Tày Thanh, Tày Mường, Tày Khang,... cư trú tại các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông, Kỳ Sơn. Dân tộc Mông phần lớn cư trú trên các triền núi cao thuộc huyện Kỳ Sơn. Dân tộc Khơ mú sinh sống ở Kỳ Sơn, Tương Dương. Dân tộc Ơ Đu sống dọc sông Nậm Nơn (Cửa Rào, Tương Dương). Dân tộc Thổ chủ yếu cư trú ở huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Các sắc tộc thiểu số ở Nghệ An đã gắn bó lại cùng nhau và đoàn kết với người Kinh thành một cộng đồng ổn định, chung lưng đấu cật xây dựng quê hương và thực hiện nghĩa

vụ đối với Tổ quốc.

Nghệ An có số lượng giáo dân Công giáo khá đông (khoảng 9% tổng số dân trong tỉnh). Người tu hành theo Phật giáo thì không nhiều, sống phân tán ở các chùa chiền. Đồng bào giáo – lương có truyền thống đoàn kết đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Nghệ An có kho tàng văn học dân gian rất phong phú, đa dạng. Thơ, ca dao, tục ngữ, câu đối, câu đố rất hàm súc, giàu hình tượng. Các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh trầm lắng, mênh mang, đậm đà chất trữ tình. Dân tộc Kinh có làn điệu hát dặm, hát ví (phường vải, đò đưa,..). Ngoài ra còn có hát bội (tuồng), ca trù. Dân tộc Thái có thể loại trường ca rất hấp dẫn (Lái Lông Mương, Lái Nộc Yêng, Trường ca Khủn Tinh...). Dân tộc Thổ có đàn Thổ với cấu tạo âm hưởng trầm bổng, du dương tựa đàn bầu. Nghệ An có nhiều công trình kiến trúc cổ với kỹ thuật chạm khắc rất tinh vi như Đền Cờn, Đền Bạch Mã, Đền Chiêu Trưng, Đình Hoành Sơn, Đình Trung Cần,...

Truyền thống hiếu học của Nghệ An đã hun đúc nên nhiều nhà khoa bảng nổi danh như Trạng nguyên Bạch Liêu, Trạng nguyên Hồ Tông Thốc, Thám hoa Nguyễn Văn Giao, Thám hoa Phan Thúc Trực,..., nhà cách tân uyên bác Nguyễn Trường Tộ, “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương;.. Các thầy đồ Nghệ - tầng lớp trí thức bình dân đông đảo đã từng đặt chân đến nhiều vùng đất trong cả nước để dạy chữ “thánh hiền” và dạy đạo làm người. Ngoài ra, còn có nhiều thầy thuốc giỏi, hành nghề với phương châm “Nam dược trị Nam nhân” và lấy y đức trị bệnh cứu người làm lẽ sống.

Nhân dân Nghệ An có truyền thống yêu nước và cách mạng oanh liệt, vẻ vang. Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng năm 40 cho đến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Nam Đế) năm 543, trong 5 thế kỷ đó, dân vùng đất này luôn sẵn sàng hưởng ứng. Đến thế kỷ thứ VIII, dân Hoan Diễn (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) đã vùng dậy khởi nghĩa chống ách cai trị tàn bạo của nhà Đường.

