Sự quản lý của Nhà nước về công tác thanh niên thông qua các văn bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)

văn bản

Trong quá trình đấu tranh giành và giữ chính quyền từ năm 1945 đến 1975 thì mọi sự vận động, giáo dục thanh niên, tổ chức công tác thanh niên và xây dựng Đoàn đều do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Sau khi đất nước độc lập các cơ quan quản lý Nhà nước đi vào hoạt động ổn định Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về công tác thanh niên:

Nghị định số 41/CP ngày 12 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ “Về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban thanh niên Việt Nam”. Nghị định đã thành lập Ủy ban thanh niên Việt Nam, sau rất nhiều năm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên, đây là lần đầu tiên kể từ khi chính quyền nhân dân được thành lập, chúng ta có bộ máy, cơ chế quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên khá hoàn chỉnh và đông bộ, mang tính hệ thống, góp phần quan trọng tạo động lực cho công tác thanh niên, khẳng định rõ hơn vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác này, đồng thời góp phần xây dựng và hoàn thiện quản lý Nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Sự ra đời của Ủy ban Thanh niên Việt Nam đánh dấu sự phát triển về tư duy lý luận và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta về lãnh đạo và quản lý đối với công tác thanh niên. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (từ 12/6/1993 đến 10/11/1995), nhưng Ủy ban Thanh niên Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền đối với vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng.

Tiếp theo đó Chính phủ cũng đã ban hành các chủ trương cụ thể nhằm bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên, như: Chỉ thị 145 ngày 06/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thanh niên tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội”; Quyết định số 182 ngày 20/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh niên phong”; Quyết định số 21 ngày 16/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách đối với việc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhi”; Quyết định số 770, ngày 20/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong”; Quyết định 334, ngày 01/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm”. Tham gia chương trình 327 về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 773 về sử dụng mặt nước và bãi bồi ven biển, chương

trình 120 về quỹ quốc gia giải quyết việc làm; các chủ trương, chính sách về việc làm, dạy nghề, hỗ trợ học tập cho thanh niên học sinh, sinh viên, đối tượng chính sách,v.v…

Xuất phát từ yêu cầu khách quan phải tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác thanh niên, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, thiết thực chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên vì sự phát triển của thanh niên và đất nước, ngày 13 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về thanh niên. Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010” theo quyết định số 70/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với việc ban hành “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến 2010” và Chương trình phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2004-2005, hệ thống chính sách thanh niên từng bước được hình thành. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 104/QĐ-TTg (năm 1999) về chính sách đối với đội viên các đội hình thanh niên tình nguyện, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 về phát huy vai trò của Đoàn thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.

Nghị quyết số số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ “Về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa”. Với mục tiêu xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết xác định rõ những nhiệm vụ như sau: Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, đào tạo không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp vươn lên ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến; Nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên; Phát hiện, tuyển chọn, bố trí và sử dụng có hiệu quả tài năng trẻ trên tất cả các lĩnh vực tạo bước chuyển có tính đột phá trong công tác cán bộ; Tiếp tục xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần để phát triển toàn diện; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ

“Về phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-

2020”. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cấp đáp

ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cụ thể, trong giai đoạn này, Chiến lược hướng đến giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tính thành cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học; từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc cho thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội...

Mục tiêu cụ thể: Giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng; Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước; Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội khác; Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học; Từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng với môi trường sống và làm việc.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Hàng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% thanh niên nông thôn, đô thị và công nhân thường xuyên được học nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống, học tập và việc làm của thanh niên.

- Mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 600.000 thanh niên, trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm. Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đô thị xuống dưới 7% và giảm tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn xuống dưới 6%.

- Bảo đảm 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

- Đến năm 2020, có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình; hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ cho ít nhất 200.000 thanh niên đến tuổi kết hôn.

- Đến năm 2020, 80% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; đạt tỷ lệ 450 sinh viên trên một vạn dân; 70% thanh niên trong lực lượng lao động được đào tạo nghề; 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp.

- Hàng năm, bồi dưỡng và nâng cao năng lực về quản lý nhà nước cho ít nhất 20% cán bộ, công chức trẻ cấp xã.

- Hàng năm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 500.000 thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; tư vấn pháp luật cho 300.000 thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số.

- Phấn đấu đến năm 2020, chiều cao bình quân của nam thanh niên 18 tuổi là 1,67m; chiều cao bình quân của nữ thanh niên 18 tuổi là 1,56m.

“về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,

Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề”.

Quyết định này quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội bao gồm các quy định về thời gian làm công tác Đoàn, Hội đối với các trường đại học, đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học, các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên.

Quy định về mức hưởng phụ cấp và một số chính sách chế độ, khác như được tạo điều kiện về thời gian, được thanh toán công tác phí khi tham gia hoạt động Đoàn, Hội do cấp trên triệu tập theo quy định của pháp luật hiện hành; được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được ưu tiên bố trí chỗ ở ký túc xá; được hưởng phúc lợi xã hội như cán bộ quản lý cùng cấp, được ưu tiên khi thi tuyển công chức, thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, quy hoạch các chức danh lãnh đạo của nhà trường.

Bên cạnh đó Quyết định cũng quy định cụ thể đến cấp Liên chi đoàn đối với các trường đại học, cao đẳng, quy định đối với sinh viên là Bí thư, Phó Bí thư Đoàn, Hội của trường, của Liên chi đoàn, quy định về số lượng cán bộ chuyên trách Đoàn, Hội… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)