Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

thức bảo vệ môi trường cho học sinh

- Kết hợp giữa Nhà trường với Sở, Phòng Tài nguyên môi trường, với chính quyền địa phương trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Giáo dục đạo đức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, liên tục và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Bởi thế học sinh mặc dù chịu sự giáo dục thường xuyên, trực tiếp từ nhà trường, xã hội song sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi học sinh là không nhỏ, nhất là trong tình hình như hiện nay, khi mà các tệ nạn xã hội đang lan tràn, các hành vi ứng xử của người lớn đã tác động đến tình cảm, nhận thức và hành vi của học sinh. Vì thế giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở huyện Nghĩa Đàn nói riêng và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở tỉnh Nghệ An nói chung luôn đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa nhiều lực lượng. Tuy nhiên thực tế hiện nay ở huyện Nghĩa Đàn sự phối hợp giữa nhà trường với Sở, Phòng tài nguyên môi trường, với chính quyền địa phương trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là chưa có. Vì vậy để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong thời gian tới theo chúng tôi

cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Sở, phòng tài nguyên môi trường với chính quyền địa phương và cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

Thứ nhất: Ban Giám hiệu nhà trường kết hợp với lãnh đạo sở, phòng Tài nguyên và chính quyền địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền vận động cho học sinh tham gia diễu hành kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Thứhai: Sở Tài nguyên và môi trường cần kết hợp với phòng tài nguyên, môi trường của huyện chủ trì, phối hợp với các ngành, các đoàn thí điểm xây dựng mô hình lồng ghép truyền thông về vấn đề môi trường tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là tại các trường học phổ thông trên địa bàn huyện. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường cho các tuyên truyền viên. Và cử các tuyên truyền viên về tại các trường phổ thông trên địa bàn huyện để tổ chức và thực hiện các buổi tuyên truyền vận động thực tế.

Thứ ba: Sở Tài nguyên và môi trường cần kết hợp với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân cần hạn chế, tránh lạm dụng chất hóa học trong canh tác nông nghiệp, khuyến khích và hướng dẫn các hộ nông dân thu gom và xử lý rác thải một cách hợp vệ sinh góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Thứ : Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn cần chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường của huyện rà soát và khoanh vùng các khu vực trọng điểm về vấn đề môi trường để có phương án kịp thời khắc phục để bảo vệ môi trường sạch đẹp. Đồng thời phải duy trì phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa” trong địa bàn dân cư, trong đó phải lấy tiêu chí tiết kiệm trong sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, vệ sinh nhà cửa, có ý thức đổ rác đúng quy định. Mỗi thành viên trong gia đình cần biết giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và thân thiện với môi trường... để đánh giá và công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.

- Hoạt động bảo vệ môi trường tại gia đình và khu dân cư với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh

Việc kết hợp các hình thức giáo dục trong đó có nền giáo dục của gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Bởi ngay

từ nhỏ các em đã được sống trong môi trường gia đình. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, đời sống riêng của mỗi gia đình mà việc giáo dục các em trong mỗi giai đoạn phát triển có nội dung, hình thức, nhiệm vụ khác nhau. Ngày nay, trước những vấn đề toàn cầu, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều biến động trong đó có những biến động to lớn về môi trường như: thiên tai, dịch bệnh... đang đe dọa cuộc sống của chúng ta. Vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người nói chung còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội, Vậy để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh mang lại kết quả tốt và bền vững thì cần phải nâng cao hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và khu dân cư nơi các em sinh sống bằng những việc làm cụ thể sau đây:

Thứnhất: Mỗi gia đình cần xây dựng một lối sống và phong cách sinh hoạt có nề nếp, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. Đặc biệt trong gia đình cha mẹ, người lớn phải gương mẫu giữ vệ sinh không chỉ trong gia đình mà cả ngoài xã hội. Như vậy sẽ hình thành ở thế hệ con trẻ thói quen và phong cách sống sạch sẽ, lành mạnh.

Thứ hai: Gia đình phải thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường để nắm bắt được mục đích giáo dục và phối hợp kịp thời. Muốn vậy các bậc cha mẹ phải tích cực tham gia vào hội phụ huynh của nhà trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học, để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện môi trường học tập cho các em, góp phần tạo cho các em một bầu không khí thoải mái và an toàn khi đến trường.

Thứ ba: Mỗi gia đình phải xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình của mình, trong đó mỗi thành viên trong gia đình phải thương yêu tôn trọng lẫn nhau, người lớn cần gương mẫu về cách sống, làm việc, hành vi ứng sử, mỗi ngày nên lắng nghe và chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình. Bố trí một chỗ ổn định để con em mình có đủ ánh sáng, không gian và sạch sẽ để các em học bài.

Thứtư: Các bậc phụ huynh phải quan tâm đến con em mình hơn nữa bằng cách phải thường xuyên tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh do nhà trường tổ chức và đồng thời các bậc phụ huynh cũng phải thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy bộ môn ở lớp để kịp thời nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường.

