Vũ trụ tinh thần đẹp, buồn, sầu não

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 56)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Vũ trụ tinh thần đẹp, buồn, sầu não

Cái đẹp phải là sự hài hòa. Theo Lê Đình Kỵ đã phân tích: “Thơ mới đưa ra tuyên ngôn về cái đẹp hoàn toàn mới, đối lập hoàn toàn với quan điểm

51

của thơ ca cổ điển…”. Thơ mới đề cao cái đẹp siêu thoát, vượt lên cái bình thường, tẻ nhạt, đề cao cái đẹp kì dị, cái đẹp phi chuẩn mực. Đối với các nhà Thơ mới cái đẹp là phải buồn, nó đã trở thành một phạm trù thẩm mỹ.

Hình ảnh làng quê trong Lửa thiêng hiện lên mang vẻ đẹp hồn hậu với

những nhánh hoa dại ven đường, với mùi rơm phơi đăc trưng, với bóng mát của những dãy tre làng, với tiếng gió lao xao như vậy mà ở đâu đó ta vẫn thấy thoáng một chút buồn bởi sự quạnh quẽ, sự yên tĩnh đến lạnh lùng. Ngay cả khi có sự xuất hiện của âm thanh vẫn không thể xua đi sự lạnh lẽo, trống trải:

Tới ngã ba sông nước bốn bề. Nửa chiều gà lạ gáy trên đê. Làng xa lặng lẽ sau tre trúc; Bến cũ thuyền em sắp ghé về. (Em về nhà)

Bức tranh thu trong Lửa thiêng hiện lên đầy đủ cả sắc thu, khí thu, và tiếng thu nhưng người đọc vẫn cảm thấy một không gian lạnh và con người khi đứng trước không gian ấy mang một tâm trạng cô đơn, sầu não:

Nai cao gót lẫn sương mù

Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về Sắc trời trôi nhạt dưới khe

Chim đi, lá rụng, cành nghe lạnh lùng. (Thu rừng)

Phong cảnh, không gian được Huy Cận mô tả đẹp nhưng luôn đượm buồn; hoặc nhẹ nhàng, êm ái, thanh rong:

Bỗng dưng buồn bã không gian Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

Non xanh ngây cả buồn chiều

52

Tâm trạng buồn bã, sầu não của con người như lan rộng ra khắp cảnh vật. Thiên nhiên muôn đời vẫn vậy duy chỉ có tâm trạng của con người thường xuyên thay đổi dẫn đến cách cảm nhận không gian cũng thay đổi bởi:

người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Thi sĩ Huy Cận đã thú nhận tâm trạng của mình trực tiếp trong thơ, bỗng dưng: là một trạng thái tự nhiên, bất chợt, không nguyên cớ, không lý do. Nhưng chính cái vu vơ kia lại được bắt nguồn từ cõi lòng buồn của Huy Cận, một cõi lòng nhạy cảm với nỗi đau đời. Huy Cận bỗng dưng thấy buồn bã. Buồn bã nhìn mây bay lũng thấp âm u càng khiến nhà thơ thêm sầu não. Không chỉ thế, đẹp theo Huy Cận vừa mang nghĩa buồn, vừa hoài niệm bóng dáng một thời đã qua:

Ngập ngừng mép núi quanh co

Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người

(Đẹp xưa)

Huy Cận được mệnh danh là “nhà thơ của không gian”, không gian trong thơ ông mở ra ở cả ba chiều: cao, dài, rộng.Vì thế, vũ trụ thật mênh mông, tuyệt đẹp:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu

(Tràng giang)

Đối nghịch lại không gian mênh mông ấy, con người bé nhỏ, cô đơn biết bao:

Thâu qua cái ngáp dài vô hạn Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn

(Giấc ngủ chiều)

Đáp lại không gian, đáp lại cuộc đời chỉ là những cái ngáp dài vô hạn, vũ trụ lung linh nhưng vũ trụ ấy vẫn là vũ trụ tàn. Như vậy, từ cảm hứng mới

53

về cái đẹp của Huy Cận đã càng làm rõ hơn thế giới thơ cùng tâm hồn phong phú nhưng đầy sầu đau của thi sĩ.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 56)