Phát huy tính tự giác của học sinh trung học phổ thông trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

dục ý thức bảo vệ môi trường

Tính tự giác của học sinh nghĩa là học sinh chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động như: Xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất; Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương; tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà trường và nơi công

cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp; nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao...

Bởi vậy, yếu tố quyết định thành công của việc “phát huy tính tự giác của học sinh trung học phổ thông trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Yếu tố đó chỉ được thực hiện khi:

Thứ nhất: Mỗi thầy, cô giáo, cán bộ của nhà trường phải thể hiện được thái độ, tình cảm yêu thương, tôn trọng đối với học sinh trong mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường; đảm bảo bài giảng phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và gắn chặt với bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương; đảm bảo sự thân thiện trong nội bộ, giữ vững đoàn kết trên cơ sở tôn trọng, thông cảm với nhau.

Thứ hai: Trong quá trình dạy học giáo viên cần coi trọng yêu cầu phát triển kỹ năng vận dụng, đặc biệt là vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương như giữ gìn vệ sinh chung đường làng ngõ xóm, động viên các em tham gia tích cực trong các hoạt động vệ sinh môi trường ở địa phương.

Thứ ba: Xây dựng chương trình công tác đoàn trong năm học gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại nhằm khám phá, tìm hiểu thiên nhiên, gắn với các môn học như Giáo dục công dân, Địa lý, Sinh học... và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thứ tư: Tổ chức cho các chi đoàn học sinh đăng ký và thực hiện phong trào: Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp. Đồng thời hằng ngày phải giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em trong các hoạt động này.

Thứ năm: Để học sinh có thể phát huy được vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của mình, nhà trường cần phải tạo những điều kiện thuận lợi cần thiết như;

nội dung dạy học, hoạt động giáo dục phải được thay đổi cải tiến cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương. đồng thời phải quán triệt vai trò “cùng tham gia” của học sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường. Tạo ra cho các em bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh được lắng nghe, chia sẻ, hòa nhập, tự tin và cảm thấy an toàn khi tham gia bảo vệ môi trường.

Nếu có được sự phối hợp đồng bộ và sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường cùng sự chia sẻ hợp tác của toàn thể cán bộ giáo viên thì chắc chắn việc phát huy tính tự giác của học sinh trung học phổ thông trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ đem lại kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w