Một số hoạt động cần chú ý trong giờ dạy học tác phẩm Thơ mớ

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 79)

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT

2.2.3. Một số hoạt động cần chú ý trong giờ dạy học tác phẩm Thơ mớ

SGK Ngữ văn THPT lựa chọn các văn bản văn học theo tiêu chí thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Đối với thơ trữ tình, trong đó có các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới, một thể loại mang tính chủ quan đậm nét, trong thơ đó là tư tưởng, tình cảm, là nơi rung cảm, hiểu biết và hòa quyện vào nhau, nhưng là hiểu biết bằng tâm hồn, là nơi gợi ra sự hòa hợp và âm vang của câu chữ... Vì thế khi giảng dạy thơ mới nó cũng có những đặc thù ở một số hoạt động như lời vào bài mới, giá trị ngôn từ và giá trị hình tượng riêng trong quá trình đọc hiểu văn bản.

2.2.3.1. Lời vào bài

Cũng như các bài đọc hiểu tác phẩm thuộc các thể loại khác, lời dẫn vào bài rất quan trọng đối với thơ trữ tình thuộc phong trào Thơ mới trong giới thiệu bài mới. Dẫn dắt, giới thiệu bài học cần mang tính thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật. Tính khái quát kết hợp với tính cụ thể, nhấn mạnh những ấn tượng sâu đậm nhất của văn bản hoặc gợi mở sự phát hiện. Có thể vào bài theo cách:

Khái quát nội dung trọng tâm của văn bản

Để dẫn dắt vào văn bản, lời dẫn của giáo viên phải súc tích, cô đọng làm nổi bật trọng tâm của nội dung tư tưởng, nghệ thuật của văn bản. Giáo viên phải thiết kế lời dẫn tóm tắt ngắn gọn luận điểm chính của toàn văn bản, gây sự chú ý đối với bài học về mặt kiến thức.

Làm nổi bật đặc sắc nghệ thuật

Lời dẫn có tính kích thích, sự tò mò, tìm tòi là lời dẫn mang tính thú vị. Có sự nổi bật, có sự nhấn mạnh về yếu tố tài năng nghệ thuật của người sáng tác. Tác phẩm là thành tự của nghệ thuật ngôn từ, giáo viên phải nêu rõ nét

độc đáo nhất của văn bản, vì đặc điểm này, tác phẩm đó trường tồn bất diệt của thời gian.

Lời dẫn dắt luôn đạt được tính đơn giản, súc tích ấn tượng

Lối dẫn dắt dễ hiểu mà tinh tế, ngắn gọn mà vui vẻ, thú vị luôn mang đến tâm trạng dễ chịu, phấn chấn cho học sinh. Giáo viên linh hoạt là không đi theo kiểu giới thiệu máy móc, rập khuôn mà luôn đổi mới theo chiều hướng sinh động, thậm chí hài hước.

Các loại dẫn dắt, giới thiệu

- Dẫn trực tiếp: Giáo viên đi thẳng vào nội dung của tác phẩm. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi; khơi gợi sự thắc mắc, băn khoăn, mong muốn được giải tỏa, hoặc nêu vấn đề bằng cách đặt những dạng câu hỏi để tìm câu trả lời phản biện. Ngoài ra giáo viên cũng có thể sử dụng hình thức giới thiệu giải thích tiêu đề của văn bản. Chẳng hạn: GV có thể đặt câu hỏi khơi gợi trí tò mò của HS khi dẫn vào bài thơ Vội vàng như sau: GV: - Từ vội vàng theo nghĩa thông thường được hiểu như thế nào ? HS: - Từ vội vàng có nghĩa là một hành động, việc làm gì đó tỏ ra rất vội . GV khái quát thành lời dẫn: cách hiểu thông thường là như thế, vậy mà trong thơ Xuân Diệu, vội vàng lại được ông sáng tạo với nét nghĩa để chỉ một quan niệm sống, một cách sống say mê mãnh liệt, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời...Điều đó được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Vội vàng của ông.

