Thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

Nghệ An

1.2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa sự đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Bởi thế giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Cách ứng xử với xã hội với thiên nhiên và môi trường của một con người chủ yếu được hình thành và hoàn thiện trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính bởi thế mà trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An các trường học trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các đối tượng học sinh và bước đầu đã thu được những kết quả rất tích cực.

Việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trên địa bàn huyện trong những năm qua đã được các trường triển khai bằng nhiều hình thức và các hoạt động khác nhau, nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thực tế đã được lồng ghép, tích hợp qua nhiều môn học khác nhau trong chương trình chính khóa như môn: Giáo dục công dân, Sinh học, Hóa học, Ngữ văn, Vật

lý, Địa lý... và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các chương trình ngoài giờ lên lớp.

Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường qua các bài giảng, giáo viên đã làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. Bởi thế các trường trên địa bàn huyện đã ban hành các quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú... đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh.

Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng hình thức lồng ghép tích hợp vào các giờ dạy chính khóa và các hoạt động ngoại khóa. Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận đoàn thể các tổ nhóm chuyên môn đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào trong kế hoạch dạy học thông qua hình thức khai thác các nội dung giáo dục môi trường có sẵn trong sách giáo khoa, sách tham khảo của các môn học trong chương trình chính khóa. Phối hợp với các đoàn thể khác xây dựng các chuyên đề trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp về môi trường. Các trường đã cử các giáo viên ở các bộ môn có liên quan trực tiếp đến môi trường tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức.

Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nhà trường trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả, khi mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chưa phải là một môn học thì các trường đã giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như: trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường học, lớp học; tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện, nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác thải...

Đối với việc tích hợp, lồng ghép ở các môn học chính khóa thì theo Ban Giám hiệu hai trường THPT 1/5 và THPT Cờ Đỏ từ năm 2009 đến nay ở cả hai trường đều đã thực hiện đều khắp và thường xuyên ở cả ba khối lớp.

Đối với hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo Ban Giám hiệu của hai trường việc này đều được thực hiện đều đặn mỗi năm học từ một đến hai lần thông qua các hình thức tổ chức các cuộc thi như: Tìm hiểu về tác động và thảm họa của môi trường, thi tiểu phẩm vui, thi biểu diễn thời trang, thi hùng biện... và đã thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh ở cả ba khối lớp. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh còn được tổ chức đoàn phát động các phong trào như: Xây dựng lớp học sạch, đẹp (mỗi năm học chấm thi đua hai lần), xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, tham gia tết trồng cây, lao động tình nguyện - Dọn vệ sinh tại khu vực đài tưởng niệm các liệt sĩ trên địa bàn huyện. Với sự nỗ lực của tập thể Ban Giám hiệu, giáo viên, và toàn thể học sinh sau thời gian dài thực hiện đến nay nhìn chung cảnh quan nhà trường đã được cải thiện rất tích cực. Khuôn viên nhà trường đã được xây dựng và bảo vệ rất khang trang và sạch sẽ, sân trường hầu khắp đều được phủ mát bằng cây xanh, ngoài ra khuôn viên nhà trường còn được lát gạch, trang trí bằng rất nhiều hoa và cây cảnh... Tạo môi trường và cảnh quan thân thiện.

Từ những hoạt động đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với học sinh ở một số lớp thuộc khối lớp 11 ở cả hai trường THPT với tổng số 746 học sinh và đã thu được kết quả như sau:

Bảng 1.5: Nhận thức của học sinh về ý nghĩa và tác động của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

TT Nội dung câu hỏi và phương án trả lời

Tổng hợp ý kiến

Tỷ lệ %

- Yêu thích 746 100%

- Không yêu thích 0 0%

2

Theo em thiên nhiên có phải là môi trường sống của con người không ?

