Khái quát về các trường Trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)

tỉnh Nghệ An

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Nghĩa Đàn là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Nghĩa Đàn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ quỳ và truyền thống yêu nước, sự gắn bó thủy chung với quê hương xứ sở của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn. Huyện Nghĩa Đàn có tên gọi từ năm 1885 và đến ngày 15/11/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa. Vùng đất Nghĩa Đàn dù đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là trung tâm của vùng núi phía Tây Bắc của Tỉnh Nghệ An. Đất đai màu mỡ, khí hậu tươi tốt, giao thương thuận lợi. Nơi đây là cái nôi của người Việt cổ đến các thế hệ người Thanh, người Thái, người Thổ, người Kinh đều chung sống trong cộng đồng hòa thuận. Nghĩa Đàn là một trong 20 đơn vị hành chính của Tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh, cách thành phố Vinh 95km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.775.35 ha - Nghĩa Đàn là huyện có vị trí địa lý - kinh tế - quốc phòng và an ninh quan trọng. Được coi là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

Vị trí địa lý của huyện: Huyện Nghĩa Đàn nằm trên tọa độ từ 19013’ - 190 33’ vĩ độ Bắc và 105015 - 105036 kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp.

Huyện Nghĩa Đàn gồm thị trấn Nghĩa Đàn và 25 xã (Đông Hiếu, Nghĩa Lộc, Nghĩa Long, Nghĩa Đức, Nghĩa Khánh, Nghĩa An, Nghĩa Sơn, Nghĩa Minh, Nghĩa Mai , Nghĩa Hồng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Tân, Nghĩa Liên, Nghĩa Hưng, Nghĩa Trung, Nghĩa Hội, Nghĩa Thọ, Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Yên, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hiếu).

Tổng dân số của huyện tính đến ngày 01/01/2012 là 28.772 hộ với 131.134 người chiếm gần 2,20% dân số toàn tỉnh. Trong đó nữ có 67.054 người (chiếm 51,13%). Nghĩa Đàn có 25 xã, trong đó trước đây có đến 9 xã

nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ, đến nay còn 4 xã; Nghĩa Lạc, Nghĩa Thọ, Nghĩa Mai và Nghĩa Lợi. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là: 212 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều và chủ yếu tập trung ở vùng thị trấn. Nơi có mật độ dân cư lớn nhất là xã Nghĩa Trung với 350 người/km2, xã có mật độ dân cư nhỏ nhất là xã Nghĩa Mai với 58 người/km2. Tuy nhiên, dân số Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định trên toàn huyện, bao gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Thổ. Trong đó dân tộc Kinh chiếm tới 70,6 % dân số toàn huyện. Từ xưa đến nay trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, giữa người theo đạo và không theo đạo, là người dân tộc Kinh hay Thái, Thổ, tuy có tín ngưỡng và bản sắc dân tộc riêng, nhưng luôn luôn là một cộng đồng đoàn kết, thân ái bên nhau trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là đặc trưng hiếm có trong quan niệm sống của người dân huyện Nghĩa Đàn.

Về kinh tế: Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của Tỉnh Nghệ An, các chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế của huyện Nghĩa Đàn đang từng bước ổn định và phát triển. Đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 15,27%, tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu kinh tế năm 2013 của huyện như sau:

- Ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2011 chiếm tỷ trọng 65,29%, năm 2012 chiếm 65,14%, năm 2013 ước đạt là 60,17%, giảm 3,88% so với năm 2011. Dự kiến năm 2015 đạt 50%.

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản năm 2011 chiếm tỷ trọng 20,44%, năm 2012 là 20,13%, năm 2013 là 22,62%, tăng 2,18% so với năm 2011. Dự kiến đến năm 2015 đạt 25%.

- Ngành thương mại - dịch vụ năm 2011chiếm tỷ trọng 14,26%, năm 2012 là 14,73%, năm 2013 là 17,21% tăng 2,95% so với năm 2011. Dự kiến đến năm 2015 đạt 25%.

Nghĩa Đàn là huyện có nguồn nhân lực dồi dào, đất đai màu mỡ, hệ thống sông, hồ rộng lớn, kênh, đập, mương máng được xây dựng kiên cố rất thuận lợi phát triển ngành nông, lâm nghiệp. Cùng với đó, Nghĩa Đàn còn có hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy ngành thương mại, dịch vụ. Bởi thế trong những năm qua, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tương đối rõ ràng và đúng hướng. Nông nghiệp - lâm nghiệp có xu hướng giảm từ 65,29% % năm 2011 xuống còn 60,17% năm 2013. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,44% năm 2011 lên 22,62% năm 2013. Ngành Thương mại - dịch vụ tăng từ 14,26% năm 2011 lên 17,21% năm 2013. Đây là sự chuyển dịch tích cực, đã khai thác tốt các lợi thế của huyện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Tuy vậy Nghĩa Đàn hiện nay vẫn còn là một trong những huyện miền núi vùng sâu của tỉnh Nghệ An. Có 4 xã trong diện đặc biệt khó khăn (Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc, Nghĩa Mai, Nghĩa Thọ) hiện đang được hưởng chế độ 135 của nhà nước. Đại đa số nhân dân của huyện xuất thân từ nông dân, trong đó có đến gần 30% là dân tộc thiểu số, nên có một phần không nhỏ người dân nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của của giáo dục và đào tạo. Chưa thực sự thấy được giáo dục và đào tạo là nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng chính là một trong những khó khăn cho việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, với truyền thống đoàn kết, siêng năng, chịu khó, sáng tạo, nhanh nhạy trong lao động, đặc biệt với sự đồng lòng của cán bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đã dành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ được phát huy, đời sống nhân dân được cải thiện trên mọi mặt. Văn hóa - xã hội có bước phát triển vượt bậc, chất lượng giáo dục đại trà và

mũi nhọn được nâng lên một bước, đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn hóa, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ giảng dạy của ngành không ngừng được tăng cường. Từng bước nâng cao nhận thức và huy động các tầng lớp nhân dân tham gia xã hội hóa giáo dục. Toàn huyện hiện nay có 72 cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông (trong đó MN có 24 cơ sở, tiểu học có 26 cơ sở, THCS có 19 cơ sở, THPT có 2 cơ sở, TTGDTX có 1 cơ sở mới được thành lập vào năm 2009). Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Tính đến năm học 2012 - 2013 toàn huyện có 29 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đạt tỷ lệ 41,43% , tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của Bộ GD&ĐT đạt 98%.

1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của các trường Trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Cùng với sự phát triển chung của ngành giáo dục và đào tạo, giáo dục trung học phổ thông của huyện Nghĩa Đàn từ ngày thành lập cho đến nay đã có những bước phát triển đáng kể.

Cho đến nay trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có hai trường THPT đó là trường THPT 1/5 và trường THPT Cờ Đỏ. Trong đó trường THPT 1/5 được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1975 với tên gọi lúc bấy giờ là “Trường cấp 3 vừa học vừa làm”. Tại địa bàn đội 13, Nông trường 1/5, Nghĩa Đàn, nay là khối Tân Hòa, Thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn. Ngày đầu thành lập trường chỉ có 04 lớp 8 với gần 200 học sinh là con em Nông trường 1/5 và một số xã ở vùng Đông Bắc của huyện Nghĩa Đàn. Số lượng cán bộ giáo viên ban đầu chỉ có 16 người chủ yếu được chuyển từ đội Bổ túc văn hóa của Nông trường 1/5 sang. Cơ sở vật chất ban đầu của nhà trường cũng hết sức khó khăn, nghèo nàn, do trường được tiếp quản từ khu hành chính của Ủy Ban Thị trấn nông trường lúc bấy giờ nên trường chỉ có một dãy nhà cũ lợp tôn và một số phòng học tranh, tre nứa lá do hội phụ huynh học sinh dựng nên.

Từ năm học 1986 - 1987, do thay đổi cơ cấu tổ chức của nông trường nên trường đã được tách khỏi cơ quan hành chính của nông trường và đổi tên thành Trường cấp III 1/5. Đến năm học 1992 - 1993 trường đã được sát nhập với Trường cấp 2 Nông trường 1/5 và đổi tên thành “Trường cấp 2, 3 Nông trường 1/5”. Đến năm học 1997 - 1998 trường lại được tách ra và đổi tên thành “trường THPT 1/5” như bây giờ.

Từ năm học 1977 - 1978, Trường THPT Nghĩa Đàn (nay là trường THPT Thái Hòa) đã mở một phân hiệu 2 tại Nông trường Cờ Đỏ với một lớp 8 và một lớp 9. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1985 trường chính thức có quyết định thành lập, tách ra từ Trường THPT Nghĩa Đàn, với tên gọi là “Trường Cấp 3 Cờ Đỏ”. Địa điểm của trường được đặt tại: Đội Vật liệu, Nông trường Cờ Đỏ (lúc bấy giờ) nay là xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Tổng số lớp ban đầu 15 lớp, khoảng 600 học sinh chủ yếu là con em Nông trường Cờ Đỏ và một số xã lân cận như Nghĩa Thịnh, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên... Đội ngũ cán bộ giáo viên lúc này là 27 người. Điều kiện cơ sở vật chất ban đầu hết sức thiếu thốn, với ba dãy nhà tre, tranh, nứa, lá, hệ thống trường rào sung quanh không có mà học sinh phải tự đào hào để ngăn trâu bò vào trường. Năm học 1992 - 1993 do số lượng học sinh giảm sút mạnh nên Sở GD&ĐT Nghệ An đã có quyết định nhập trường THPT Cờ Đỏ với Trường Cấp 2 Cờ Đỏ thành Trường cấp 2, 3 Cờ Đỏ. Đến năm học 1997 - 1998 do cơ cấu trường cấp 2, 3 không còn phù hợp, hơn nữa số lượng học sinh khối THPT cũng bắt đầu tăng lên nhanh nên trường lại được tách ra và tên gọi từ lúc đó cho đến nay là “Trường THPT Cờ Đỏ”.