Thứ năm: Nhà trường cần phối hợp với ban chấp hành hội phụ huynh tổ chức phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, đặc biệt là những biện pháp giáo dục học sinh cho các bậc phụ huynh, giúp họ hiểu được đặc điểm lứa tuổi trong đời sống, tâm sinh lý của các em, qua đó góp phần tích cực trong việc tác động đến ý thức bảo vệ môi trường cho các em.

Thứ sáu: Nhà trường, gia đình cần phải phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: Tham gia vệ sinh môi trường, trồng cây, giữ gìn và bảo tồn di tích của địa phương. Bên cạnh đó gia đình và xã hội cần phải có trách nhiệm phối hợp, đề xuất các biện pháp giáo dục tích cực cho nhà trường. Nhưng sự phối hợp này phải có sự kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng không chạy theo hình thức, mỗi bộ phận cần phải thấy rõ được trách nhiệm của mình thì sự phối hợp này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Như vậy, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội đối với quá trình giáo dục nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói riêng cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của nghành giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục trên sẽ tạo ra một sự thống nhất trong nhận thức và hoạt động để đạt được một mục đích và tạo ra sức mạnh để kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của các thế hệ học sinh. Tránh được sự tách rời, mâu thuẫn, gây cho các em tâm trạng hoang mang, dao động. Bởi thế nếu như giữa các môi trường giáo dục này không có sự thống nhất với nhau thì hiệu quả của tất cả các hoạt động giáo dục sẽ trở nên khó khăn, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả quá trình giáo dục.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn hiện nay, bảo vệ môi trường là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể cộng đồng. Đây là vấn đề mà không một cá nhân hay một tổ chức nào có thể tự mình giải quyết được, nó đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Bảo vệ môi trường vừa là quyền, là nghĩa vụ và đồng thời là trách nhiệm của tất cả mỗi người đang sinh sống trên trái đất này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều này. Vì vậy trách nhiệm chung của tất cả những ai đã hiểu và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của môi trường là phải tác động đến ý thức của những người xung quanh, làm cho hiểu rằng; con người là một bộ phận của môi trường, nếu môi trường bị tổn hại thì cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, mọi người cần phải có ý thức và hành động đúng đắn đối với môi trường

Thực tế trong những năm gần đây, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai. Trên tinh thần đó nghành giáo dục của tỉnh Nghệ An cũng đã triển khai mạnh mẽ tại các đơn vị trường học trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, nhận thức cũng như kết quả đạt được

trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các trường học còn có những hạn chế nhất định. Do vậy, cần có quan điểm đúng đắn và những giải pháp thiết thực hơn nhằm thúc đẩy việc thực hiện giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT. Đây chính là trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn huyện, ngành giáo dục và các lực lượng khác trong xã hội.

Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trên địa bàn huyện sẽ có những chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả cao góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề bức bách, mang tính toàn cầu.

C. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:

Xuất phát từ thực tế hiện nay, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề toàn cầu, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được coi là biện pháp tích cực hữu hiệu và có tính lâu dài nhất để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Cũng bởi vậy bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của toàn thể cộng đồng, trong đó có học sinh THPT. Chính vì vậy trong nhà trường THPT, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh có một vị trí, vai trò rất quan trọng.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, từ đó hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi, ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường; trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, hình thành thói quen và kỹ năng sống bảo vệ môi trường cho học sinh THPT.

Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An cho chúng ta thấy, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đã đạt được, còn tồn tại những hạn chế nhất định. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan; nguyên nhân cả từ phía nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương…

Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề về lý luận cũng như thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh như: Nâng cao nhận thức về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT;

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT thông qua các môn học khác nhau và các hoạt động giáo dục trong nhà trường; tăng cường và phối kết hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chỉ đạo trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh; nâng cao tính tự giác của học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Thiết nghĩ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An mà luận văn nêu ra là rất cần thiết. Bởi vậy cần áp dụng thường xuyên và đồng bộ để các giải pháp thực sự đi vào thực tiễn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường THPT.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS THPT, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

- Các cơ quan truyền thông cần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, tuyên truyền để không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, cộng đồng dân cư và học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường.

- Các cấp lãnh đạo nghành giáo dục nên tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn cho giáo viên nhằm giúp cho giáo viên kịp thời nắm bắt được những vấn đề mới, để từ đó có cách thức giáo dục phù hợp nhằm đạt kết quả cao trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

- Lãnh Đạo nhà trường nên tổ chức cho các em học sinh đi tham quan thực tế, tìm hiểu nghiên cứu các địa bàn thực hiện tốt phong trào bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp nhằm tăng cường sự gắn bó giữa lý luận với thực tiễn.

- Lãnh Đạo nhà trường và chính quyền địa phương cần có những biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những đóng góp của giáo viên, học sinh và người dân về việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w