- Thiên nhiên là một trong các yếu tố tạo nên môi

trường sống 462 61,9%

- Thiên nhiên không phải là môi trường sống 206 27,6%

- Ý kiến khác 78 10,5%

3

Theo em hiểu bảo vệ môi trường là gì ?

- Là các hoạt động giữ cho môi trường trong lành,

sạch, đẹp 0 0%

- Là hoạt động ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng

xấu đến môi trường. 0 0%

- Cả hai ý kiến trên 746 100%

4

Ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến đời sống xã hội loài người không ?

- Có ảnh hưởng. 654 87,7%

- Không ảnh hưởng 92 12,3% 5

Bảo vệ môi trường là việc làm của ai ?

- Là việc làm của toàn dân 457 61,2% - Là việc của ngành quản lý tài nguyên và môi trường 195 26,1% - Là việc của ủy ban nhân dân các cấp 94 12,6%

6

Bản thân em đã từng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nào sau đây?

- Trồng và chăm sóc cây xanh. 206 27,6% - Tham gia các hoạt động tìm hiểu về môi trường 287 38,5% - Tham gia các hoạt động lao động tình nguyện bảo

vệ môi trường (vệ sinh đường phố, đài tưởng niệm các liệt sĩ)

253 33,9%

7

Bản thân em có thích các hoạt động trên không?

- Thích 302 40,49%

- Không thích 75 10,1%

- Bình thường 369 49,5%

8 Các hoạt động mà em tham gia do đơn vị nào tổ chức?

- Xóm, làng nơi em cư trú tổ chức 123 16,5%

- Các tổ chức khác 0 0%

9

Em có thường xuyên được các thầy cô giáo, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các môn học khác nhau không ?

- Thường xuyên 412 55,2%

- Thỉnh thoảng 334 44,8%

- Không được giáo dục 0 0%

10

Ở gia đình, ở trường lớp em có thường xuyên tham gia dọn dẹp vệ sinh không ?

- Thường xuyên 487 65,3%

- Không thường xuyên 217 29,1%

- Không tham gia 42 5,6%

(Số liệu điều tra của nhóm tác giả Phạm Thị Huyền, Phan Văn Sơn, Nguyễn Thị Chung Thủy - Trường THPT 1/5 và trường THPT Cờ Đỏ - Thực hiện vào

tháng 5/2014)

Như vậy qua bảng khảo sát và điều tra từ thực tế ở trên ta thấy hầu hết các em đều yêu thiên nhiên (100%). Trong số được khảo sát có đến hơn 80% các em được hỏi đều ý thức được tác hại, sự ảnh hưởng to lớn của ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người. Có đến hơn 60% học sinh có ý thức về thiên nhiên cũng như vai trò của thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống của con người. Đối với các hoạt động bảo vệ môi trường và vệ sinh lớp học và nơi công cộng ta thấy có đến hơn 65% các em tham gia thường xuyên, và hầu hết các em đều tham gia vào các hoạt động chung để bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức (83,5%) ngoài ra các em còn tham gia vào các hoạt động khác do địa phương - nơi các em sinh sống tổ chức. Bên cạnh đó các em còn hiểu được bảo vệ môi trường là việc làm và là trách nhiệm của tất cả mọi người (61,2%).

Như vậy qua kết quả điều tra trên ta thấy nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh và đồng thời các em học sinh cũng đã thường xuyên được các giáo viên bộ môn lồng ghép việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào các bài học ở các môn học khác

nhau (55,2%), nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em và bước đầu cũng đã tác động đến ý thức của các em, các em đã khá tích cực khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm góp phần giữ cho môi trường nơi các em sinh sống và học tập được sạch sẽ. Đây chính là kết quả tích cực chứng tỏ công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có chiều hướng phát triển tốt do đó ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh ngày càng có những chuyển biến tích cực. Sở dĩ có được sự chuyển biến tích cực như trên là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Đồng thời còn có sự đôn đốc, chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường và ý thức của giáo viên giảng dạy đối với vấn đề môi trường đã được nâng lên...