- Dẫn gián tiếp: Giáo viên có thể lôi cuốn sự chú ý của học sinh đối với tác phẩm bằng việc kể những câu chuyện có liên quan đến văn bản. Thông qua việc kể chuyện, học sinh sẽ hình thành năng lực tư duy, liên tưởng và nhanh chóng nắm được mục tiêu của văn bản. Giáo viên cũng có thể cho học sinh xem một đoạn băng ghi hình có liên quan đến tác phẩm (qua phương tiện máy chiếu), sau đó mời học sinh trình bày suy nghĩ, cảm nhận sau khi xem băng ghi hình hoặc đặt câu hỏi có tính chất dẫn nhập. Giáo viên cũng có thể đề nghị học sinh nêu câu hỏi thắc mắc và ghi nhận trả lời sau khi đi vào tìm

hiểu văn bản. Giáo viên cũng có thể đề nghị học sinh nêu câu hỏi thắc mắc và ghi nhận trả lời sau khi đi vào tìm hiểu văn bản…Phần lời dẫn không nhất thiết phải bằng lời, âm nhạc, các đồ dùng giáo cụ trực quan mà giáo viên cố ý khắc sâu, khơi gợi để dẫn dắt vào vấn đề đều có ý nghĩa mang đến sự phong phú, sinh động cho bài học.

Ví dụ lời dẫn vào bài Tràng giang: Là bạn thân của Xuân Diệu, làm thành cặp Huy - Xuân với tình bạn song đôi, lâu bền hơn nửa thế kỉ; nếu Xuân Diệu có Thơ thơ thì Huy Cận có Lửa thiêng, nếu Xuân Diệu bị ám ảnh bởi thời gian và tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn nhưng vẫn nồng nàn tha thiết, đắm say, thì Huy Cận sầu không gian, sầu vũ trụ, buồn triên miên trong những vẻ đẹp xưa; chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua bài Tràng giang - một trong những bài thơ nổi tiếng của thi sĩ. Hoặc GV có thể dẫn vào bài bằng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Mùa hè - thu năm 1939, chàng thanh niên 20 tuổi Huy Cận đang là sinh viên trường Cao đẳng Nông lâm, Hà Nội, chiều thứ 7, chủ nhật, chàng thích một mình đạp xe từ Yên Phụ ngược đê lên mạn Chèm Vẽ (huyện Từ Liêm) ngắm cảnh sông Hồng bát ngát. Ngắm cảnh bờ đê tít tắp, cảnh làng mạc cô liêu, trong tâm hồn thi sĩ lại nổi lên nỗi sầu không gian, sầu vĩ trụ miên man và dạy lên nỗi nhớ quê hương. Đêm về, chàng viết bài thơ Chiều trên sông theo thể lục bát, sau đổi thành thất ngôn, 4 khổ và đăt nhan đề mới Tràng giang.

Lời vào bài bài Đây thôn Vĩ Dạ: Trong phong trào Thơ mới 1932-1945 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớn và cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được những tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế.

Lời dẫn luôn lấy mục tiêu đưa người học vào thế tích cực, chủ động để nắm bắt được những vấn đề mấu chốt của văn bản. Người học có thể có

những trạng thái cảm xúc khác nhau như say mê, nghi ngờ, phấn khởi… nhưng chung quy lại đều có chung một xu hướng là học sinh muốn tìm hiểu tận cùng vấn đề.

2.2.3.2. Đọc - hiểu chi tiết văn bản

Tuy không có một chuẩn chung nào quy định về tiến trình bài dạy đọc hiểu nhưng GV phải xây dựng những phương pháp, biện pháp, cách tổ chức hoạt động cho bài dạy sao cho khoa học và hiệu quả. Bài đọc hiểu văn bản Thơ mới (trong SGK cơ bản) thường có bố cục bao gồm nhan đề bài thơ, phần tiểu dẫn, phần văn bản, phần hướng dẫn học bài và cuối cùng là phần luyện tập.

Phần tiểu dẫn như đã nói là phần tri thức văn học sử, cung cấp cho HS kiến thức về tác giả (cuộc đời và sự nghiệp), và hoàn cảnh ra đời tác phẩm... Phần này rất quan trọng, vì nó giúp HS tích hợp kiến thức văn học sử với đọc hiểu. Đây là tri thức nền để HS có cơ sở đọc hiểu văn bản ở phần sau. GV chỉ nên dành khoảng thời gian từ 10-12 phút cho phần này. Thời gian còn lại dành cho phần đọc hiểu văn bản.

