Kết luận thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 125)

- khách đường xa: cũng có thể là người đang sống Vĩ Dạ, cũng có thể là chính nhà

3.5.Kết luận thực nghiệm

Từ kết quả thực nghiệm qua tiết dạy thực nghiệm và kết quả bài làm của học sinh lớp đối chứng và thực nghiệm, đồng thời qua điều tra, quan sát hoạt động học tập của HS, người thực hiện đề tài: ‘‘Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT’’ rút ra một số kết luận sau:

- Việc hướng dẫn HS đọc hiểu một tác phẩm Thơ mới theo một số phương pháp và biện pháp như luận văn trình bày đã đem lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Sự chênh lẹch về kết quả giữa hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng chưa lớn, nhưng cũng cho thấy ít nhiều có sự tác động tích cực, chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ.

- Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự công phu, chu đáo từ việc xác định đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. GV phải chuẩn bị thật kĩ những nội dung liên quan đến bài học và phải có cách tổ chức bài học sao cho phải khoa học, hấp dẫn. Việc dạy học bằng giáo án thực nghiệm vất vả hơn nhiều so với giáo án bình thường, nên vai trò của GV rất quan trọng.

- Cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với quy luật và đặc thù bộ môn, cũng như phù hợp khi giảng dạy Thơ mới như đọc diễn cảm, giảng bình, đặt câu hỏi, hướng dẫn HS học thêm ở nhà cũng như một số hoạt động như lời vào bài, đọc hiểu văn bản.... Bên cạnh sự tiếp thu của từng cá thể, GV cần tổ chức dạy học theo nhóm và phương diện kiểm tra đánh giá cần linh hoạt các hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để tăng hiệu quả giờ học và niềm yêu thích học văn của HS.

KẾT LUẬN

1. Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tương lai. Để làm được điều đó, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Muốn vậy phải lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức - chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá - lĩnh hội kiến thức. Theo đó, việc giảng dạy tác giả, tác phẩm Thơ mới trong trường phổ thông cũng cần có sự ‘‘tích hợp’’ theo hướng ‘‘tích cực’’.

2. Để nghiên cứu, triển khai đề tài Dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình lý luận về giảng dạy Thơ mới trong trường THPT hiện nay và đã điều tra thực trạng dạy học Thơ mới trên một số trường học ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, làm cơ sở cho việc đề xuất những nguyên tắc có tính định hướng và những phương pháp, biện pháp cụ thể trong quá trình dạy học các tác phẩm Thơ mới trong chương trình. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chứng một số tiết dạy ở các địa bàn trên, có kiểm tra, thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm, để từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Kết quả thu được tuy chưa cao và chưa hoàn toàn thuyết phục nhưng đã bước đầu cho thấy hiệu quả từ việc dạy đọc hiểu Thơ mới trong trường phổ thông. Chúng tôi hy vọng đề tài là những định hướng có giá trị, là những tư liệu đáng tin cậy giúp GV thiết kế, tỏ chức và hướng dẫn có hiệu quả các giờ học Thơ mới nói riêng và mở rộng hướng dạy tác phẩm thơ trữ tình nói chung trong chương trình.

3. Từ góc độ chiếm lĩnh văn bản Thơ mới với mong muốn đề tài được thực hiện hóa trong thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị:

- Đối với GV: Phải có những tri thức nền tảng về thể loại và loại hình Thơ mới cũng như phương pháp tiếp cận, phân tích đối tượng đặc thù này..

- Đối với nhà trường: Tổ bộ môn cần tăng cường những hoạt động trao đổi về phương pháp tiếp cận, giải mã tác phẩm trong nhà trường nói chung, thảo luận về phương pháp dạy đọc hiểu về Thơ mới nói riêng để dạy học có hiệu quả. Có như vậy, những tác phẩm văn chương mới thực sự sống đời sống của nó.

- Đối với các ban ngành liên quan, cần có nhiều chuyên đề bồi dưỡng kiến thức song song với việc bồi dưỡng lý luận dạy học văn nói chung, phương pháp đọc hiểu Thơ mới nói riêng. Bởi đó là chìa khóa cánh cửa giúp GV tìm hiểu tác phẩm.

4. Từ góc nhìn về cách tổ chức dạy học tác giả, tác phẩm Thơ mới, chúng tôi cũng xin đề xuất thêm một số ý kiến như sau:

- Khi đi vào giảng dạy tác giả, tác phẩm Thơ mới, người GV cần đầu tư vào cách thiết kế bài học, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo án trình bày theo cách tổ chức bài học đã xây dựng và kịp thời điều chỉnh những gì còn thiếu trong quá trình dạy.

- GV phải vận dụng phù hợp, linh hoạt các PPDH, nhất là các phương pháp dạy học hiện đại, vè không có phương pháp nào là độc tôn. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng nên cần phát huy điểm mạnh để phát huy tính tích cực, chủ động của HS và có những giờ học lí thú và bổ ích đối với các em.

- GV luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, thường xuyên tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm, học hỏi và chia sẻ lẫn nhau.

Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, thì đổi mới dạy học theo đặc trưng thể loại và loại hình là hết sức cần thiết. Vì thế khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng góp thêm một tiếng nói của mình vào việc cụ thể hóa những quan điểm, những đổi mới trong dạy học Ngữ văn.

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 125)