1.2.3.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, còn có nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn do đặc điểm kinh tế - xã hội và vị trí địa lý của vùng nên mặc dù trong những năm gần đây đã có những chuyển biến đáng kể về kinh tế nhờ có sự ra đời và phát triển của nhà máy đường Tate&lyle và gần đây nhất là nhà máy sữa TH True Milk. Nhưng cùng với sự chuyển biến và phát triển về kinh tế thì tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện ngày càng gia tăng. Vào mùa mưa thì tình trạng lầy lội, ẩm ướt, trơn trượt kéo dài, vào mùa nắng thì khói bụi tung đỏ mù trời. Vì vậy mà tình trạng số người của huyện bị mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng rất đông... Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, toàn huyện có 25 xã nhưng chỉ có xã Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hội, Nghĩa Hưng... tham gia đăng ký xử lý rác cho công ty vệ sinh môi trường của huyện, còn ở đa số các xã còn lại vẫn còn thói quen vứt rác bừa bãi tại nơi ở. Điều đó chứng tỏ rằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương đối với mọi tầng lớp nhân dân chưa thực sự hiệu quả, và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa thực sự chuyển

biến, các em chưa thực sự trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và làng xóm, mà trái lại bản thân các em vẫn đang bị chi phối bởi những thói quen trong nếp sống và sinh hoạt của gia đình và cộng đồng dân cư.

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên ta thấy. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường còn bộc lộ những vấn đề cần quan tâm như; Mặc dù đa số các em học sinh đều yêu thích thiên nhiên, nhưng vẫn còn có 27,6% học sinh chưa nhận thức được thiên nhiên là gì - Nghĩa là các em chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Bên cạnh đó còn có một số em học sinh không quan tâm đến vấn đề môi trường 10,1%. Và vẫn còn có 5,6% các em học sinh được hỏi không tham gia công tác giữ gìn vệ sinh, ở trường, ở lớp và ở nơi công cộng. Điều này cho thấy còn có số ít các em thờ ơ với vấn đề bảo vệ môi trường. Mặc dù các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức, nhưng hoạt động đó chưa thu hút được sự quan tâm thích thú của các em bởi có 10,1% các em không thích và có 49,5% các em cảm thấy bình thường. Điều đó có nghĩa là các em không cảm thấy thú vị hào hứng khi tham gia các hoạt động này. Đồng thời hầu hết các em chỉ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường tổ chức 83,5%. Còn các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương thì chỉ có một số em tham gia chiếm tỷ lệ nhỏ 16,5%. Điều này cho thấy, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương chưa thực sự mang lại hiệu quả, các em mới chỉ dừng lại ở suy nghĩ, có ý thức nhưng chưa hành động. Từ đây đặt ra một yêu cầu mới đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Từ quá trình phân tích thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn chúng ta thấy rằng. Hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong các nhà trường THPT trên địa bàn huyện mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây, nhưng bên cạnh đó

còn có những hạn chế nhất định. Bởi thực tế hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vẫn còn mang nặng tính hình thức, lý thuyết, chưa thực sự chú trọng đến yếu tố thực tiễn. Trong khi đó việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, sâu sắc hơn. Để từ đó biến những hiểu biết của các em thành những hành động thực tế một cách tự giác, trở thành thói quen, kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó các em hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và trở thành những tuyên truyền viên trong cộng đồng.

Ban lãnh đạo nhà trường, ban chấp hành Đoàn trường mặc dù đã dành nhiều sự quan tâm nhắc nhở hơn trước nhưng vẫn chưa có những biện pháp, cách thức xử lý kịp thời đối với những em vi phạm nội quy như không tham gia trực nhật, xả rác bừa bãi. Đặc biệt thời gian gần đây trong nhà trường còn diễn ra tình trạng học sinh góp tiền để thuê lao công quét dọn và làm vệ sinh khu vực

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w