Các tác giả như Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính không được học một tiết riêng mà HS chỉ được tiếp xúc thông qua phần Tiểu dẫn, GV tuyệt đối không được bỏ qua bước đọc hiểu phần tiểu dẫn này. GV tổ chức cho HS tìm hiểu phần này bằng cách đặt ra những câu hỏi tái hiện kiến thức : Chẳng hạn:

Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả ? HS có thể trả lời một cách ngắn gọn dựa vào nội dung phần tiểu dẫn được trình bày trong SGK. Ví dụ : Dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, HS có thể trả lời theo các ý :

+ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 trong một gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình

+ Làm công chức ở sở Đạc Điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo nhưng do mắc bệnh phong, nhà thơ về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa

+ Ông có nhiều bút danh như : Phong Trần, Lệ Thanh

GV có thể đặt câu hỏi gợi mở như : Nhìn lại năm sinh năm mất của nhà thơ gợi cho em điều gì ? Yếu tố bất hạnh trong cuộc đời có ảnh hưởng đến nội dung sáng tác thơ của ông hay không ?... HS thảo luận trả lời, GV nhận xét bổ sung thêm các ý để HS có thể hiểu rõ về thơ Hàn Mặc Tử : Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt, nhưng luôn quằn qoại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn, giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác. Dẫu như vậy nhưng thơ ông luôn có sự khao khát gắn bó với cuộc đời, với con người bằng một tình yêu trần thế. Thế giới thơ Hàn Mặc Tử có hai phần đối lập nhau : Bên cạnh những vần thơ điên loạn, ma quái, rùng rợn là những vần thơ trong trẻo, tươi sáng như Đây thôn Vĩ Dạ.

Sang phần đọc hiểu văn bản, hoạt động của GV và HS được triển khai trên hai trục chính là ‘‘đọc’’ và ‘‘hiểu’’. Trước hết là đọc diễn cảm (nội dung này đã được trình bày ở phần trên), GV cho HS tìm hiểu bố cục bài thơ và sau đó đi phân tích văn bản thông qua các hoạt động giữa GV và HS.

Phần đọc hiểu văn bản GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ trên phương diện khai thác hệ thống ngôn từ và hình tượng trong bài thơ. Nhưng một điều cần lưu ý là không phải hệ thống ngôn ngữ nào chúng ta cũng khai thác. Mà chúng ta chỉ tập trung vào từ ngữ hay, độc đáo, mới lạ...và nhờ nó có thể làm toát lên hình tượng thơ, nội dung, ý nghĩa của bài thơ và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Chẳng hạn khi đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ được chia làm ba khổ, mỗi khổ đều có một nét tâm trạng đặc biệt và cũng đều bộc lộ sự tinh tế của Hàn Mặc Tử khi vẽ lại bức tranh Vĩ Dạ qua kí ức... Do vậy có thể tiếp cận bài thơ theo từng khổ thông qua sắc thái tâm trạng trung tâm và chú ý tới đặc tính không gian của bài thơ. Khổ thơ thứ nhất: GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu câu hỏi tu từ mở đầu khổ thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? GV đặt câu hỏi : Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Ai hỏi ? Giọng điệu hỏi và ý nghĩa lời hỏi ?

Câu hỏi này HS có thể trả lời nhiều đáp án như : đây là lời tác giả, hoặc cũng có HS trả lời đây là lời của con người Xứ Huế... sau khi HS trả lời, GV nhận xét và đưa ra hai cách hiểu câu cho câu hỏi này: Trước hết câu hỏi trên là lời từ cô gái thôn Vĩ, nó có ý nghĩa như một lời trách cứ nhẹ nhàng và hơn nữa đó lại là lời mời mọc tinh tế khéo léo. Thôn Vĩ nhớ thương anh, mong chờ anh mà sao anh không về chơi. Vì vậy nó khiến anh càng cảm thấy băn khoăn, càng như mắc lỗi. Thứ hai, nếu ta đặt khổ thơ trong mối tương quan với toàn bài thì ta lại bắt gặp đây không phải là câu hỏi duy nhất. Cả bài thơ có ba câu hỏi tu từ chia đều cho ba khổ. Vì thế có thể hiểu câu hỏi tu từ này là của chính tác giả. Tác giả tự phân thân mình để hỏi chính mình vì không thể về thăm thôn Vĩ (lúc bấy giờ tác giả đang mắc trọng bệnh). Câu hỏi cứ xoáy mãi vào tâm tưởng và trở thành niềm day dứt trước ước nguyện không thành. Ao ước đấy, song đầy mặc cảm về khả năng thực hiện ao ước của mình.

