5. Nội dung và các kết quả đạt được:
4.2.1. Đánh giá chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắ cÁ
Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh ĐBSCL luôn chú trọng đến hoạt động tín dụng bởi lẽ cho vay là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập. Để hiểu rõ hơn về quy mô và chất lượng tín dụng của Ngân hàng, ta tìm hiểu một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng 4.2 : Tình hình tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt :Triệu đồng Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng . Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6 th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Doanh số cho vay 240.900 287.860 309.816 167.680 167.715 46.960 19,5 21.956 7,6 35 0,02
-Cá nhân 86.050 99.980 104.028 61.110 68.342 13.930 16,2 4.048 4,0 7.232 11,8 2.Doanh số thu nợ 199.990 238.860 258.956 140.514 113.825 38.960 19,5 20.096 8,4 (26.689) (19,0) -Cá nhân 75.240 69.790 88.088 51.808 32.622 (5.450) (7,2) 18.298 26,2 (19.186) (37,0) 3.Dư nợ 191.000 240.000 290.860 267.166 344.750 49.000 25,7 50.860 21,2 77.584 29,0 -Cá nhân 46.620 76.810 92.750 86.112 128.470 30.190 64,8 15.940 20,8 42.358 49,2 4.Nợ quá hạn - - 10.001 21.500 17.975 - - 10.001 - (3.525) (16,4) -Cá nhân - - 3.154 8.650 8.650 - - 3.154 - 0 1
Doanh số cho vay
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay là 240.900 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên 287.860 triệu tăng 19,5%. Sang năm 2012 tiếp tục tăng thêm 21.956 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay trong doanh nghiệp chiếm trên 60% mỗi năm. Tuy doanh số cho vay cá nhân chỉ chiếm gần 40% nhưng nhìn chung, doanh số cho vay cá nhân tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 19,5% tương ứng 46.960 triệu đồng và năm 2012 tăng thêm 7,6%, với sự đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay, khách hàng có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu vay vốn của họ hơn. Phần lớn ngân hàng cho vay ngắn hạn vì lý do tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn, trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn, lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn nên khách hàng chọn vay ngắn hạn và có thể phân tán rủi ro, góp phần tăng thu nhập. Do định hướng phát triển của Ngân hàng là tập trung tăng trưởng dư nợ bằng cách cho vay có trọng điểm sau đó. Riêng các khoản vay dài hạn, do ngân hàng khá thận trọng và trong thời gian đầu mở chi nhánh nên vẫn chưa có khoản vay dài hạn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn đạt được doanh số cho vay tăng trưởng ổn định. Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế - xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, BAC A BANK chi nhánh ĐBSCL đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt; hoàn thiện chính sách tín dụng. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của BAC A BANK chi nhánh ĐBSCL đã lấy được sự tăng trưởng ổn định qua các năm. Điều đó càng được chứng tỏ qua sáu tháng đầu năm 2013. Nếu so với sáu tháng đầu năm 2012 thì doanh số cho vay của ngân hàng vẫn tăng hơn 0,02%, doanh số cho vay cá nhân tăng hơn 11%.
Doanh số thu nợ
Nếu như ta cho rằng doanh số cho vay tăng trưởng là giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng phát triển, thì kết quả thu nợ cho thấy tổng doanh số thu nợ qua các năm đều tăng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay chứng tỏ công tác thu nợ là hiệu quả. Thật vậy ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh tăng dần so với doanh số cho vay, trên 80% doanh số cho vay được thu hồi. Ngoài ra doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm, năm 2011 tăng 38.960 triệu đồng
nợ năm 2012 tăng lên mức 258.956 triệu đồng. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và đạt kết quả tốt là do ngoài việc sàng lọc khách hàng, thẩm định thận trọng tình hình tài chính cũng như nguồn chi trả chính của đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo nguồn thu đúng thời hạn, cân nhắc rất kỹ đối với các p h ư ơ n g án n g ắ n hạn nhằm hạn chế những rủi ro, Ngân hàng còn chú trọng làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, thu nợ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng được tăng lên. Nguyên nhân tăng là do cán bộ tín dụng luôn theo dõi nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách hàng tốt, đồng thời Ngân hàng đã lựa chọn được những khách hàng có uy tín. Hầu hết các khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định kỹ trước khi cho vay. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả cho Ngân hàng nên công tác thu nợ đối với thành phần này luôn được đảm bảo. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung cả nước vào năm 2012 Nhà nước đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, đồng thời năm 2012 kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức lớn, tăng trưởng GDP nữa đầu năm giảm mức thấp kỷ lục. Năm 2012 còn là năm kinh tế phải tạo bước tiếp quan trọng, củng cố nội lực làm tiền đề phát triển cho giai đoạn 2011-2020 và cũng là năm đầu tiên thực hiện tái cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung Ương 3 khóa XI. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân có giao dịch với ngân hàng nên công tác thu hồi nợ sáu tháng đầu năm 2013 có phần giảm xuống so với sáu tháng đầu năm 2012 giảm đi 19% tương đương giảm 26.689 triệu đồng. Không chỉ cho vay mà việc thu nợ của Ngân hàng cũng hết sức quan trọng, vì nếu doanh số thu nợ thấp sẽ làm giảm nguồn vốn của Ngân hàng và buộc Ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc cho vay ở kỳ tiếp theo. Chính vì vậy mà công tác thu nợ rất được BAC A BANK chi nhánh ĐBSCL quan tâm và xem đó là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động.
Dư nợ
Nhìn chung dư nợ giai đoạn 2010 – 06/2013 không có biến động lớn. Tốc độ tăng của dư nợ không nhanh, riêng số dư nợ qua 3 năm (2010 – 2012 ) tăng là một phần do các khoảng nợ trung hạn vẫn chưa đến hạn trả nợ trong khi ngân hàng vẫn tiếp tục cho khách hàng vay các món vay trung hạn khác. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn đang tập trung cho vay nhiều hơn nên công tác thu nợ vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay đã làm dư nợ tăng lên. Ngoài ra sau thời gian hoạt động từ khi mới thành lập cho đến nay, tình
trạng nợ quá hạn chỉ mới bắt đầu xuất hiện tuy chỉ với con số nhỏ vào năm 2012 là 10.001 triệu đồng, do những khó khăn từ năm 2012 các doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng phá sản( cả nước có khoảng 55.000 doanh nghiệp bị phá sản, giải thể), hàng tồn kho cao nên nợ quá hạn đã tăng lên 17.975 triệu đồng vào sáu tháng đầu năm 2013 nhưng so với sáu tháng đầu năm 2012 giảm 16,4%. Nhìn chung, dư nợ của chi nhánh vẫn đạt được kết quả khả quan, nhờ vào Chuyên viên QHKH cho vay có chọn lọc, không cho vay tùy tiện thông qua việc xếp loại khách hàng, công tác thẩm định khách hàng xin vay vốn ngày càng được thực hiện kỹ hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh kỹ năng của cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao. Sau khi cho vay, Nhân viên QHKH của ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Từ việc làm đó giúp cho Ngân hàng phát hiện được các món vay có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời.
4.2.2. Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCPBắc Á chi nhánh ĐBSCL giai đoạn 01/2010 - 06/2013