Một số hoạt động cần chú ý trong giờ dạy học tác giả Thơ mớ

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50)

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

2.1.3.Một số hoạt động cần chú ý trong giờ dạy học tác giả Thơ mớ

Đi kèm với các phương pháp là các hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn với hình thức dạy học có tác dụng kích thích sự

Xuân Diệu Trước CM tháng 8 Sau CM tháng 8 Tư tưởng chi phối là niềm khát khao giao cảm với đời Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt “xanh non”, “biếc rờn” Mẫu thuẫn bi kịch của tình yêu đòi hỏi sự vô biên tuyệt đích Ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp Hồn thơ Xuân Diệu bắt vào phong trào CM để hoà nhập cuộc sống nhân dân Ông viết về tổ quốc về nhân dân với tinh thần lạc quan Thành công nhiều lĩnh vực: nghiên cứu và phê bình văn học

hứng thú và tính sáng tạo của học sinh. Hình thức dạy học là sự cụ thể hoá phương pháp dạy học. GV tổ chức giờ học qua các hoạt động cụ thể, các hoạt động đó được thể hiện trên giáo án và tiến trình lên lớp của GV. Như vậy tùy thuộc đặc trưng bài học mà GV có các hoạt động hợp lí, khoa học, hiệu quả. Sau đây là các hoạt động cần chú ý trong giờ dạy học về tác giả Thơ mới khi bài tác giả được học riêng một tiết trong sách Ngữ văn nâng cao.

2.1.3.1. Lời vào bài

Dạy học là một quá trình. Quá trình đó bao gồm từ khâu thiết kế, biên soạn và lên lớp. Trong đó khâu biên soạn lời vào bài (nếu được biên soạn kĩ càng) sẽ có vai trò rất lớn như vai trò mở đường cho tiến trình dạy học, vai trò khái quát nội dung bài dạy, vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản.

Thời gian lên lớp chỉ gói gọn trong vòng 45 phút, nên thông thường người dạy chỉ dành khoảng 2-3 để dẫn vào bài mới (bằng nhiều cách). Vậy nên yêu cầu đầu tiên của lời dẫn cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, lấy ít dẫn nhiều chứ không dài dòng tùy tiện.

Khi dạy bài học về tác giả văn học, thao tác lời vào bài cũng hết sức cần thiết bởi vốn dĩ những bài học về tác giả thường khô khan với người học và cả người dạy. Vì vậy để tránh sự nhàm chán, lối suy nghĩ sáo mòn các tiết học về tác giả, GV cần có lời vào bài thu hút, thuyết phục sự tò mò và niềm yêu thích từ phía HS.

Dẫn dắt, giới thiệu bài học cần mang tính thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật. Tính khái quát kết hợp với tính cụ thể, nhấn mạnh những ấn tượng sâu đậm nhất của văn bản hoặc gợi mở sự phát hiện.

Bài học về tác giả thì nội dung lời dẫn có thể áp dụng những cách sau: - Nêu câu hỏi: Nêu câu hỏi có hai loại: thứ nhất là loại câu hỏi thiết vấn (thiết lập câu hỏi để tự trả lời), thứ hai là loại câu hỏi đề vấn (nêu câu hỏi để học sinh trả lời). Nội dung câu hỏi có thể nêu ra từ những mặt khác nhau, góc độ khác nhau, chỉ cần phù hợp nội dung bài học là được.

Ví dụ: Bài học về tác giả Xuân Diệu khi vào bài GV có thể đặt câu hỏi: + GV: Trong phong trào Thơ mới, nhà thơ nào được Hoài Thanh đánh giá là ‘‘nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới’’? Hoặc có thể bắt đầu bằng câu hỏi: Trong phong trào Thơ mới nhà thơ nào được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình?

+ HS: Thưa cô, nhà thơ Xuân Diệu

Sau khi HS trả lời GV dẫn dắt lời vào bài: Trong Thi nhân Việt Nam Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới…Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này. Điều gì làm nên một hồn thơ Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời và sống vội vàng, cuống quýt đến vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học về tác giả Xuân Diệu để hiểu thêm hồn thơ của ông.

- Sử dụng tranh ảnh minh họa: Sử dụng tranh ảnh về chân dung nhà văn được phóng to và in ra. Với bài học về tác giả Xuân Diệu thì chân dung nhà thơ đã được in trong sách giáo khoa, giáo viên phóng to và treo lên bảng giới thiệu cho học sinh thay cho lời dẫn để tạo cảm giác chân thật, tăng thêm tính sinh động.

