giữ vai trò rất quan trọng; là hoạt động lập pháp, lập quy của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên; là hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên trong bộ máy Nhà nước; là hoạt động điều hành của Nhà nước nhằm tổ chức và phối hợp các cơ quan trong công tác thanh niên. Quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức trong công tác thanh niên.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý Nhà nướcđối với công tác thanh niên đối với công tác thanh niên
1.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý Nhà nước đốivới công tác thanh niên. với công tác thanh niên.
Hơn 80 năm đấu tranh cách mạng, Đảng đã ban hành và lãnh đạo thực hiện 19 chủ trương quan trọng chuyên đề về công tác thanh niên, trong đó có 5 nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 4 nghị quyết, chỉ thị của Ban Thường vụ hoặc Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đây đồng thời là quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, trong đó quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên. Những nét khái quát nhất về các chủ trương của Đảng đối với công tác vận động thanh niên, xây dựng Đoàn thanh niên và quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên gồm:
Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10-1930, đây là văn kiện đặt nền móng về lý luận vận động thanh niên trong phạm trù cách mạng vô sản.
Nội dung xây dựng Đoàn và công tác thanh niên tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II ngày 26/3/1931, sau này đươc Đảng cho lấy
làm ngày thành lập Đoàn, trong văn kiện này, Đảng yêu cầu lập tức thành lập tổ chức Đoàn là nơi tập hợp thanh niên, giáo dục thanh niên, vận động và tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng, coi đó là nhiệm vụ của mỗi Đảng bộ địa phương và đảng viên.
Nghị quyết về vận động thanh niên ngày 28/3/1935 do Đại hội Đảng lần thứ I công nhận, Nghị quyết khẳng định vai trò, vị trí của thanh niên trong cách mạng như một lực lượng cách mạng rất lớn; vị trí thanh niên trong các phong trào cách mạng dân tộc giải phóng rất quan trọng, khẳng định rõ vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản với tư cách là tổ chức tiên tiến và là đội tiên phong của thanh niên lao động.
Chỉ thị về công tác thanh niên vận động của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 01/9/1947 Đảng ta đã xác định mục tiêu vận động thanh niên và công tác Đoàn là phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; động viên thanh niên đồng thời phải chú ý đến quyền lợi thiết thực của thanh niên, lập Ban Thanh vận ở các cấp để trực tiếp làm công tác tham mưu cho cấp ủy về công tác thanh niên. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về công tác thanh vận” tháng 7 năm 1950, “Xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, đẩy mạnh công tác thanh vận”. Sau khi thẳng thắn phê phán những xu hướng coi thường công tác thanh niên, Đảng đã xác định 4 nhiệm vụ công tác thanh vận, trong đó đáng chú ý là hai nhiệm vụ hàng đầu: “Động viên thanh niên xung phong trong công cuộc hoàn thành chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công, đặc biệt là vấn đề tổng động viên và đấu tranh cho hòa bình thế giới” và “Kiến quyết xây dựng tổ chức thanh niên trung kiên gần Đảng, phát triển rộng rãi mặt trận thanh niên” [5, tr.2].
Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về việc đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam”, ngày 19/10/1955. Trong
quyết định này, bên cạnh khái niệm xây dựng lực lượng trung kiên mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1950 lần đầu tiên đã đề cập, có
sự phát triển, đó là: “Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam là tổ chức quần chúng tiên tiến của thanh niên Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn thanh niên lao động Việt Nam là trường học Chủ nghĩa Mác – Lênin của thanh niên, là nơi bồi dưỡng lực lượng dự trữ cho Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng” [4, tr.1].
Chỉ thị số 49 “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận”, ngày 17/9/1957. Trong Chỉ thị này, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã bổ sung 2 điểm mới: Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu của hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; Đoàn là tổ chức gần Đảng nhất.
Chỉ thị số 105 “Về tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới”, ngày 29/9/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trong chỉ thị này, Đảng đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể: giáo dục, rèn luyện thanh niên về chủ nghĩa anh hùng cách mạng; bồi dưỡng toàn diện về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế… thể dục, thể thao quốc phòng, các hoạt động văn học nghệ thuật nhằm làm cho đoàn viên và thanh niên có đủ khả năng dẫn đầu trên các mặt sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng nếp sống mới. Đảng ta cũng nhấn mạnh đến các nội dung giáo dục toàn diện, bồi dưỡng và phát huy thanh niên với sự tham gia của các cấp, các ngành, trong đó có hệ thống các cơ quan Nhà nước, phục vụ sự nghiệp đấu tránh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết 181 của Ban Bí thư trung ương Đảng “Về công tác vận động thanh niên” ngày 25/9/1968 khẳng định lại: “Đoàn thanh niên lao động là tổ chức thanh niên cộng sản, là tổ chức gần Đảng nhất”; “Đối với Đảng, Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng”, “Đối với chính quyền, Đoàn thanh niên là thành phần trong hệ thống chuyên chính vô sản” [1, tr.2]. Theo đó, Đoàn không chỉ là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, đào tạo thế hệ thanh niên mới, thế hệ thanh cộng sản Việt Nam để trở thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp, của dân tộc; mà còn là đội quân xung
kích cách mạng thực hiện mọi nhiệm vụ và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; là người đại diện cho lợi ích và quyền làm chủ tập thể của quần chúng thanh niên; là đội hậu bị của Đảng, tham gia xây dựng Đảng, kiện toàn Đảng, đào tạo lực lượng hậu bị cho Đảng.
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa V) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên” xác định: Vận động thanh niên là một nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, làm tốt công tác thanh niên là đảm bảo sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V lần đầu tiên đã thẳng thắn phê binh nghiêm khắc cấp ủy Đảng, đặc biệt là các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng chiến lược của công tác vận động thanh niên cho nên coi thường và buông lỏng công tác này. Qua đây, Đảng ta cũng khẳng định, công tác thanh niên không chỉ là công tác của Đảng, mà còn là công tác của chính quyền. Chính quyền có trách nhiệm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, luật pháp, để làm cho chủ trương, đường lối của Đảng đều được mọi người dân, không kể trong Đảng hay ngoài Đảng, mọi cấp, mọi ngành đều thực hiện.
Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khóa VI về “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tháng 2/1991.
Trong Nghị quyết 25, Đảng ta không chỉ yêu cầu phải tăng cường sự tham gia của Nhà nước vào công tác thanh niên với tư cách là chủ thể quản lý, xây dựng luật thanh niên và các luật khác liên quan đến thanh niên, tạo điều kiện về pháp lý cho việc giáo dục và phát huy thanh niên, mà còn lần đầu tiên đề cập đến việc hình thành cơ quan chuyên trách mang tính chất phối hợp liên ngành của Nhà nước chăm lo công tác thanh niên, chỉ rõ cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác thanh niên, đặc biệt nhấn mạnh việc đảm bảo vai trò đại diện của tổ chức Đoàn trong các cơ quan dân cử, các cấp chính quyền đối với các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, cũng như đầu tư các điều
kiện đảm bảo hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới” tháng 1/1993 đã xác định “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [6, tr.2].
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Nghị quyết đã khẳng định vị trí vai trò to lớn của thanh niên “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo” [7, tr.1]. Đồng thời đánh giá khách quan tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay và đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.