Đối với Ngân hàng TMCP Bắ cÁ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 85)

2010- 06/2013

6.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Bắ cÁ

Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên giới chức lãnh đạo ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi.

Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho NH, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Riêng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ và là thị trường tạo nguồn thu ngoại tệ giúp NH thu hút được các khách hàng thanh toán quốc tế.

Song song đó, cơ chế quản lý, chính sách thu hút đầu tư hiện nay ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và thông thoáng hơn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các NH tiếp cận, đầu tư cho DN vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, NH cũng cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cũng như chính quyền địa phương để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động, tìm giải pháp giúp doanh nghiệp vay vốn ngày càng thuận lợi hơn. Vì nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có thói quen giao dịch qua NH, mặt khác họ cũng khó có thể tin rằng NH sẽ cung ứng vốn nếu không có tài sản thế chấp.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khách hàng thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng, cũng như giúp đỡ ngân hàng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi các khoản nợ quá hạn.

Hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo khi các khoản vay không còn khả năng thu hồi với thời hạn nhanh nhất có thể. Cần có quy hoạch tổng thể cơ cấu lại nền sản xuất và lao động một cách phù hợp với đặc thù kinh tế và điều kiện tự nhiên của địa phương, phát triển các mô hình sản xuất tập trung hiệu quả có trọng điểm, tránh việc đầu tư tràn lan, không hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Tuyết Hoa (2011). Tiền tê ngân hàng, NXB Phương Đông.

2. Nguyễn Minh Kiều (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2011). Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao động xã hội.

4. Phạm Văn Dược (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê. 5. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ.

6. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ.

7. Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Các website tham khảo về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: http: www.baca-bank.com.vn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh đồng bằng sông cửu long (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)