8. Bố cục của khóa luận
3.3.1. Lạ trong cách kết hợp từ
Theo Nguyễn Phan Cảnh: thao tác kết hợp là các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng. Để nói hay biết ra thành lời, tác giả từng giây phút đối chiếu các đơn vị của lời nói ra để xem chừng chúng đã kết hợp sự thích hợp nhất cho việc nói lên ý mình chưa”. Sự sáng tạo của người nghệ sĩ cũng dựa vào khả năng kết hợp từ một cách độc đáo.
Trong Lửa thiêng, từ Chiều và Đời được Huy Cận sử dụng nhiều với những cách kết hợp rất độc đáo.
Chiều có khi là từ đơn mô tả nhân vật trữ tình, cũng có khi là từ ghép mô tả không gian - thời gian chiều khá đa dạng. Từ chiều chiếm số lượng đáng kể: 45 từ trong 21 bài thơ trong Lửa thiêng.
Từ chiều có thể là sự phân thân của thi sĩ (chiều - ta) để nhà thơ bộc lộ nội tâm:
Chiều ơi! Hãy xuống thăm ta với! …
Đời bạt lòng ta lại gặp chiều
(Trò chuyện)
Chiều là khoảng thời gian dễ làm cho con người nảy sinh tâm trạng. Khoảng không vũ trụ bao la, xung quanh hiu quạnh, lòng người bơ vơ, thi sĩ chỉ còn biết chọn buổi chiều để giãi bày nỗi lòng. Buồn chán, cô đơn thi sĩ đã cầu khẩn: chiều ơi! Hãy xuống thăm ta với! Chiều bỗng dưng lại trở thành người bạn của thi nhân. Lòng buồn rồi lại gặp chiều, khiến nỗi buồn trong lòng thi nhân càng thêm chất chứa.
Thời gian chiều là chiều buồn, nhưng khi kết hợp của từ chiều với mùa xuân làm cho câu thơ trở nên tươi vui hơn, trong sáng, rộn ràng hơn:
Chiều xuân chim sẻ vô trong lớp Ông giáo trông lên chúng bạn cười
56
Một buổi chiều xuân trong không gian lớp học, thi sĩ nhớ lại khoảng thời gian ngây thỏ, trong sáng của lứa tuổi học trò. Mùa xuân là mùa của sự sinh sôi, vạn vật tràn đầy sức sống, đó là một chiều xuân tươi mạnh.
Một dạng kết hợp khác của chiều - da chiều:
Da chiều mới tỏ sao hôm
Màu thanh niên đã vào ôm giữa hồn”
(Trông lên)
Da chiều ở đây cũng có thể hiểu là màu mây chiều dịu dàng.
Ngoài ra còn có: Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đầu (Chiều xuân), Trơ vơ buồn lọt quán chiều (Đẹp xưa).
Trong một bài thơ khác Huy Cận mở rộng sự kết hợp từ sang ngữ, tạo không gian chiều gắn liền với toàn cảnh buồn - chiều buồn buồn:
Vàng đẹp quá, giăng tơ và xối chỉ Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung
Chiều buồn buồn giữa hương sắc tưng bừng Như nắng xế nằm trên gương mờ thủy
Chiều nơi hồn, và nơi trời, ý nhị
Ánh nắng của buổi chiều tà không còn gay gắt chói chang như thuở ban trưa, nhưng vẫn vàng và đẹp quá! Giữa trời đất mênh mông, hương sắc tưng bừng con người lại “rất đỗi nhớ nhung”. Trời chiều đẹp nhưng cũng là chiều buồn buồn, không rõ nỗi buồn ấy là của tự nhiên hay là của chính con người chỉ biết nó mênh mang, kéo dài vô tận. Không phải chỉ một từ buồn mà là
buồn buồn - nỗi buồn cứ trải rộng ra khoảng không của vũ trụ. Nhưng có lẽ câu thơ sau có sức ám ảnh hơn:
Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường …
Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế!
57
Thật hiếm thấy một nhà thơ nào lại nói chiều mồ côi, chiều tận thế như Huy Cận. Thi sĩ đã mang đến cho văn học một buổi chiều riêng biệt, đâu phải nhà thơ nào cũng cảm nhận và viết được một buổi chiều mồ côi như Huy Cận. Có lẽ chiều ở đây không còn là thời gian buổi chiều, của không gian chiều nữa mà cao hơn đó là buổi chiều đời rét mướt và cô đơn. Chiều mồ côi bởi nỗi sầu của con người nhiều quá, chiều mồ côi hay cũng chính là người mồ côi và những buổi chiều như thế là chiều tận thế. Khúc nhạc sầu còn vang vọng khắp chốn nhân gian làm con người trở nên cô quạnh.
Cũng như từ Chiều thì từ Đời cũng được Huy Cận kết hợp một cách đặc sắc. Tần số xuất hiện của từ đời cũng khá nhiều (49 trường hợp trên tổng số 50 bài thơ).
Ta vẫn hay hiều “đời” là sự sống, là sự tồn tại của con người. Khi “đời” kết hợp một số từ khác sẽ tạo thành ý nghĩa khác
Trong câu thơ: Thủng gai đời, đây tay với tình yêu (Trình bày), Huy cận kết hợp “gai” và “đời” là ẩn dụ chỉ nỗi khổ của một kẻ si tình.
Các trường hợp khác kết hợp cũng tạo nên tính hiện đại, gần gũi với con người: ván bài đời, rạp đời, hương vị đời, tay đời, cây đời, nệm giường đời…