TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
2.1.2. Một số phương pháp, biện pháp dạy học tác giả Thơ mớ
Phương pháp dạy học thường được hiểu với hai nét nghĩa, ở nét nghĩa thứ nhất thì phương pháp là cách thức, là con đường mà giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức; ở nét nghĩa thứ hai thì phương pháp là các thủ pháp, biện pháp dạy học cụ thể. Khi dạy học kiểu bài về tác giả trong đó có tác giả thơ mới cũng cần có những phương pháp, biện pháp riêng để học sinh dễ lĩnh hội nội dung của bài học; từ đó giúp các em định hướng và có cách tiếp cận với những tác giả văn học khác trong và ngoài chương trình. Sau đây sẽ là một số phương pháp, biện pháp thường sử dụng trong giờ dạy học tác giả Xuân Diệu ở chương trình Ngữ Văn 11 tập 2 nâng cao.
2.1.2.1. Tóm tắt và và hệ thống hóa luận điểm trong bài học tác giả
Kiểu bài học về tác giả văn học thường bao gồm các phần như: cuộc đời và con người nhà văn, ở phần này có các kiến thức như cuộc đời, gia đình và thời đại của nhà văn ; Phần thứ hai là sự nghiệp văn chương, phần này là
kiến thức về các thể loại, quan điểm, tư tưởng, thành tựu, nội dung và phong cách sáng tác nhà văn. Như vậy bài học về tác giả chứa đựng một dung lượng lớn kiến thức, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Hệ thống kiến thức này được tổ chức trong một hệ thống luận điểm logic, rành mạch. Vì vậy, một biện pháp dạy học mà GV cần chú ý trong dạy văn học sử là tóm tắt và hệ thống hóa các luận điểm khoa học.
Khi học bài văn học sử về tác giả, GV cần hướng dẫn cách HS phân tích, hệ thống hóa các luận điểm trong bài học. Hệ thống luận điểm của kiểu bài khái quát về tác giả thơ mới mà cụ thể là tác giả Xuân Diệu được chia làm ba phần, được thể hiện qua các tiêu đề in đậm và đánh số thứ tự như sau:
Phần I. Cuộc đời
1. Tiểu sử 2. Con người
Phần II. Sự nghiệp văn học
A. Trước Cách mạng tháng Tám 1. Về thơ
2. Về văn xuôi
B. Sau Cách mạng tháng Tám
Phần III. Kết luận
Cụ thể, khi dạy mục II. Sự nghiệp văn học: thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám có bốn đặc điểm cơ bản, những đặc điểm đó được trình bày trong bài học theo các mục a,b,c,d trong SGK như sau:
- Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học cuả Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời. Xuân Diệu muốn “Cái Tôi” phải được khẳng định chói lọi: Thà một phú huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Giục giã)hay sự khẳng định ước muốn táo bạo: Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay đi (Vội vàng).
- Với một hồn thơ yêu đời, yêu sống, Xuân Diệu đã thổi vào thơ mới một luồng gió nồng nàn, sôi sục, ít có trong thơ truyền thống. Thoát khỏi con mắt ước lệ cũ, nhà thơ nhìn cuộc đời bằng con mắt cuả chính mình, nhìn thấy bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm cuả thiên nhiên và con người nơi trần thế: Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn day cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều/ Và non nước và cây và cỏ rạng/ Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời tươi/ Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi?(Vội vàng). Với Xuân Diệu tất cả đều là ‘‘tình yêu thứ nhất’’ và ‘‘mùa xuân đầu’’, bởi vì trong con mắt ông Tình không tuổi và xuân không ngày tháng( Xuân không mùa), Xuân đương tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất (Vội vàng).
- Xuân Diệu là nhà thơ cuả tình yêu. Một tình yêu vô biên, tuyệt đích, vĩnh cửu. Tình yêu ấy không có trong thực tế, vì thế thơ tình Xuân Diệu hầu hết là nỗi đau cuả một trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đáp xứng đáng, là cảm giác cô đơn giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo của người đời. Ta hiểu vì sao trong thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu, mùa xuân và bình minh đi liền với những chiều thu tàn và những đêm trăng lạnh; sự nồng nàn đi liền với cảm giác bơ vơ…Ví dụ: Mây vẩn từng không, chim bay đi/ Khí trời u uất hận chia li/ Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói/ Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì (Đây mùa thu tới).
- Thơ Xuân Diệu ‘‘Tây quá’’. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng chủ yếu của thơ tượng trưng Pháp. Xuân Diệu khám phá được những biến thái tinh vi của tâm hồn thiên nhiên và tâm hồn con người và thể hiện những vần thơ tài hoa, độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần (Vội vàng), Hơn một loài hoa đã rụng cành (Đây mùa thu tới).
Tóm lược, tổng hợp, hệ thống hóa các luận điểm trong bài học về tác giả là hết sức cần thiết. Nó giúp HS hiểu, nhớ nhanh các luận điểm được triển
khai trong bài học. Đồng thời phương pháp này giúp GV triển khai bài học được dễ dàng, thuận lợi và khoa học.
2.1.2.2. Đặt câu hỏi
Hệ thống câu hỏi được sử dụng có hiệu quả chính là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Trong bản giải thích chương trình của Bộ giáo dục có đoạn nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc học các bài tác gia văn học như sau: Nghiên cứu về tiểu sử của nhà văn không những cần thiết cho việc tìm hiểu văn chương mà còn có lợi cho xây dựng tư tưởng, tình cảm của học sinh nữa. Có nhiều căn cứ để xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc hiểu cho bài tác gia văn học như: theo giai đoạn của bài học, theo đặc điểm bài học, theo nội dung cần hỏi, theo mục đích, chức năng...
Cách đặt câu hỏi trong dạy học tác giả thơ mới cần phải dựa trên mục tiêu của bài văn học sử nói chung và bài tác gia văn học nói riêng. Chẳng hạn khi dạy bài học về tác gia Xuân Diệu, phải thấy được tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời. Trên cơ sở đó khẳng định những đóng góp mới mẻ của tác giả về thi pháp và phong cách nghệ thuật. Bài học cũng giúp HS thấy được Xuân Diệu là một tài năng lớn, có vị trí quan trọng trong phong trào Thơ mới cũng như nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Vì thế khi đặt câu hỏi cần chú ý mục tiêu bài học như:
- Vị trí của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới và nền thơ ca Việt Nam hiện đại ?
- Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu là gì ? - Những đóng góp về mặt thi pháp của thơ Xuân Diệu ?
Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu không thể không bám sát vào mục tiêu của môn học và mục đích bài học, bởi không có mục tiêu xác định thì dù phương pháp tốt đến mấy ‘‘mũi tên phương pháp sẽ bay vô hướng trong không gian’’.
Cấu trúc của bài học về tác giả văn học thường có ba nội dung chính: Về cuộc đời tác giả, sự nghiệp văn học tác giả, kết luận. Bài học về tác giả Xuân Diệu cũng không nằm ngoài cấu trúc đó. Vì thế khi xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài tác giả Xuân Diệu cần chú ý những dạng câu hỏi sau:
- Dạng câu hỏi tái hiện : Dạng câu hỏi này nhằm tái hiện lại những hiểu biết của các em về cuộc đời tác giả (nằm ở mục 1 của bài học): Loại câu hỏi này mang tính chất tóm tắt văn bản, giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả và bước đầu nắm bắt những nội dung cơ của bài học. Ví dụ: Anh/ chị hãy tóm tắt cuộc đời Xuân Diệu ? Nhận xét về mối quan hệ giữa môi trường gia đình, xã hội, thiên nhiên, văn hóa của Xuân Diệu thời niên thiếu với những đặc điểm cơ bản của con người nhà thơ ?
- Dạng câu hỏi phân tích luận điểm : Dạng câu hỏi này nên tập trung vào phần 2 của bài học khi hướng dẫn HS đọc hiểu về sự nghiệp văn học của tác giả: Đây là nội dung quan trọng nhất của bài học về tác giả văn học, nó giúp người học có cái nhìn khái quát về sự nghiệp văn học của tác giả, những quan điểm nghệ thuật và phong cách riêng của nhà văn. Vì thế cần xây dựng hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng để HS có cái nhìn bao quát giúp các em hiểu hơn khi học tác phẩm của nhà văn đó. Ví dụ câu hỏi phân tích, khái quát: Anh/ chị hiểu như thế nào về mâu thuẫn bi kịch trong thơ Xuân Diệu nói chung, trong thơ tình (trước cách mạng tháng Tám) của ông nói riêng ? Mâu thuẫn ấy thể hiện cụ thể trong thế giới hình tượng thơ ông như thế nào ? - Dạng câu hỏi so sánh, khái quát đồng đại: Thơ mới là tiếng nói của
cái tôi cá nhân. Các nhà thơ mới nói chung đều có ý thức khẳng định cái tôi
cá nhân của mình. Ở Xuân Diệu sự khẳng định ấy có gì đặc biệt ? Hoặc có thể là câu hỏi liên kết, khái quát lịch đại: Xuân Diệu coi con người giữa tuổi trẻ và tình yêu là hoàn mĩ nhất. Điều ấy có những ảnh hưởng gì tới những đổi mới trong cách sáng tạo hình ảnh thơ của ông so với nghệ thuật thơ ca truyền thống ? Hãy nêu vài dẫn chứng cụ thể.
- Dạng câu hỏi nêu vấn đề : Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi đặt ra những mâu thuẫn, có tính chất phức tạp về nội dung, được người GV đặt ra yêu cầu HS nhận thức, tư duy độc lập để hướng tới tìm kiếm cách giải quyết vấn đề. Các câu hỏi có tính vấn đề của GV nhằm làm cho các em hiểu sâu hơn nội dung bài học.
Xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu kiểu bài về tác giả văn học cần dựa trên cơ sở thực tế và khoa học, bởi qua hệ thống câu hỏi cũng là cách rèn luyện thế giới quan, nhân sinh quan cho HS và bước đầu định hướng tạo điều kiện tìm hiểu nội dung sáng tác của nhà văn mà HS sẽ được học các tác phẩm cụ thể trong chương trình.
2.1.2.3. Liên hệ, so sánh
So sánh là phương pháp giáo viên đưa ra hai tác phẩm, hai hiện tượng, thể loại văn học nhằm thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, khắc sâu kiến thức, nhấn mạnh một số đặc điểm của đối tượng mà giáo viên cần nói tới. Phương pháp này sẽ giúp học sinh luôn có một cái nhìn mang tính hệ thống giữa hai đối tượng, luôn đặt đối tượng trông một tương quan so sánh đối chiếu để thấy được tính chất riêng biệt cũng như tính chất chung của nó.
Nói đến Thơ mới là nói đến một phong trào thơ với sự bùng nổ mạnh mẽ của cái tôi thi sĩ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều để lại dấu ấn, phong cách riêng về quan niệm thẩm mĩ, về thi pháp…Chính vì vậy mà Hoài Thanh có viết:
‘‘Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận’’ [54, 51]. Vì thế trong quá trình giảng dạy về tác giả thơ mới, phương pháp so sánh là hết sức cần thiết.
Trong giờ dạy học về tác giả thơ mới mà cụ thể là tác giả Xuân Diệu thì GV thường dùng phương pháp so sánh lịch đại. Khi dạy đến mục II- Sự nghiệp văn học, giáo viên có thể đưa ra so sánh thơ Xuân Diệu với thơ Trung đại nhằm mục đích cho học sinh thấy được ‘‘cái mới’’ của nhà thơ trên các phương diện như quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng cảm xúc, thi pháp…
Về quan niệm thẩm mĩ, thơ xưa nói đến cái đẹp không thể không nhắc đến tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng. Còn trong thơ Xuân Diệu, lần đầu tiên ta bắt gặp cái cảm giác mới mẻ chưa từng thấy; với cặp mắt ‘‘xanh non’’, cặp mắt ‘‘biếc rờn’’ ngơ ngác và đầy vui sướng, nhà thơ đã phát hiện ra biết bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm của thế giới thiên nhiên và con người nơi trần thế rất đỗi bình dị và gần gũi này: Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…
Trong quan niệm của Xuân Diệu chuẩn mực của cái đẹp không phải là thiên nhiên mà là con người - con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Vì thế trong
Vội vàng ông viết:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
(Vội vàng)
Về tư tưởng cảm xúc trong thơ Xuân Diệu không giống tư tưởng cảm xúc trong thơ trung đại. Nếu như thơ trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Trong thơ xưa, mùa xuân tuần hoàn ‘‘xuân qua trăm hoa rụng/ Xuân tới trăm hoa nở’’. Còn trong con mắt Xuân Diệu thì‘‘Tình không tuổi và xuân không ngày tháng’’. Hay:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
(Vội vàng)
Thi nhân cũng từng khẳng định cái tôi mạnh mẽ: ‘‘Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta’’.
Về thi pháp, nếu thơ xưa bị gò bó trong sự nghiêm ngặt của niêm, luật, vần,... thì đến phong trào thơ Mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng gọi là thơ tự do.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, GV cũng chỉ cho HS thấy được thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng, từ bản chất vẫn kế thừa và phát huy cái nhạc điệu, cái linh hồn riêng của thơ ca truyền thống.
Ngoài ra cần có cái nhìn so sánh đồng đại: so sánh phong cách thơ Xuân Diệu với các nhà thơ cùng thời. GV phải hướng dẫn cho HS thấy được Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, nghĩa là có ý thức rất sâu sắc khẳng định cái tôi cá nhân của mình bằng nghệ thuật thơ ca. Nhưng khác với nhiều cây bút khác trong phong trào Thơ mới, ông không đem cái tôi của mình để đối lập vơi đời và thoát li cuộc sống này, trái lại muốn khẳng định nó trong quan hệ gắn bó với đời. Đối với Xuân Diệu, đời được hiểu theo nghĩa trần thế nhất: là con người, là trời đất, hoa lá, cỏ cây ở quanh ta. Ông làm thơ, say mê viết vì với ông thơ không chỉ là chuyện văn chương, mà còn là cách tốt nhất để giao cảm với đời, để có thể sống mãi thế gian này đến vĩnh viễn mai sau (Tình mai sau). Mà trên đời này có gì đáng yêu hơn mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Lòng yêu đời của Xuân Diệu mãnh liệt đến mức dường như xuân và tình tự trong lòng ông tỏa ra và trùm lên cả đất trời, khiến ông thấy bốn mùa đều là mùa xuân và trời đất cỏ cây cũng đều quấn quýt giao tình với nhau (Thơ duyên). Quan niệm về tình yêu trong thơ ông cũng khác với các nhà thơ cùng thời. Ví dụ như trường nghĩa từ ‘‘yêu’’
trong thơ Xuân Diệu mang hơi thở, nhịp sống thị thành, mang đậm màu sắc