Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

1.1.2.1. Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và xã hội loài người

Khi bàn về vai trò, tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người và xã hội loài người C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định: Giữa con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong đó con người là một thành viên, là một bộ phận không thể thiếu của xã hội. Do đó con người chỉ có thể tồn tại và phát triển ở trong môi trường xã hội. Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành lao động sản xuất và quá trình sản xuất vật chất chính là quá trình hoạt động có mục đích của con người, là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên, cải tiến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống con người và xã hội. Sản xuất vật chất được thực hiện trong quá trình lao động. Chính C.Mác là người đã chỉ ra quy luật đơn giản rằng: Trước hết con người cần phải ăn, uống, ở, mặc... trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học...

Như vậy con người phải tiến hành sản xuất vật chất, đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội. Xã hội không thể thoả mãn các nhu cầu của mình bằng những cái có sẵn trong tự nhiên. Để duy trì và nâng cao đời sống của mình con người phải tiến hành sản xuất của cải vật chất. Sản xuất của cải vật chất không những là cơ sở cho sự sinh tồn của xã hội, mà còn là cơ sở của sự hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác và sản xuất của cải vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ của xã hội. Bởi sản xuất phát triển là các cách thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao động nâng cao, quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất do vậy cũng có sự biến đổi. Và chính trong quá trình này mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và

xã hội được hình thành. Vậy con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, sống dựa vào tự nhiên, nằm trong lòng của tự nhiên, gắn với tự nhiên bằng trăm nghìn mối dây liên hệ. Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, và nó chính là giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể con người. Như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người; để khỏi chết, con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên.

Bên cạnh đó, nếu xét theo nghĩa rộng của chữ “tự nhiên” thì xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên giống như quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. Song C.Mác và Ph.Ăngghen đã không dừng lại ở đó. Theo các ông con người và xã hội không phải là những bộ phận bình thường mà là những bộ phận đặc biệt của cái toàn thể. Những bộ phận ấy, một mặt tuân theo các quy luật của tự nhiên, mặt khác, tuân theo những quy luật của bản thân chúng, có bản chất riêng của chúng. Cùng với thời gian trong những chừng mực nhất định những bộ phận ấy ngày càng phát triển, ngày càng hoàn thiện, do đó càng có nhiều khả năng quyết định tính chất, chiều hướng biến đổi của cái toàn thể kia, tức là của tự nhiên. Ở đây hoạt động có ý thức của con người ngày một tăng lên, ngày một có hiệu quả hơn. Điều quan trọng hơn là C.Mác đã xét sự thống nhất giữa con người và tự nhiên như một vấn đề xã hội: Vì bản chất con người của giới tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội, vì chỉ có trong xã hội, giới tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người. Sự thống nhất đó không phải là sự thống nhất tĩnh mà là sự thống nhất động, một quá trình lịch sử luôn luôn biến đổi và phát triển. Sự thống nhất đó được thể hiện thông qua hoạt động lao động của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn.

Như vậy, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của xã hội đã được đề cập nhiều trong các tác phẩm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin. Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng; ảnh hưởng đó được biểu hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu con người tác động đến tự nhiên mà phá vỡ sự cân bằng sinh thái thì loài người sẽ không tránh khỏi nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của chính mình. Đặc biệt, Ph.Ăngghen còn nêu lên sự khác nhau giữa loài vật và loài người trong cùng mối quan hệ thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên. Khi phân tích quá trình biến đổi của môi trường tự nhiên của con người, ông đã cảnh tỉnh chúng ta về những hậu quả sẽ xẩy ra “Sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút rằng, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị được giới tự nhiên, như một kẻ sâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại bản thân chúng ta với cả xương thịt máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên” [24;655]. Nhưng thật đáng tiếc, những tư tưởng này của Ph.Ăngghen trong nhiều năm đã không được chúng ta quan tâm đúng mức.

Kế thừa những tư tưởng tích cực của những nhà tiền bối đi trước và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập đến vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và làm trong sạch môi trường, chính vì thế từ năm 1947 trong tác phẩm “Đời sống mới”, Người viết: Về văn hóa, phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm, cờ bạc, hút xách, trộm cắp. Phải làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau... Về vệ sinh, đường sá phải sạch sẽ, ao tắm giặt, giếng nước uống phải được phân biệt và chăm sóc cẩn thận, những ao hồ không cần thì lấp đi. Phải có cầu xia riêng cho từng nhà để khỏi hôi thối, ruồi nhặng, lại có phân tốt. Như vậy vấn đề môi trường đã được Hồ Chí Minh quan niệm rất rõ ràng gồm hai phương diện đó là: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Về môi trường xã hội (văn hóa, phong tục) thì trước hết phải làm cho mọi người

biết chữ, sau đó biết đạo đức và trách nhiệm công dân, nghĩa là yêu cầu mọi người phải có học vấn và có văn hóa (văn hóa ứng xử, đạo đức, đạo lý, ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của người công dân), đồng thời cũng bài trừ các tệ nạn xã hội. Về môi trường tự nhiên, Người yêu cầu phải sạch sẽ và Người cũng chỉ ra các biện pháp cụ thể như phân biệt và chăm sóc giếng nước uống, giếng tắm giặt, phòng chống muỗi ...

Bác là người sống rất thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, Bác luôn xem thiên nhiên như là người bạn, người đồng hành luôn cổ vũ động viên cho mình, vì vậy trong văn thơ của Bác chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh của thiên nhiên như: sông, núi, trăng, hoa... hơn thế nữa trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thiên nhiên đã luôn luôn che chở cho Bác và bộ đội ta. Vì thế Bác luôn trân trọng, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên và trong cuộc sống thường ngày Bác sống rất giản dị và thân thiện, gần gũi với môi trường thiên nhiên.

Đến mùa xuân năm 1959, Bác Hồ đã chính thức phát động “Tết trồng cây” trong toàn dân với lời dạy “Việc này ít tốn kém mà lợi ích thì nhiều”. Bác còn nói: Trong 10 năm nữa nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hòa hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải tạo đời sống của nhân dân ta.

Đặc biệt trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền bắc nước ta, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác Hồ thường xuyên theo dõi, động viên cổ vũ phong trào “Tết trồng cây”. Trong bài viết cuối cùng của mình về “Tết trồng cây” vào mùa xuân năm 1969, Bác nhắc tới “Ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, đồng bào địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây. Không chỉ trồng cây gây rừng ở trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mong muốn việc làm này được nhân rộng ở các nước khác. Bởi vậy trong những lần đến thăm nước bạn gặp gỡ nhân dân các nước đó hoặc khi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia đến thăm nước mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tổ chức

trồng cây lưu niệm, Người đã trồng cây Đại ở Ấn Độ, cây Sồi ở Nga... Và gọi đó là “những cây hữu nghị”, nhân dân địa phương gọi những cây Bác trồng là “Cây Bác Hồ”. Trong Di chúc, Bác Hồ không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng, Bác viết: Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm lưu niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy, lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ làm tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp.

Như vậy ta thấy trong tư tưởng của Người, con người muốn tồn tại phát triển phải sống hòa hợp với tự nhiên. Nhưng con người không chỉ phụ thuộc vào tự nhiên mà con người còn phải biết cải tạo, chinh phục tự nhiên và đó không phải là sự tác động mù quáng vô căn cứ. Bởi sự tác động đó chỉ mang lại hậu quả xấu cho con người mà thôi. Sự tác động đó phải là sự tác động mang tính khoa học, phải xuất phát từ sự nhận thức, hiểu biết đúng đắn về tự nhiên, nghĩa là phải nắm được các quy luật khách quan của tự nhiên. Người đã từng căn dặn “Thế giới ngày nay đang tiến những bước khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên cũng như vận mệnh của mình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thấy được hậu quả của việc con người khai thác một cách bừa bãi, bóc lột tự nhiên. Người nói: “Phá rừng thì dễ nhưng để gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm. Phá rừng như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều” [25;134]. Xuất phát từ đó Người chỉ ra rằng để con người duy trì sự tồn tại và phát triển của mình thì tất yếu phải bảo vệ lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lấy môi trường sống. Đây là một điều kiện tiên quyết để con người duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh, và nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng... Đi đôi với quá trình đó là nạn ô nhiễm môi trường mang tính toàn

cầu. Đó không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Bởi nạn ô nhiễm môi trường, quá trình biến đổi khí hậu... Đã gây nên những hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cuộc sống và sự phát triển của cả nhân loại. Nếu con người không có ý thức và biện pháp bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ không thể lường hết được. Vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn thấy. Như vậy trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, môi trường và bảo vệ môi trường có một vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội loài người do đó con người cần phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường như giữ gìn bảo vệ chính cuộc sống của mình.

1.1.2.2. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ bức bách hiện nay

- Môi trường - vấn đề toàn cầu.

Hiện nay, cuộc sống của con người đang ngày càng phát triển và hiện đại, cùng với đó là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường và tình trạng đó ngày càng có những diễn biến phức tạp. Bởi thế ô nhiễm môi trường đã đang là vấn đề không chỉ của riêng một quốc gia nào, của một vùng lãnh thổ nào, mà nó là vấn đề của cả nhân loại diễn ra ở khắp mọi nơi, ở cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển... Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta hiện nay có đến hơn 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, hơn 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm và gần 80% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó là tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng. Đó là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bởi vậy, bảo vệ môi trường trong thời đại ngày nay không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào, mà đã trở thành mối quan tâm của toàn cầu. Nhân loại hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức về suy thoái môi trường, trong đó nổi lên những thách thức chủ yếu sau:

Ô nhiễm đất: Trên toàn thế giới hiện nay đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có đến hàng nghìn loại hóa chất mới được đưa vào sử dụng, trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật. Và còn do con người không xử lý đúng kỹ thuật đối với các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác của cả con người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết khác gây ra... Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong khu vực bị ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe của con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm các nguồn nước hiện nay đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; Do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất, ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ô xy. Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loài khoáng sản quý hiếm khác; ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có khoảng hơn 60 vạn tấn thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hidrocacbua từ khí quyển - hay còn gọi là mưa khí quyển. Hiện nay, có

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)