Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

Việt Nam về bảo vệ môi trường

Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường là những thử thách lớn của nhân loại trong thế kỷ này. Nó đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu.

Bởi vậy trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. Đảng ta đã luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường vì vậy các chủ trương, giải pháp của Đảng đã được quán triệt, thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong thực tế, Đảng ta đã sớm nhìn nhận bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là một trong ba trụ cột để đạt được phát triển bền vững. Nhờ đó, các hoạt động giáo dục, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đã được tăng cường. Vì thế trong đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng ta đã nêu rõ: Đi đôi với tăng cường trang thiết bị đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, tăng

năng suất lao động, vốn đầu tư và tiết kiệm nguyên liệu, tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

Xuất phát từ thực trạng môi trường ở nước ta, Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã nêu lên quan điểm phát triển: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [12,163]. Từ quan điểm này, sự tiến bộ, công bằng xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi thế nếu tách rời vấn đề kinh tế với vấn đề môi trường thì sẽ có tác hại to lớn đối với đời sống con người dẫn đến sự phát triển không bền vững. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra thành các chủ trương, kế hoạch, biện pháp nhằm bảo vệ môi trường. Đến Đại hội X tiếp tục được khẳng định và phát triển.

Xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và từ những hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX trong “Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”, đã nêu rõ: “Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng ta đã được xác định là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường...” [12;23-24]. Đại hội khẳng định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Nhưng phải gắn bó với việc “Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý ở tất cả các lĩnh vực, các

vùng, thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường”. Như vậy, từ chỗ thấy rõ được những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã chủ động đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, xem kinh tế và môi trường là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau không thể tách rời.

Để đảm bảo phát triển bền vững, một tất yếu khách quan là phải gắn việc phát triển kinh tế với sự nghiệp bảo vệ môi trường ngay trong từng mục tiêu, kế hoạch và từng bước phát triển và điều này đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X - “Bài học về phát triển nhanh và bền vững”: “Phát triển nhanh phải nâng cao tính bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vi mô và vĩ mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn... Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển” [13; 179].

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể như: Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị Quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính Trị và gần đây hơn Ban Bí Thư đã ban hành Chỉ thị số: 29 -CT/TW ngày 21/01/2009 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính Trị. Đều cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quyết tâm trong công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã có ý nghĩa vô cùng to lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: Có hệ thống về các hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ bảo vệ

môi trường của các tổ chức, cá nhân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền và việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực môi trường đã rõ ràng hơn. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp chế tài mạnh, đồng bộ, có tính răn đe cao như: Áp dụng tiêu chuẩn môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế, thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường. Với các quy định chi tiết, bao quát, có tính khả thi cao. Đây là cơ sở pháp lý vững vàng thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Đây chính là văn bản pháp lý mang tính đồng bộ, toàn diện về bảo vệ môi trường. Đặc biệt vào ngày 29/6/2006, Bộ trưởng Bộ Công An Ông Lê Hồng Anh đã ký quyết định thành lập cục cảnh sát môi trường thuộc tổng cục cảnh sát. Tổ chức này được thành lập có ý nghĩa, vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó tại hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh; Việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, nhận được sự đồng thuận rộng rãi trên toàn thế giới. Lời phát biểu của thủ tướng cũng là sự thể hiện quan điểm của Đảng về việc tuân thủ các nguyên lý và quy luật khách quan của quá trình phát triển bền vững: “Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, để phấn đấu đạt được mục tiêu đó, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ các nguyên lý cơ bản và quy luật khách quan của phát triển bền vững, đó là phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc ngày 18/11/2010, Phó thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng đã khẳng định: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” và “Bảo vệ môi trường là thước đo đánh giá chất lượng, tính bền vững phát triển của đất nước”. Trên quan điểm chỉ đạo đó Bộ tài nguyên môi trường đã tiếp tục xây dựng một hệ thống chính

sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đồng bộ, khoa học, hiệu quả, phù hợp với những quan điểm mới: Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, khắc phục tình trạng chồng chéo và bỏ trống trong một số lĩnh vực quản lý; Đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho môi trường với quan điểm đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước; Ưu tiên tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn và làng nghề; Đổi mới hình thức và hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khi các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; thiết lập cơ chế và mô hình thích hợp để huy động tối đa sự tham gia của các Bộ, nghành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.

Trong thực tế nếu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà không khai thác các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên thì dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị lãng phí, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi một trong những điều kiện để tăng trưởng kinh tế là phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quán triệt nguyên tắc và được thể hiện trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu” [22;11]. Những quan điểm chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề môi trường của Đảng và Nhà nước ta đã được áp dụng trong thực tế cuộc sống và đã đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn nhận đánh giá một cách khách quan thì môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi còn rất nghiêm trọng, việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi

trường chưa nghiêm minh, ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư chưa thực sự trở thành thói quen.

Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhưng do nguyên nhân chủ quan là chính. Đó là các cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa kịp thời có những chủ trương, kế hoạch và biện pháp để bảo vệ môi trường, chưa có sự quan tâm đúng mức trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo việc bảo vệ môi trường. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể các tổ chức chính trị - xã hội, các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường, quản lý môi trường ở cả Trung ương và địa phương chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Để sớm khắc phục tình trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: Cần phải nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm bảo vệ môi trường là thuộc về toàn dân không phải chỉ thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước hay cơ quan tổ chức. “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với tăng cường ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng đánh giá các kết quả phát triển” [22;165].

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w