Kiến thức lôgic toán được trình bày trong SGK phổ thông

Một phần của tài liệu Dạy học kiến thức tập hợp và logic toán cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tăng cường vận dụng vào học tập môn toán và thực tiẽn (Trang 42)

Một số kiến thức lôgic toán được đưa vào giảng dạy tường minh và trình bày trong SGK Đại số 10. Nội dung cụ thể gồm các kiến thức sau đây:

- Mệnh đề: mỗi mệnh đề phải đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

- Mệnh đề chứa biến: khái niệm mệnh đề chứa biến được giới thiệu qua các vắ dụ. Thực chất khái niệm mệnh đề chứa biến chắnh là vị từ hay hàm mệnh đề. Thuật ngữ mệnh đề chứa biến chỉ là một cách gọi nôm na cho một khái niệm khoa học. Sự xuất hiện khái niệm mệnh đề chứa biến (hàm mệnh đề) trong môn toán chưa nhiều. Thực chất sách Đại số 10 có giới thiệu mệnh đề chứa biến một cách đơn giản khi đưa khái niệm phương trình, bất phương trình. Các khái niệm như miền đúng, phép toán trên các mệnh đề chứa biến,Ầđều không được giới thiệu. Chương trình toán THPT cũng có giới thiệu một số phép toán mệnh đề với cách trình bày đơn giản, không đòi hỏi tắnh chặt chẽ như trong giáo trình về lôgic toán.

- Phủ định của một mệnh đề: Để phủ định một mệnh đề, ta them (hoặc bớt) từ ỘkhôngỢ (hoặc Ộkhông phảiỢ) vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

- Mệnh đề kéo theo - Mệnh đề đảo

- Hai mệnh đề tương đương - Kắ hiệu

Những kiến thức về lôgic được sử dụng trong lập luận chứng minh ở trường THPT đã được đặt ra với yêu cầu cao. Cần làm cho học sinh biết các thuật ngữ điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ,Ầvà biết thực hiện chứng minh các mệnh đề toán học với lập luận có căn cứ đầy đủ.

Một phần của tài liệu Dạy học kiến thức tập hợp và logic toán cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tăng cường vận dụng vào học tập môn toán và thực tiẽn (Trang 42)