Cuộc khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo, ông đã cùng nghĩa quân từ Thành Vạn An và căn cứ Sa Nam (Nam Đàn) tấn công ra Bắc, đánh chiếm phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giải phóng cả nước rồi tự xưng là Mai Hắc Đế (năm 722). Đây là vị Đế thứ hai sau Lý Nam Đế. Thành Vạn An trở thành Quốc đô trong thời điểm ấy.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII, đất Nghệ An có danh tướng Hoàng Tá Thốn, người có công chặn giặc vùng ven biển và có tài lặn lâu dưới nước để đục thủng thuyền giặc. Năm 1285, tướng giặc Toa Đô phải bỏ vùng này để rút quân ra Thanh Hóa, vì vấp phải cuộc chặn đánh quyết liệt của dân xứ Nghệ. Nghệ An đã từng là “đất đứng chân” của Nhà Lê Sơ để chống giặc Minh, giải phóng đất nước (vào thế kỷ XV). Đặc biệt khi người anh hùng áo vải Quang Trung dừng chân tại Nghệ An (quê tổ của Người) để tuyển quân vào cuối năm 1788, hàng vạn trai tráng xứ Nghệ đã sẵn sàng gia nhập nghĩa quân chỉ trong vòng mấy ngày, góp phần đáng kể vào cuộc đại thắng giặc Thanh tại Ngọc Hồi, Đống Đa mùa xuân Kỷ Dậu (1789).

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nghệ An đã thể hiện quyết tâm “đánh cả Triều lẫn Tây”, tức là đánh cả bọn cướp nước lẫn bọn bán nước đầu hàng giặc. Tại Thanh Chương, Nam Đàn, từ năm 1874 đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai. Sau khi phái chủ chiến Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi lánh về vùng rừng núi Nghệ Tĩnh, ra Chiếu Cần Vương, tại vùng Bắc Nghệ An liền dấy lên cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng từ Hương Khê phát triển ra, nhân dân Nghệ An đã sôi nổi hưởng ứng trên 10 năm (1885 – 1896). Đến đầu thế kỷ XX, Nghệ An là nơi khởi phát phong trào Đông Du với người đứng đầu là nhà chí sỹ yêu nước lừng danh Phan Bội Châu – nhân vật tiêu biểu nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thập kỷ đầu thế kỷ XX. Đến tháng 6/1911, Nguyễn Tất Thành, người con ưu tú của quê hương Nghệ An đã lên tàu thủy sang phương Tây tìm đường cứu nước. Trước và sau đó, hàng trăm

thanh niên xứ Nghệ lần lượt xuất dương qua Trại Cày do Đặng Thúc Hứa thành lập tại Xiêm. Trong số ấy có những thanh niên ưu tú được cử sang Trung Quốc và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện vào những năm 1924 - 1927. Đó là những hạt nhân nòng cốt cho Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Trong tiến trình lịch sử, con người xứ Nghệ mang đầy đủ tính chất chung của dân tộc Việt Nam; song, bản sắc riêng của địa phương cũng được hình thành ngày càng đậm nét. Đó là do điều kiện thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt hơn nhiều nơi khác với bão lớn, lụt to, gió tây – Nam nóng bỏng, hạn hán dai dẳng, con người phải thường xuyên vật lộn với thiên tai. Mặt khác, vùng đất này từng là “phên dậu”, “đất đứng chân” của các triều đại, nơi thường xảy ra chiến sự; con người phải luôn luôn lo chống chọi với giặc giã. Những nhân tố đó đã hun đúc nên con người xứ Nghệ với những đặc tính như:

Rất cương trực, khảng khái, giàu đức hi sinh: thẳng thắn, thật thà, bộc trực, trung thực, không nịnh bợ; ghét thói xu nịnh, lèo lái, dối trá; trọng đạo lý, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn; có khí phách, trọng danh dự, không chịu khuất phục; sẵn lòng giúp đỡ người một cách hào hiệp, vô tư, không tính thiệt hơn.

Rất mực cần kiệm, giản dị: Tiết kiệm, căn cơ, khắc khổ trong sinh hoạt; ghét lối sống xa hoa.

Rất hiếu học: Học để làm người, để lập thân và để kiếm sống; sự học đã trở thành một nếp sống xã hội; nghèo đến mấy cũng học, học đến mức “khổ học”.

Giàu nghị lực, ý chí mạnh, quyết tâm cao: Dũng cảm chấp nhận những thách thức quyết liệt, gan góc, kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ phấn đấu để vượt lên khuôn khổ bình thường.

Những đặc điểm về địa lý, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội nói trên có ảnh hưởng không nhỏ đến thanh niên Nghệ An trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w