Sử dụngcác từ ngữ trong văn học cổ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 44)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Sử dụngcác từ ngữ trong văn học cổ

Ảnh hưởng của thơ ca cổ điển trong thơ Huy Cận thể hiện qua việc nhà thơ đã sử dụng từ, nhóm từ trong một số câu thơ có liên quan đến thơ cổ điển.

Dừng cương nghỉ ngựa non cao, Dặm xa lữ thứ nào héo hon

Hai câu thơ trên của Huy Cận dễ làm người đọc liên tưởng đến một “khách lữ thứ” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:

Đi rồi khuất ngựa sau non Nhỏ thưa tràng đạc tiếng còn tịch liêu

(Đẹp xưa)

Trong không gian tịch mịch, hoang vắng, cảnh tịch liêu người khách lữ thứ một mình trên yên ngựa độc bước. Có lẽ Huy Cận đã tái hiện lại hình ảnh người khách lữ thứ đã từng xuất hiện trong văn học cổ cùng với sự đơn độc trong không gian hoang vắng, cô quạnh.

39

Chúng ta không hiếm thấy trong Lửa thiêng với sự xuất hiện của những câu thơ mang không khí cổ xưa:

Ngã ba tà áo lặn…

Dặm trường thương cố nhân (Tiễn đưa)

Sử dụng từ cổ dặm trường để diễn tả quãng đường đi dài và xa mà

người cố nhân phải đi. Quãng đường người cố nhân đi cũng là quãng đường người thi sĩ phải bước - xa xôi và không có điểm dừng, không thấy tương lai. Đó là sự ý thức của một người con dân tộc, biết đau nỗi đau của dân tộc, biết lo cho số phận của đồng bào Việt Nam. Sáng tác trong thời kì hiện đại nhưng câu thơ vẫn gợi cho ta liên tưởng đến Truyện Kiều ở trước đó:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Đọc hai câu thơ của Huy Cận:

Bên nhà sông nước chảy Bên sông lặng bóng lầu (Khung tình)

Khung cảnh thơ mộng của Khung tình rất trữ tình hiện đại, thế nhưng

qua hai câu thơ trên, người đọc vẫn phần nào liên tưởng đến không gian cổ điển sau buổi gặp gỡ của Kim Trọng và chị em Thúy Kiều:

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu, bóng chiều thướt tha (Truyện Kiều)

Mô tả cảnh sông nước, Huy Cận thường sử dụng từ tràng giang: Sóng

gợn tràng giang buồn điệp điệp (Tràng giang).

Và:

Thuyền người đi một tuần trăng, Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ (Thuyền đi)

40

Từ Tràng giang vốn là một từ Hán Việt đã từng có trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan: Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ, đến giờ xuất hiện trong thơ Huy Cận, âm mở “a” khiến cho nỗi buồn của thi nhân trước cảnh vật trở nên mênh mang, vô tận.

Câu thơ: Có ai gửi ý trong xuân vũ (Xuân) của Huy cận khiến người đọc càng đi ngược thời gian xa xưa hơn khi liên tưởng từ “xuân vũ” còn là ý thơ, tứ thơ trong thơ Nguyễn Trãi. Những từ: tấm thân xương, kiếp ngủ giường, gối ấm, mền, nệm, xương cọ vào xương… trong bài Ngủ chung của Huy Cận tưởng

như “rất Tây”. Vậy mà, khi Xuân Diệu đọc lại bài Ba tiêu của Nguyễn Trãi, đã nhắc chi tiết “rất đời thường” của con người, liên quan đến bài thơ chữ Hán

Lãnh noãn tịch, nghĩa là “Chiếu lạnh ấm”. Trong bài có câu: Lông mềm nệm êm, mùi thơm lọt vào xương; da nhuyễn, chiếu lạnh, hơi mát ngấm vào da thịu

(bản dịch). Ý thơ được nhà thơ Xuân Diệu diễn giảng: “… ở con người có chí khí anh hùng, có tài năng kinh bang tế thế, có tâm huyết và còn có xương, có thịt, có da, có một sự xúc cảm rất da thịt…”. Điều này càng chứng tỏ thơ Huy Cận rất gần với thơ ca cổ điển Việt Nam.

Từ đìu hiu trong câu thơ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Huy Cận trong

một câu chuyện kể cũng cho biết ông đã học tập từ câu thơ Chinh phụ ngâm:

Non Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.

Như vậy, trong tập thơ Lửa thiêng Huy Cận có sử dụng những từ ngữ

của văn học cổ. Điều đó, làm cho thơ của ông vừa gần với truyền thống, vừa cổ kính trang trọng.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)