của một con người bệnh tật hiểm nghèo nhưng luôn hướng về cuộc sống, quê hương và con người.
B. Phương tiện, phương pháp tiến hành
1. Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bảng phụ
2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, gợi mở, phân tích, nêu vấnđề, bình giảng. đề, bình giảng.
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Vì sao nói Tràng giang là bài thơ thể hiện nỗi sầu không gian, sầu
vũ trụ, sầu vạn kỉ, là bài thơ tiêu biểu nhất cảu Huy Cận cũng như của phong trào thơ mới?
3. Dạy học bài mới
Lời vào bài: Trong phong trào thơ mới (giai đoạn 1930 - 1945), chúng ta đã được học về thơ Nguyễn Bính, một một nhà thơ thấm đẫm hồn quê. Chúng ta cũng được học thơ Xuân Diệu, một hồn thơ nồng nàn tha thiết và rạo rực yêu đời, yêu người; Một Huy Cận bát ngát mênh mang buồn. Bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm một nhà thơ mới nữa, một nhà thơ có thể nói rằng phức tạp và cũng đặc biệt nhất trong các nhà thơ mới. Đó là nhà thơ Hàn Mặc Tử với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
HOẠT ĐỘNG GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Em nào có thể cho biết những nét chính trong cuộc đời Hàn Mặc Tử?
(GV: Treo tranh ảnh chân dung Hàn Mặc Tử lên bảng)
+ Khi tìm hiểu về cuộc đời Hàn Mặc Tử, chúng ta cần chú ý những điểm nào nhất? Vì sao?
HS: trả lời những nội dung chính, giáo viên nhận xét, bổ sung, những hình ảnh về Hàn Mặc Tử. I. TIỂU DẪN 1. Tác giả Hàn Mặc Tử (1912 - 1940)
- Tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí, sinh tại Lệ Mĩ Quảng Bình
- Thân thế:
+ Gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, nhà có 8 anh chị em.
- Cuộc đời:
+ Cuộc đời bôn ba lận đận: sinh - Quảng Bình; thưở nhỏ sống ở Bình Định; lớn lên đi học ở Huế; 1932 đi làm ở sở đạc điền Bình Định; 1935 làm báo ở Sài Gòn; 1936 phát bệnh phong phải sống cách li người thân; ngày 20/9/1940 được đưa vào trại phong Quy Hoà; mất ngày 11/11/1940 tại
GV: Em hãy nêu một số tác phẩm của Hàn Mặc Tử và theo em thơ Hàn Mặc Tử có điểm nào đặc biệt, so với các nhà thơ mới mà em đã học?
HS: trả lời
- GV nhận xét và phân tích thêm một vài ví dụ để làm rõ đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử: + Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng đau thương lên đến tột đỉnh.
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút/ Mỗi câu thơ đều dính não cân ta(Rướm máu)
+ Đồng thời Hàn Mặc Tử cũng có những câu thơ rất trong sáng vui tươi: Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng…
(Mùa xuân chín)
GV: Theo em hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có điểm nào đáng chú ý?
- Em nào có thể chỉ ra ý chính của ba khổ thơ?
đó.
2. Thơ Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử làm làm thơ năm 16 tuổi, các bút danh khác: Lệ Thanh, Phong Trần; - Các sáng tác tiêu biểu: Gái quê (1936),
Thơ điên, Xuân như ý (1938), Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, duyên kì ngộ
(Kịch thơ - 1939) Quần tiên hội (Kịch thơ),
Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi - 1940)
3. Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
a) Xuất Xứ
HS: phát biểu.
- GV nhận xét và bổ sung thêm.
GV gọi HS đọc bài thơ;
HS khác nhận xét cách đọc của bạn;
- GV định hướng cách đọc đúng, giọng đọc chậm rãi, thiết tha, vui (khổ 1), trầm buồn, da diết (khổ 2, 3)
- GV gọi HS đọc lại và sau đó GV đọc diễn cảm bài thơ: GV: Theo em câu thơ đầu tiên của bài thơ có thể hiểu theo những cách nào? Em thấy cách hiểu nào là hợp lí nhất?
HS: thảo luận và phát biểu.
- GV: thuyết giảng thêm:
+ Câu hỏi “Sao …thôn Vĩ”, vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái, vừa như lời tự trách của Hàn thi nhân, nhưng trên hết đó là câu hỏi khơi gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm, bao hình ảnh về thôn Vĩ.
thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong. Lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ (1938) in trong tập “Đau thương”
b) Bố cục
- Bố cục bài thơ gồm ba đoạn - Ba khổ thơ + Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ lúc bình minh + Khổ 2: Bức tranh thôn Vĩ lúc hoàng hôn và về đêm.
+ Khổ 3: Bức tranh tâm trạng của Hàn Mặc Tử