5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả ngân hàng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Vì thế, nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng là một vấn đề được lãnh đạo Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng và thấy được xu thế biến động của nó, từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn. Một ngân hàng hoạt động tốt và tăng trưởng nguồn vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư tín dụng cho ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn, chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp cũng như những công cụ hỗ trợ để thu hút tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động tại chỗ của ngân hàng. Thông qua bảng dưới đây càng phản ánh rõ hơn điều này:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013/6th201 2 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 220.000 280.640 323.180 299.890 346.230 60.640 27,6 42.540 15,2 46.340 15,5 - Cá nhân 162.500 202.400 235.830 215.720 257.060 39.900 24,6 33.430 16,5 41.340 19,2 - Tổ chức 57.500 78.240 87.350 84.170 89.170 20.740 36,1 9.110 11,6 500 5,9 Các khoản nợ khác 2.500 3.150 5.670 4.250 5.670 650 26,0 2.520 80 1.420 33,4 Vốn và các quỹ 4.540 12.210 21.820 17.062 27.900 7.670 68,9 9.610 78,7 10.840 63,5 Tổng nguồn vốn 227.040 296.000 350.670 321.202 379.800 68.960 30,4 54.670 18,5 58.598 18,2 Nguồn: Bộ phận Quan hệ khách hàng
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2010 tổng nguồn vốn chỉ đạt 227.040 triệu đồng nhưng đến năm 2011 nguồn vốn tăng lên 30,4% với số tiền lên đến 296.000 triệu đồng so với năm trước. Sau khi thành lập cho đến nay ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn nhằm tạo ra nguồn vốn ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với nhiều biến động từ cuối năm 2010 khi NHNN quyết định mức trần lãi suất cho các NHTM 14%/năm, chi nhánh đã nhanh chóng đưa ra các chương trình dự thưởng, rút thăm trúng thưởng định kỳ, kèm theo quà tặng như túi sách tay, nón bảo hiểm,… nhằm lôi kéo khách hàng đến với chi nhánh để giao dịch để tăng lượng vốn huy động. Kết quả là đến năm 2012 nguồn vốn đã tăng lên 54.670 triệu đồng so với năm 2011. Nếu Ngân hàng Chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh. Qua bảng số liệu trên cho thấy, Chi nhánh luôn huy động đủ lượng vốn hoạt động kinh doanh nên không cần đến lượng vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này cho thấy Chi nhánh đang chủ động được nguồn vốn cho vay, góp phần làm lợi nhuận hàng năm tăng lên. Vì thế, đến sáu tháng 2013, tổng vốn huy động tiếp tục tăng 18,2% so với sáu tháng đầu năm 2012 .
96,9 1,1 2,0 94,8 1,1 4,1 92,2 1,6 6,2 93,4 1,3 5,3 91,2 1,5 7,3 86,0 88,0 90,0 92,0 94,0 96,0 98,0 100,0 % 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 N ăm
Vốn huy động Các khoản nợ khác Vốn và các quỹ
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 06/2013 Vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng, phản ánh sự hiệu quả, tính độc lập của Ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì lượng vốn huy động chiếm trên 90% qua 3 năm 2010 – 2012. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu, chi nhánh đã vận
dụng nhiều phương thức để tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ. Do đó, vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2011 tăng 27,6% so với năm 2010 và đến năm 2012 tăng thêm 42.540 triệu đồng. Nguồn thu chủ yếu của vốn huy động nằm ở đối tuợng là cá nhân. Đối với loại hình này thì khách hàng gửi tiền là tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gửi tiền vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích hưởng lãi là chủ yếu và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi, bên cạnh họ cũng có thể nhận được các dịch vụ tiện ích từ phía chi nhánh như dịch vụ Internet Banking, True SMS Banking, mua sắm hàng hóa trực tuyến cùng với True Ecommerce. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn đối với khách hàng là cá nhân thì chiếm tỷ trọng trên 90% và tốc độ này duy trì qua 3 năm vẩn ổn định. Khách hàng chọn hình thức gửi tiền này là do đây là hình thức truyền thống, ổn định mức thu nhập, được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Năm 2012 nền kinh tế đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển mới. Trong khi đó NHNN lại hạ lãi suất huy động xuống nên tốc độ phát triển 6 tháng đầu năm 2013 cũng không được cao lắm. Phần lớn tiền gửi của khách hàng cá nhân là tiền gửi có kỳ hạn tăng 3.438 triệu đồng, tương ứng 17,1% so với sáu tháng đầu năm 2012. Tuy nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng cao nhưng kỳ hạn huy động vốn còn ngắn so với sử dụng vốn và tính ổn định vốn về nền tản chưa cao.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt về lãi suất và thị phần của các NHTM trên địa bàn, BAC A BANK chi nhánh ĐBSCL cần có những biện pháp tích cực nhằm ổn định và nâng cao nguồn vốn huy động, hạn chế tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Qua phân tích cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Một mặt là do huy động vốn với lãi suất tốt, ngoài ra công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng được phát triển. Chứng tỏ chi nhánh được khách hàng tín nhiệm, uy tín càng được nâng cao nên huy động vốn tăng lên.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG (01/2010 - 06/2013)