- Trích dẫn thơ: Có nhiều tác giả văn học có những giai thoại bằng thơ, giáo viên có thể trích dẫn để giới thiệu trong lời vào bài để tăng thêm sự kích thích tò mò cho HS, giúp HS hứng thứ và yêu thích bài học. Khi dạy nhà thơ Xuân Diệu lời vào bài có thể giới thiệu:

Cha Đàng ngoài, mẹ ở Đàng trong Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ Vượt đèo Ngang kiếm nơi cần chữ Cha Đàng ngoài, mẹ ở Đàng trong Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng

Mối tơ hồng” ở đây chính là mối tính giữa ông đồ xứ Nghệ với cô hàng nước mắm vạn Gò Bồi đã để lại cho đời một thi sĩ lớn - thi sĩ Xuân Diệu, chúng ta cùng tìm hiểu bài học về tác giả Xuân Diệu.

- Liên tưởng loại suy: Loại suy là thuật ngữ logic, có nghĩa là căn cứ vào điểm tương đồng về thuộc tính nào đó của hai đối tượng để suy ra những thuộc tính khác của chúng cũng có thể là tương đồng ở những suy lí gián tiếp.

Trước bài học về tác giả Xuân Diệu, HS đã được học ba văn bản là Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới thì khi giới thiệu lời dẫn GV cho HS liên tưởng từ ba bài học trước đó. Ví dụ: Ở ba văn bản Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới chúng ta thấy một Xuân Diệu sôi nổi, hăm hở yêu sống đến cuồng nhiệt nhưng đằng sau tình cảm cảm xúc ấy là cả một cơ sở có ý thức, một quan niệm nhân sinh…vậy điều gì làm nên một hồn thơ như thế, bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Như vậy, lời vào bài cần dễ hiểu mà tinh tế, ngắn gọn mà vui vẻ, thú vị luôn mang đến tâm trạng dễ chịu, phấn chấn cho học sinh. Giáo viên linh hoạt là không đi theo kiểu giới thiệu máy móc, rập khuôn mà luôn đổi mới theo chiều hướng sinh động, thậm chí hài hước.

2.1.3.2. Tìm hiểu tiểu sử nhà thơ

Một bài đọc hiểu được chọn học trong chương trình thường có hai phần, phần tiểu dẫn và phần văn bản. Phần tiểu dẫn như một bài học về tác gia thu nhỏ mà qua đó học sinh nắm được những nét chính trong cuộc đời của tác giả, sự nghiệp văn chương và hiểu biết cơ bản về tác phẩm hay đoạn trích. Như vậy phần tiểu dẫn không thể thiếu đối với một bài đọc hiểu văn bản. Với bài văn học sử mà kiểu bài về tác giả văn học thì phần tìm hiểu tiểu sử nhà văn cụ thể và chi tiết hơn và nó nằm ở mục I trong bài học. Thông thường tác giả được chọn học, các nhà biên soạn sách đưa vào chương trình nhiều hơn một tác phẩm. Có như vậy, người học mới có cái nhìn bao quát và hiểu hơn về những sáng tác văn chương của họ.

Bài học về tác giả Xuân Diệu, phần tiểu sử trong cuộc đời của ông được viết khá chi tiết và đầy đủ. Khi tìm hiểu nội dung này, GV không nên qua loa, đại khái mà cần tìm hiểu kĩ đựa trên các nét chính, những đặc điểm quan trọng trong cuộc đời ông. Đặc biệt là những nội dung, những biến cố cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác văn chương của họ. Bởi như đã nói ở phần trên giữa cuộc đời, cá tính và sự nghiệp nhà văn có mối quan hệ biện chứng. Nhiệm vụ của GV là Hướng dẫn cho HS tìm ra mối quan hệ biện chứng đó để hiểu sâu sắc nhà thơ.

Về tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu GV hướng dẫn HS tìm hiểu trên những nét chính sau:

- Xuân Diệu (1916-1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu đã thừa hưởng từ người cha mình, một ông đồ xứ Nghệ đức tính cần cù, chịu học để rồi cả cuộc đời sáng tạo “tay siêng làm lụng mắt hay kiếm tìm”. “Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát” ngọn gió biển Quy Nhơn nồng nàn, tha thiết đã đem đến hơi thở mãnh liệt sôi nổi trong thơ Xuân Diệu.

- Xuân Diệu có thơ đăng báo từ năm 1935. Ông nổi tiếng như một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)

- Xuân Diệu học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn. Thế Lữ đã từng nhận xét về Xuân Diệu: "Một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc". Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ, sống giữa thiên nhiên phóng khoáng với những ngọn gió nồm và những con sóng biển đã tác động đến hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. Phải sống trong hoàn cảnh éo le, ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủi. Vì thế, thơ ông luôn thể hiện tâm hồn khao khát tri âm, khao khát giao cảm với đời một cách mãnh liệt và da diết. Đúng như ý kiến của một nhà phê bình đã đánh giá: "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời”.