Đến cuối năm học 2013 - 2014, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có hai trường THPT với tổng số 63 lớp và 2308 học sinh. Các trường trên địa bàn huyện được bố trí theo cự ly hợp lý và đến nay cả hai trường đều đã được đầu tư xây dựng rất khang trang với những dãy nhà ba tầng kiên cố sạch đẹp, được cung cấp, trang bị các thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ đảm bảo cho việc thực

hiện đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho huyện nhà nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

Bảng 1.1: Số liệu về số lớp, số học sinh năm học 2013 - 2014 TT Tên trường Số lớp Số học sinh

1 THPT 1/5 34 1241

2 THPT Cờ Đỏ 29 1067

(Số liệu: Phòng GD trung học - Sở GD&ĐT Nghệ An, tháng 6 năm 2014)

Bảng 1.2: Quy mô phát triển HS THPT của huyện Nghĩa Đàn từ năm 2010 - 2011 đến 2013 - 2014 Năm học THPT 1/5 THPT Cờ Đỏ Tổng cộng toàn huyện Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh 2010-2011 36 1657 30 1377 66 3034 2011-2012 36 1434 30 1315 66 2749 2012-2013 35 1362 29 1204 64 2566 2013-2014 34 1241 29 1067 63 2308

(Số liệu: Phòng GD trung học - Sở GD&ĐT Nghệ An, tháng 7 năm 2014)

Qua bảng số liệu thể hiện số lượng học sinh THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong những năm qua ta thấy. Số lớp và số học sinh có chiều hướng giảm dần theo từng năm, điều này thể hiện số học sinh ở bậc tiểu học và bậc trung học cơ sở đã giảm dần do tại các địa phương đã thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và công tác phổ cập giáo dục đã được triển khai, duy trì và hiệu quả ngày càng tốt hơn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.

Về chất lượng

Giáo dục THPT của huyện Nghĩa Đàn đã thực hiện triển khai đồng bộ, đầy đủ và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ của năm học. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục vào trong quá trình dạy học, từng bước nâng cao hiệu

quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bởi vậy chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng lên theo các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác giáo dục toàn diện ngày càng được đẩy mạnh, việc giáo dục đạo đức, lý tưởng, tác phong, lối sống cho học sinh được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Đồng thời nghành giáo dục của huyện cũng đã thực hiện tốt các cuộc vận động “Hai không” trong giáo dục, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, giáo dục quốc phòng, giáo dục pháp luật...ngày càng được coi trọng và đã ảnh hưởng tích cực đến thái độ, hành vi của các em.

Kết quả giáo dục qua các năm học được thể hiện như sau:

Bảng 1.3: Bảng xếp loại học lực học sinh THPT của huyện Nghĩa Đàn

Năm học Số học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ 2010 - 2011 3034 41/3034 1,35% 836/3034 27,6% 2098/3034 69,1% 59/3034 1,94% 0 2011 - 2012 2749 67/2749 2,44% 846/2749 30,77% 1812/2749 65,9% 24/2749 0,87% 0 2012 - 2013 2566 86/2566 3,35% 917/2566 35,7% 1355/2566 52,8% 208/2566 8,1% 0 2013 - 2014 2308 143/2308 6,19% 878/2308 38,0% 1165/2308 50,1% 120/2308 5,2% 2/2308 0,087%

(Số liệu: Phòng GD trung học - Sở GD&ĐT Nghệ An, tháng 7 năm 2014)

Năm học Số học sinh Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ Số lượng tỷ lệ 2010-2011 3034 2027/3034 66,8% 869/3034 28,6% 127/3034 4,19% 11/3034 0,36% 0 2011-2012 2749 1717/2749 62,5% 820/2749 29,8% 198/2749 7,2% 14/2749 0,51% 0 2012-2013 2566 1656/2566 64,5% 709/2566 27,6% 190/2566 7,4% 11/2566 0,43% 0 2013-2014 2308 1599/2308 69,3% 573/2308 24,8% 114/2308 4,93% 22/2308 0,95% 0

(Số liệu: Phòng GD trung học - Sở GD&ĐT Nghệ An, tháng 7 năm 2014)

Từ bảng thống kê số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ học sinh được xếp loại học lực loại giỏi, khá tăng dần theo từng năm học. Điều đó thể hiện chất lượng dạy học hàng năm đã có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh xếp loại yếu, kém vẫn còn. Năm học 2010 - 2011 tỷ lệ học sinh xếp loại yếu có đến 1,94% và tỷ lệ này đã giảm, đến năm học 2011 - 2012 còn 0,87%. Nhưng đến năm học 2013 - 2014 tỷ lệ này lại nâng lên 5,2%. Đặc biệt trong năm học này còn có 2 học sinh xếp học lực loại kém chiếm tỷ lệ 0,087%. Điều này chứng

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 42)