Tập thơ Lửa thiêng

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 30)

8. Bố cục của khóa luận

1.3.2. Tập thơ Lửa thiêng

1.3.2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Lửa thiêng là tập thơ đầu tay của Huy Cận, ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm 1940 (nhà xuất bản Đời Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn in ấn và phát hành). Tập thơ do họa sĩ Tô Ngọc Vân trình bày bìa với lời tựa của nhà thơ Xuân Diệu.

Tập thơ “Lửa thiêng” ra đời khi nhà thơ đang ở độ tuổi hai mươi - tuổi trẻ giàu sức sống, giàu khát vọng. Nhưng, đặt trong bối cảnh xã hội của nước ta lúc bấy giờ cùng sự ra đời của phong trào Thơ mới, thơ ca đều thể hiện cái tôi cá nhân, đều mang những nỗi buồn nhân thế. Huy Cận cũng không ngoại lệ, sáng tác Lửa thiêng mang một “cái tôi”cá nhân mới của nhà thơ được gửi gắm trong đó thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông.

Với 50 bài thơ trong tập thơ Lửa thiêng, có thể đó là 50 khúc ca, 50 tâm sự thể hiện con người cá nhân của Huy Cận trước cách mạng - đó cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

1.3.2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Nội dung

Đọc Lửa thiêng nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Than ôi! Ngày vui ngắn ngủi chưa được mấy năm mà nỗi buồn đã trở về, thảm đạm và nặng nề hơn xưa… nó đã trở về trong tập Lửa thiêng”.

25

Nội dung của các bài thơ trong Lửa thiêng đều xoay quanh vấn đề:

Tình yêu, cuộc sống, vũ trụ… Ẩn chứa trong những nội dung đó là cả một nỗi sầu thiên cổ, mang sắc thái cô liêu. Hình như “Huy Cận đi lượm nhặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não”.

Toàn bộ tập thơ đó là một nỗi sầu trải dài như vô tận, Huy Cận như thấu hiểu đến tận tâm can nỗi lòng của người thi sĩ trong giai đoạn 1932 -

1945. Tiếng thơ trong Lửa thiêng, nỗi sầu trong Lửa thiêng cũng là tiếng nói

của thời đại, là nỗi sầu của nhân thế. Xuân Diệu đã có những cảm nhận rất

tinh tế về tập thơ Lửa thiêng - “nỗi thê thiết của ngàn đời”, “lớp sầu dưới đáy

hồn nhân thế”. Lửa thiêng “mang một hồn xưa xôn xao, đậm một tấm lòng

thương yêu không biết có tự đời nào, và thảm đạm, hồi vui cùng nhuốm một màu vĩnh viễn”.

Buồn bã, cô đơn là khuynh hướng chung của chủ nghĩa lãng mạn, là tâm trạng chung của các nhà Thơ mới, nhưng ta thấy “không có nhà thơ nào

buồn nhiều, buồn lâu, buồn thấm như Huy Cận”. Lửa thiêng có 50 bài thì đã

có hơn 35 bài trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn. Cũng trong chừng ấy bài thơ mà có đến 46 lần chữ “buồn” hiện diện và 31 chữ “sầu” giăng mắc khắp các câu thơ” [23; 45]. Đứng trước không gian mênh mang con người cá

nhân trong Lửa thiêng thể hiện nỗi sầu và sự cô đơn đến rợn ngợp.

Bên cạnh sự buồn đau, sầu não trong Lửa thiêng cũng có những niềm

vui, niềm hạnh phúc. Đó là niềm vui của một thời áo trắng (Áo trắng), niềm vui của lứa tuổi học trò (Tựu trường), (Học sinh)…

Nghệ thuật

Bên cạnh những giá trị về nội dung Lửa thiêng còn thể hiện những

thành công lớn của Huy Cận về phương diện nghệ thuật.

Về phương diện nghệ thuật Huy Cận cũng vận dụng các yếu tố truyền thống đồng thời không ngừng có những nỗ lực đổi mới, mang lại cho Lửa thiêng một màu sắc vừa quen thuộc song cũng rất mới mẻ.

26

Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc với cách ngắt nhịp đều đặn tạo giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng cho mỗi câu thơ. Bên cạnh đó thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ cũng được sử dụng với âm điệu và cách ngắt nhịp độc đáo tạo nên sự mới mẻ cho tập thơ này.

Một trong những đặc sắc về nghệ thuật trong Lửa thiêng thể hiện ở việc xây dựng không gian độc đáo. Huy Cận được mệnh danh là “nhà thơ của không gian”. Không gian trong Lửa thiêng của Huy Cận là không gian bao la, sâu vút nhưng lạnh, cô quạnh và đượm buồn được cảm nhận bằng cả linh hồn. Thời gian trong Lửa thiêng kéo dài, thời gian của tưởng tượng. nói đến

thời gian cũng chỉ là làm tăng thêm nỗi sầu vạn thuở của con người. Khiến nỗi sầu ấy trải rộng ra, kéo dài thêm và dường như thấm dần vào mỗi trang thơ trong Lửa thiêng, thấm sâu vào lòng bạn đọc của mọi thời đại.

Lửa thiêng là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Yếu tố cổ

điển trong nghệ thuật thể hiện ở việc Huy Cận sử dụng nhiều từ ngữ trong văn học cổ, bên cạnh đó là lối kết hợp từ rất hiện đại đã tạo nên một thế giới ngôn từ trang trọng, giàu sắc điệu trong Lửa thiêng. Cùng với đó các biện pháp

nghệ thuật như: sử dụng từ láy, ẩn dụ, hoán dụ… cũng được Huy Cận sử dụng và đạt hiệu quả cao.

Đặc biệt, yếu tố làm nên sự khác biệt và mới mẻ của Huy Cận trong Lửa

thiêng thể hiện ở việc Huy Cận xây dựng được hình tượng con người cá nhân

mới. Đó là hình tượng con người cá nhân cô đơn khao khát sự giao cảm. Đó là hình tượng con người cá nhân tự ý thức và hơn hết là con người cá nhân ấy luôn suy tư, triết luận về cuộc sống và cõi nhân sinh…

Tất cả những giá tị về nội dung và nghệ thuật đã góp phần tạo nên một tập thơ mang giá trị sâu sắc. Tập thơ được xem là linh hồn của Thơ mới và

27

Chƣơng 2

TÍNH TRUYỀN THỐNG TRONG LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN 2.1. Kế thừa vốn văn hóa của dân tộc

2.1.1. Không gian văn hóa làng hồn hậu, trong trẻo

Mọi sự phát triển đều phải dựa trên cơ sở của sự kế thừa, thực tế cho thấy Thơ mới ra đời và đạt những thành tựu to lớn đã chứng minh cho một chân lý: “Mọi cuộc cách tân văn học chân chính đều phải cắm gốc rễ rất sâu vào quá khứ. Không có truyền thống lớn, không thể có cách tân văn học lớn” (Nguyễn Đăng Mạnh). Sáng tạo Lửa thiêng Huy Cận đã kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong đó, Huy Cận luôn dành những vần thơ giản dị để viết về không gian văn hóa làng - một không gian văn hóa hồn hậu và trong trẻo.

Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp tuyền thống, ai sinh ra cũng gắn với một làng quê cụ thể. Trong tim ai cũng có một miền quê, miền quê ấy có thể là những vùng đồng bằng trù phú, cũng có thể là vùng núi hẻo lánh hoang vu hay những nơi quanh năm gió Lào cát trắng.

Ai có thể chọn cho mình một nơi sinh ra? Nhưng nếu biết lắng lọc thì dù là nơi ao tù bùn đọng cũng sẽ trở thành quê hương tươi đẹp nhất. Người Việt Nam vốn trọng tính cộng đồng, lối sống thôn quê, đường làng, ngõ xóm, những hình ảnh làng quê bình dị đã đi vào trong thơ ca một cách đầy tự nhiên và tươi đẹp nhất.

Mỗi một vùng đất, mỗi một làng quê đều đã trở thành một tiếng gọi tha thiết. Nhà thơ Trần Mai Ninh đã có một bức vẽ về những mảnh đất quê hương:

Trăng nghiêng trên sông Trà Khúc Mây lồng vào nước

28

Gió buồn uốn éo

Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ Mờ soi Bình Định trăng mờ Phú Phong rộng

Phù Cát lỳ

An Khê cao vun vút

“Trà Khúc”, “Tam quan”, “Bồng Sơn”, “Bình Định”… đều là những vùng quê rất cụ thể. Mỗi địa danh đều gắn với một đặc điểm riêng. Đến với Làng

trong thơ Ngọc Toàn ta như được tận mắt thấy hình ảnh một làng quê mộc mạc, giản dị:

Ta nhớ bao làng bao bộ mặt Làng cười duyên nở ánh hoa tươi. Làng nghiêm tường gạch ca lên vút, Làng mát ao trong vịt trắng ngời. Làng như hoang đảo giữa trời xanh Mùa nước thuyền con lưới bập bềnh Làng leo sườn núi như nong úp Nương chè bãi sắn trải xung quanh.

Đối với người Việt Nam làng là nơi cố kết cộng đồng, bao tình yêu,

bao nét văn hóa cũng từ làng mà có. Người Việt Nam yêu và trân trọng cây

đa, giếng nước đầu làng, họ yêu cả những mái nhà tranh nghèo, xơ xác. Đã từ rất lâu làng đã vào trong những vần ca dao:

Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long

Đó là nơi con người được sinh ra, lớn lên trong tình thương ấm áp, là nơi khi ở thì thương khi xa thì nhớ:

Ra đi anh nhớ quê nhà

29

Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Từ những lời ca dao mượt mà ấy, hình ảnh làng quê tiếp tục đi vào thơ ca Việt Nam. Đến thời trung đại khi văn học viết xuất hiện thì cảnh sắc thôn quê và đời sống người dân quê đã được phác họa trở thành bức tranh nghệ thuật bằng ngôn từ vừa giản dị nhưng cũng vừa thanh cao.

Cứ vậy, hình ảnh Làng đi vào thơ Nguyễn Trãi nồng hậu: Lúa chín bông

thơm, cua béo ghê. Hay Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam khi

rời chốn quan trường cũng tìm về chốn quê nhà để sống một cuộc sống thanh nhàn, làm một ông lão nông tri điền: Thu ăn măng trúc đông ăn giá. Xuân tắm

hồ sen hạ tắm ao.

Đến các nhà thơ mới, họ cũng dành những tình cảm rất đáng trân trọng đối với làng quê, những mảnh đất, những miền quê được viết lên bằng những vần thơ trong trẻo đến diệu kì. Tất cả đều cất lên từ hai tiếng gọi “quê hương”. Hà Minh Đức trong bài viết: Giá trị nhân bản của phong trào Thơ mới nhấn mạnh: “mỗi nhà thơ đều có một quê hương để ca ngợi trong thơ và nhiều người lại có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó, yêu thương”. Chính nhà thơ Huy Cận trong bài viết về Thơ mới cũng đã nhận xét: “các nhà Thơ mới đều giàu lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được phản ánh, tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà, đằm thắm”.

Bài Chiều xuân của nữ sĩ Anh Thơ là bức tranh phong cảnh êm đềm của một vùng quê Bắc Bộ với những hình ảnh thân thương như làn mưa bụi, bến vắng, con đò, dòng sông lững lờ trôi, quán tranh đứng im lìm… chòm xoan hoa tím rụng tơi bời…, với con đê cỏ non tràn biếc cỏ rạo rực sức sống mùa xuân, làm mát mắt và mát cả tâm hồn. Tình yêu quê hương sâu đậm, thiết tha là mạch nguồn của thi hứng, giúp nữ sĩ viết nên những câu thơ mượt mà, duyên dáng, gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc về làng mạc, quê hương trong lòng mỗi con người:

30

Mưa đổ bụi êm êm trên đường vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng, Bêm chòm xoan hoa tím rụng tơi bời, Ngoài đường đe cỏ non tràn biếc cỏ Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ.

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa…

(Chiều xuân)

Đến Huy Cận - một hiện tượng lạ trong phong trào Thơ mới, cũng có những vần thơ trong trẻo viết về hình ảnh làng quê. Không gian văn hóa làng hiên lên trong tập thơ Lửa thiêng rất hồn hậu, mộc mạc, đơn sơ song cũng đầy thi vị:

Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm… Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm, Lòng giắt sẵn những bông hoa tưởng tượng (Đi giữa đường thơm)

Bằng sự nhạy cảm tinh tế Huy Cận quan sát đường trong làng một cách độc đáo. Vẫn là những đặc trưng của làng quê Việt Nam với những nhánh hoa daị ven đường, mùi rơm. Đó là mùi của quê hương, xứ sở. Làng trong thơ Huy Cận cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, những con đường mòn, những giếng nước, gốc đa rồi đến cả những ngã ba sông:

Tới ngã ba sông nước bốn bề. Nửa chiều gà lạ gáy trên đê. Làng xa lặng lẽ sau tre trúc; Bến cũ thuyền em sắp ghé về. (Em về nhà)

31

Trên đê Huy Cận thấy có tiếng gà lạ gáy, tiếng gà quen thuộc quá nay bỗng trở nên lạ với nhà thơ. Nơi phía xa, sau hàng tre thẳng mướt là ngôi làng nhỏ mà ở đó có những con người đằm thắm chân quê. Đó là hồn cốt của dân tộc, là nét văn hóa đặc trưng của mỗi làng quê Việt Nam, bức tranh làng quê hiện lên vừa đơn sơ, giản dị mà cũng vừa thanh cao.

Phong cảnh thoáng dã của đồng nội mang lại cho nhà thơ sự thư thái, trấn an được tâm hồn cô đơn của con người. Một không gian làng quê tĩnh lặng. Con đường là một khúc “đường thơm”, là nơi con người đến để thả hồn mơ. Dòng sông trong Lửa thiêng cũng chỉ là một khúc sông, một đoạn sông

phẳng lặng được nhìn ra từ một bến đò hay một bãi bờ nào đó. Tất cả đều làm sống dậy một bức tranh yên bình của một làng quê hồn hậu, trong trẻo.

Hình ảnh làng hiện ra trong trẻo, một làng quê yên bình, một tiếng gà gáy trên đê phá tan sự yên áng của làng quê khiến thi sĩ ngỡ tưởng đó là tiếng gà lạ. Từng con đường vào làng, từng gốc nứa bờ tre đều đi sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam như đó là hình ảnh của nơi sinh ra và cũng là nơi trở về của mỗi con người. Thiên nhiên trong trẻo, yên bình và càng tuyệt vời hơn khi ở đó còn có tấm lòng hồn hậu của những con người nông dân chân chất, chan chứa tình yêu thương.

2.1.2. Không gian thiên nhiên với hoa lạ và mùi thơm

Không gian trong văn học vừa là hình ảnh của khôn gian vật lý vừa là sự hiện diện của không gian tâm tưởng. Không gian trong văn học là không gian mang tính quan niệm, không gian như một phương diện đặc thù của miêu tả nghệ thuật. Ý thức được điều đó Huy Cận đã xây dựng trong Lửa thiêng

một không gian vừa mang tính cụ thể, vừa trừu tượng.

Không gian chính là nơi mà các thực thể tồn tại, sinh thời Huy Cận là người luôn mang trong mình khát vọng chiếm lĩnh không gian. Không gian trong Lửa thiêng có thể là một không gian cụ thể như một con đường, một

32

không cụ thể: không gian của cõi mộng, của cả vũ trụ. Trước hết đến với Lửa thiêng bạn đọc như được bước bào một không gian thiên nhiên mộc mạc với

hoa và những mùi thơm.

Trong Lửa thiêng khi viết về hình ảnh làng quê có xuất hiện hình ảnh hoa, có điều nếu như trong văn học cổ hay trong văn học trung đại ta thường biết đến những loài hoa gắn với mỗi vùng quê, đó có thể là hoa sen, hoa râm bụt, hoa cau, đó cũng có thể là hoa rau muống dân dã trong thơ trung đại. Nói đến những loài hoa, thơ xưa thường mượn đó để thể hiện phẩm chất của người quân tử “nhất sinh đê thủ bái hoa mai”… Đến Huy Cận - một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới khi viết về làng quê thi sĩ lại chọn cho mình một loài hoa riêng mang tên: hoa dại.

Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm… Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm, Lòng giắt sẵn những bông hoa tưởng tượng (Đi giữa đường thơm)

Cái tên hoa dại không hề lạ với mỗi người dân Việt Nam nhưng lại rất lạ trong văn chương. Hoa dại là một loài hoa nhỏ bé, sống hoang dại ở ven

những con đường. Một loài hoa ngỡ như không có gì đáng để ý nhưng nó lại đi vào trong thơ của Huy Cận đầy thi vị gắn với hình ảnh làng quê Việt Nam. Sự xuất hiện của hoa dại cùng với mùi rơm tạo nên nét đặc trưng của một quốc gia làm nông nghiệp.

Đường làng vào mùa gặt hái, khi mặt trời đã đứng bóng, chủ thể trữ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)