- Về quá trình đào tạo: Một mặt, ông tiếp thu, học hỏi văn hóa phương Đông từ người cha là một nhà nho, tìm về vốn tri thức cổ, văn hóa truyền thống một cách tích cực. Mặt khác, Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là Pháp và các nhà văn thuộc trường phái tượng trưng một cách có hệ thống. Vì thế có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ. Trong đó yếu tố Tây học, hiện tại ảnh hưởng sâu đậm hơn.

- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Đặc biệt, ông nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc với mười lăm tập thơ. Đối với Xuân Diệu, làm thơ, văn không chỉ để khẳng định tài năng mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời.

2.1.3.3. Tìm hiểu sự nghiệp nhà thơ

Dạy kiểu bài về tác giả văn học, việc tìm hiểu tiểu sử nhà văn là hết sức cần thiết và là phần bài học quan trọng trong toàn bài. Bởi qua tiểu sử nhà văn, GV cho HS thấy được phong cách nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của tác giả, qua đó học sinh bước đầu có định hướng để tìm hiểu tác phẩm. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu có thể chia làm hai giai đoạn: Trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. GV cần làm rõ những ý cơ bản sau:

Lao động nghệ thuật suốt hơn một nửa thế kỷ, Xuân Diệu đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học xuất sắc. Là một con người tài năng nhiều mặt, ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng có những đóng góp lớn nhưng nói đến Xuân Diệu trước hết phải nói đến một nhà thơ, một cây đại thụ của thơ ca hiện đại Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào. Thơ mới với hai tập thơ xuất sắc Thơ thơ

cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, thiết tha yêu đời, thể hiện niềm khát khao giao cảm tận độ với cuộc đời bằng một cái tôi cá thể ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thế giới.

- Xuân Diệu không muốn hòa lẫn cái tôi của mình vào biển đời mờ mờ nhân ảnh mà khẳng định mình là đỉnh Hi Mã Lạp sơn, "là Một, là Riêng, là Thứ nhất. Trong khi các nhà thơ mới khác đối lập cái tôi của mình với cuộc đời như tìm đến chốn bồng lai tiên cảnh như Thế Lữ, tìm về chốn quê như Đoàn Văn Cừ thì Xuân Diệu hòa lẫn cái tôi của mình vào cuộc đời trần thế, yêu đời tận hưởng đắm say với cuộc đời.

- Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu luôn thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao chiếm lĩnh và hưởng thụ những giá trị tươi đẹp của cuộc sống. Cái tôi Xuân Diệu được giải phóng khỏi ước lệ phi ngã cổ điển, nhìn đời bằng cái nhìn xanh non, biếc trời, đầy trẻ trung.

- Trong thơ Xuân Diệu, cảm thức thời gian được bắt nguồn từ quan điểm nhân sinh mới mẻ. Xuân Diệu với tâm hồn nhạy bén ý thức được sự chảy trôi của thời gian một đi không trở lại nên luôn mang trong mình nỗi ám ảnh, lo sợ. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, tận hưởng từng phút giây của cuộc đời, thể hiện niềm ham sống lành mạnh.

- Bên cạnh niềm yêu say cuộc đời, thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nỗi buồn chán, hoài nghi, cô đơn. Hai trạng thái cảm xúc này tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất của một hồn thơ khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời, của một cái tôi có thể ý thức đầy đủ về sự hiện hữu và giá trị của bản thân trước thế giới.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu trở thành nhà thơ cách mạng, hòa mình vào cuộc sống mới, nhiệt thành phục vụ cách mạng. Thơ nở rộ với nhiều tập thơ lớn: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962),

đây, Xuân Diệu mang trong mình nỗi cô đơn hoài nghi trước cuộc đời thì sau cách mạng, nhà thơ đã nhanh chóng hòa nhập, tìm được sự tri âm. Cảm hứng thơ vì thế mà tươi vui ấm áp: Trước lệ sa ta oán hận đất trời/ Nay lệ hòa ta lại thấy đời vui.

Đề tài phong phú hơn, mở rộng hơn. Ngòi bút hướng đến Đảng, nhân dân, cuộc sống lao động mới.Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đòi hỏi cách thể hiện mới. Ngòi bút của Xuân Diệu không thể đi theo lối cũ đường quen. Xuân Diệu học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, ngôn ngữ giản dị, gần với đời sống. Giọng điệu thơ phong phú, không chỉ đơn thuần là giọng trữ tình mà còn mang giọng trầm hùng cổ kính của sử ca.

Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết văn xuôi, nghiên cứu phê bình văn học và dịch thuật. Phấn thông vàng (1939) và Trường ca (1945) là hai tập văn xuôi đặc sắc của ông. Xuân Diệu còn để lại những tập tiểu luận, phê bình có giá trị: Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ, Dao có mài mới sắc...

Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn chương. Dù đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng thơ Xuân Diệu vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn các thế hệ độc giả.

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50)