GV tổ chức HS tái hiện, phân tích thế giới thiên nhiên và con người thôn Vĩ : Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế nào trong hai câu thơ tiếp (thời gian, cảnh sắc) ? Hãy cắt nghĩa vẻ đẹp độc đáo của các hình ảnh thiên nhiên. HS tái hiện, cắt nghĩa vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. GV chỉ tập trung vào các hình ảnh, từ ngữ đắc địa trong khổ thơ như nắng hàng cau, nắng mới lên, mướt quá, xanh như ngọc để phân tích, giảng giải cho HS.

Sau đó, GV gợi mở và nêu vấn đề : Người thôn Vĩ hiện lên qua chi tiết nào ? Có ý kiến cho rằng mặt chữ điền là mặt đàn ông ; nhưng có người hiểu là mặt phụ nữ. Cách hiểu của em như thế nào? HS có thể có những cách lựa chọn khác nhau và phải giải thích được các lựa chọn của mình. GV có thể giới thiệu cho HS hiểu theo hai cách: Thứ nhất, có thể lí giải đây là khuôn mặt của người xứ Huế, của người phụ nữ với vẻ đẹp kín đáo, đoan trang, phúc hậu. Người nào cảnh đấy vì vậy cũng góp phần tôn thêm vẻ đẹp cho Vĩ Dạ. Vì vậy Vĩ Dạ luôn là niềm thương nỗi nhớ, da diết, khôn nguôi của nhà thơ. Thứ hai, vẫn có thể hiểu

đó là khuôn mặt của người trở về thôn Vĩ - nhân vật trữ tình, thì đó chính là khuôn mặt của Hàn Mặc Tử nấp sau những lá trúc. Một sự trở về vụng trộm, lén lút với cuộc đời ngoài kia. Và ở đó ta dễ nhận ra một mối mặc cảm, một tâm trạng đau thương đang đè nặng lên tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Bài thơ Tràng giang của Huy Cận có bốn khổ, mỗi khổ đều có nét tâm trạng buồn riêng và được mở theo không gian. Do vậy ta có thể hướng dẫn HS tiếp cận bài thơ theo từng khổ thơ để tìm ra nét đặc sắc nghệ thuật riêng của Huy Cận.

Bài thơ Tràng giang có thêm lời đề từ ở đầu bài thơ và hơn nữa nhan đề bài thơ cũng ‘‘có vấn đề’’ nên GV hướng dẫn HS tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi tái hiện như : Bài thơ có nhan đề Tràng giang. Ai có thể giải thích ý nghĩa của từng từ và cả nhan đề này ? HS có thể dễ dàng trả lời : ‘‘tràng (trường) có nghĩa là dài, ‘‘giang’’ là sông, tràng giang là sông dài.

GV lại đặt tiếp câu hỏi có vấn đề như : Tại sao nhà thơ không đặt tên Trường giang mà đặt tên Tràng giang ? Với dạng câu hỏi này đòi hỏi HS phải tư duy để trả lời. Thậm chí GV phải chuẩn bị phương án là không có một HS nào giơ tay phát biểu...

GV dẫn dắt nêu câu hỏi phát hiện : Lời đề từ là câu văn hoặc câu thơ, thậm chí là khổ thơ được đặt sau nhan đề và trước văn bản tác phẩm, có chức năng làm rõ nghĩa cho nhan đề và gợi mở cho người đọc cảm hứng bao trùm, cảm xúc chủ đạo cho tác phẩm. Lời đề từ của Tràng giang đã mở cho chúng ta những cảm nhận gì về bài thơ ? HS có thể trả lời :

+ Là cảm xúc (bâng khuâng, nhớ) trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài)

+ Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông (trời rộng nhớ sông dài).

Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và dẫn dắt chuyển sang phân tích từng khổ thơ trong bài.

Phần dẫn dắt chuyển ý từ khổ thơ này sang khổ thơ khác cũng rất quan trọng, nó như mạch liên kết trong bài mà trên thực tế nhiều GV bỏ qua bước này. Lời dẫn chuyển ý này cũng nên được trình bày ngắn gọn và gợi mở được sự yêu thích của HS, giúp các em có hứng khởi để muốn tìm hiểu sang khổ thơ khác. Chẳng hạn, sau khi tiểu kết khổ thơ đầu tràng bài Tràng giang, GV

Một phần của tài liệu Dạy học tác giả, tác phẩm thơ mới trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w