nhiên với suy luận trong Toán học; phân biệt Ộnếu ... thì ...Ợ trong định nghĩa và Ộnếu ... thì ...Ợ trong định lý.
Trong ngôn ngữ tự nhiên, trong các tác phẩm Văn học, ta thường gặp và chấp nhận suy luận theo sơ đồ:
Q P , Q P ⇒ hay Q P Q P ⇒ ⇒ .
Đây là một hiện tượng trong ngôn ngữ, nhưng xét về mặt Lôgic học thì đây là một kiểu suy luận không hợp lôgic. Chẳng hạn:
Trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày ta thường có những câu nói kiểu như: ỘNếu hôm nay trời không mưa thì tôi sẽ đi shoppingỢ và như vậy người nghe có thể suy luận ngay: ỘNếu hôm nay trời mưa thì bạn sẽ không đi shoppingỢ
Hay câu ca dao:
ỘBao giờ bánh đúc có xương
Bấy giờ gì ghẻ mới thương con chồngỢ
Bất kỳ ai, dù đó là nhà toán học có trình độ cao chăng nữa, hằng ngày cũng phải nghe, nói, phải biết hiểu hàm ý của những câu giao tiếp với những người bình thường trong xă hội. Tắnh chặt chẽ thường thấy trong những suy luận thuộc chuyên môn của bản thân không thể áp dụng cứng nhắc vào cuộc sống thường nhật. Với những người được xem là có trình độ cao về mặt toán học, điều đó không đáng lo (vì thông thường họ đã có nhiều kinh nghiệm sống). Tuy nhiên đối với HS, điều này không thể xem thường. Dẫu sao, những cách nói, những cách suy luận trong ngôn ngữ tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng suy luận lôgic của HS. Bởi vậy, thầy giáo cần chỉ rő cho HS thấy, về nguyęn tắc thì suy luận trong Toán học không hoàn toàn đồng nhất với suy luận trong tiếng Việt, cách suy luận trong tiếng Việt uyển chuyển hơn, mềm dẻo hơn và luôn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể.