tế - xã hội của địa phương
Có thể khẳng định rằng, bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các nghành, là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường là nguyên tắc chủ đạo
kết hợp với sử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bởi thế Chỉ thị 36-CT/TW đã đưa ra tám giải pháp quan trọng, trong đó giải pháp thứ nhất đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo điều kiện khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường cũng như các biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường...” [4;2-3].
Do thực tế hiện nay nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế và do tính bức thiết của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới nên Bộ Chính trị đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm đến bảo vệ tài nguyên môi trường, đã chú ý đến khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên và người dân đã có ý thức hơn trong sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nhất là đối với nguồn tài nguyên nước.
Các chủ trương, giải pháp của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đến toàn thể nhân dân. Qua đó, hầu hết cán bộ, đảng viên đều thống nhất nhận thức về sự cần thiết và vai trò của công tác bảo vệ tài nguyên. Những chuyển biến tích cực trong nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đã có tác động tích cực, nhiều kế hoạch hành động cụ thể của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân đã được xây dựng và tổ chức thực hiện. Bởi vậy trong những năm qua song song với các hoạt động giáo dục tư tưởng, pháp
luật, lối sống cho các cộng đồng dân cư. Chính quyền ở các địa phương nói chung và chính quyền địa phương của huyện Nghĩa Đàn nói riêng đã luôn luôn thực hiện chủ trương dân chủ từ cơ sở, các cấp chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã không ngừng lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các nội dung cụ thể như: Tiêu chuẩn thi đua, tiêu chuẩn xã, phường, khu phố văn hóa, tiêu chuẩn đơn vị, địa phương tiên tiến... Đây không chỉ là cam kết của Nhà nước mà đã biến thành cam kết của người dân, của cộng đồng về việc cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Đến nay, đã có các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan truyền thông ký kết Nghị quyết liên tịch với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sự kiện về bảo vệ môi trường như Ngày Môi trường thế giới 5/6; Ngày Đa dạng sinh học, Tuần lễ làm cho thế giới sạch hơn, Giờ Trái đất, Ngày khí tượng thế giới, Ngày nước thế giới, Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam v.v... đã được phát động, tổ chức rộng khắp ở cả Trung ương và địa phương. Nhiều mô hình tốt, nhiều gương người tốt việc tốt trong bảo vệ môi trường đã được định kỳ xem xét khen thưởng.
Kết quả từ các hoạt động giáo dục, truyền thông, nhận thức của các cấp, các ngành và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường có ý nghĩa sống còn, quan hệ mật thiết, tác động qua lại, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là nền tảng để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng xã hội thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, ở một số nơi hiện nay các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước; còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Đặc biệt, trong chỉ đạo,
điều hành, tư tưởng “ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường” còn phổ biến ở nhiều cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân; các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như: vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước v.v. chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến. Thái độ, hành vi, lối sống, thói quen tiêu dùng thiếu thân thiện với môi trường, còn phổ biến ở nhiều nơi. Vấn đề săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã của người Việt Nam đang bị nhiều tổ chức quốc tế phê phán, thậm chí lên án.
Ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề còn kém. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường.
Nhận thức, hiểu biết đầy đủ về tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh như là một phương thức để phát triển bền vững trong xã hội, đặc biệt là của các ấp ủy Đảng, chính quyền vẫn còn rất hạn chế.