Kế thừa thể thơ truyền thống

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 46)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Kế thừa thể thơ truyền thống

Đọc toàn bộ 50 bài thơ trong Lửa thiêng ta thấy, Huy Cận rất chú ý sử dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát) cùng cách ngắt nhịp quen thuộc của dân tộc khẳng định bản sắc thơ dân tộc.

41

Nhịp thơ là sự phân bố và lặp đi lặp lại cách ngắt quãng đều đặn các đơn vị ngôn từ nhằm chống lại sự đơn điệu của văn bản nghệ thuật. Một trong những đặc sắc trong Lửa thiêng là Huy Cận kế thừa thể thơ lục bát với nhịp

điệu chẵn có cội nguồn từ ca dao dân ca. Toàn bộ 50 bài thơ trong Lửa thiêng

không phải Huy Cận hoàn toàn sử dụng thể thơ lục bát, song những bài thơ mà ông viết bằng thể lục bát đều có những giá trị rất lớn. Ông đã viết nên những câu thơ tự nhiên như hơi thở của người Việt.

Thể lục bát vốn có nguồn gốc sâu xa từ những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc, là sự phát triển đến mức hoàn chỉnh của tiếng nói cân đối nhịp nhàng. Đây là thể thơ dân tộc có nhiều khả năng trong việc diễn tả nội dung trữ tình. Nhịp điệu của thể thơ lục bát uyển chuyển linh hoạt, không bị gò bó bởi về độ ngắn của văn bản nên rất phù hợp cho việc diễn đạt cảm xúc vốn rất phong phú của con người. Thể thơ lục bát được Huy Cận sử dụng để thể hiện tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm của mình:

Trăng lên // trong lúc // đang chiều Gió về trong lúc // ngọn triều mới lên.

Thuyền đi // sông nước// ưu phiền; Buồm theo ráng đỏ // giong miền viễn khơi

(Thuyền đi)

Trong không gian có ánh trăng lúc đang chiều, có gió về lúc ngọn chiều mới lên lại có sự ra đi của hình ảnh thuyền làm cho cảnh vật bỗng trở nên hiu quạnh, sông nước ưu phiền. Biện pháp nhân hóa đã làm nổi bật lên tâm trạng của thi nhân thông qua việc diễn tả cảnh, sự vật. Với cách ngắt nhịp đều đặn 2/2/2 (câu lục) và 4/4 (câu bát) tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho mỗi câu thơ.

Buồn gieo //theo gió // ven hồ Đèo cao quán chật // bến đò lau thưa

(Chiều xưa)

Tâm trạng buồn của Huy Cận trong một buổi chiều nhớ về “chiều xưa”. Sống trong xã hội ngột ngạt ở hiện tại đã làm cho thi sĩ có suy nghĩ “hoài cổ”,

42

nhớ về quá khứ, nhớ về một đất nước tươi đẹp của buổi nguyên sơ. Đó là những nét đẹp xưa:

Ngập ngừng // mép núi // quanh co Lưng đèo quán dựng // mưa lò mái ngang

Vi vu // gió hút // nẻo vàng Một trời thu rộng //mấy hàng mây cao

(Đẹp xưa)

Nhịp thơ trong Lửa thiêng không đơn thuần chỉ là cách ngắt nhịp. Cao hơn thế là để nhấn mạnh nhịp điệu và thể hiện cảm xúc của chính thi nhân.

Đặc biệt Huy Cận trong những dòng lục bát đã đem theo cả nhịp sống và hơi thở của dân tộc vào trong thơ.

Bài thơ Thuyền đi được Huy Cận viết theo thể thơ lục bát, gồm ba khổ, mang phong vị truyền thống:

Sang đêm thuyền đã xa vời

Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn Thuyền đi sông nước ưu phiền Trăng phơi đầu bãi nước dồn mênh mang.

Vẫn là sự chia ly bởi thuyền đã xa vời và theo đó là người ra cửa biển khiến sông nước trở nên ưu phiền, hơi lạnh tràn ngập khắp không gian. Bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu cảm xúc chất chứa trong những câu thơ lục bát. Sự nhịp nhàng của những câu thơ lục bát càng làm cho nỗi sầu của chủ thể trữ tình trở nên mênh mang, lan tỏa. Như vậy, kế thừa thể thơ truyền thống đã góp phần làm cho những vần thơ của Huy Cận càng trở nên sâu lắng, gần gũi. Bên cạnh đó Huy Cận cũng có những đổi mới tạo nên một thế giới thơ vừa mang màu sắc truyền thống vừa mang màu sắc hiện đại.

43

Chƣơng 3

HUY CẬN VỚI VIỆC CÁCH TÂN TRONG TẬP THƠ LỬA THIÊNG

3.1. Xây dựng hình tƣợng con ngƣời cá nhân mới

Bên cạnh những yếu tố truyền thống được sử dụng trong hình tượng con người cá nhân mới thì các nhà Thơ mới nói chung và Huy Cận nói riêng cũng luôn nỗ lực tìm tòi sự cách tân để làm mới cho thơ ca.

Thơ mới tạo lập và chứa đựng nhiều nỗi niềm, là một phong trào thơ, một nền thơ, các nhà Thơ mới có quan điểm thẩm mĩ, có những cách thể hiện riêng được định hình thông qua các nhà thơ tiêu biểu, từ đó chi phối cả nền thơ. Trước hết, Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách rõ rệt. Cái tôi trong thơ mới có cái tinh tươm, tinh tường của nó và cái lớn muốn hoà vào đại dương, muốn đẩy xa không ngừng cả lớp sóng của cả trường giang. Cái tôi khi vừa mới phát hiện ra, nó đã đem lại cho ta nhiều giá trị mới. Nó thể hiện sự cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. Cái tôi trong Thơ mới xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không lặp lại. Mỗi nhà thơ đều muốn xây dựng cho mình một phong cách riêng, thể hiện cái riêng có, cái độc nhất, không lặp lại…

Một con người ra đi không thể nào gặp lại Một vũ trụ riêng tư không lặp lại bao giờ (E. Evtusenko)

Trong suốt hơn sáu mươi năm sáng tác, Huy Cận đã tạo cho mình một phong cách riêng. Ngay từ tập thơ đầu tay của Huy Cận, dù ở trên nền chung của Thơ mới nhưng Huy Cận vẫn luôn trên hành trình tìm kiếm sự mới mẻ, sự riêng có của ông. Một trong những điểm cách tân của Huy Cận qua tập Lửa thiêng thể hiện ở việc xây dựng được hình tượng con người cá nhân mới.

44

3.1.1. Xây dựng hình tượng con người cá nhân cô đơn khao khát sự giao cảm

Con người trong thế giới Lửa thiêng của Huy Cận là con người cá nhân cô đơn, không tìm được niềm giao cảm. Con người trong Lửa thiêng mang trong mình một nỗi sầu thiên cổ. Huy Cận thường nhắc đến buổi chiều. Chỉ riêng trong 50 bài thơ Lửa thiêng mà Huy Cận có 40 lần nhắc tới buổi chiều:

chiều mồ côi, chiều quạnh quẽ, chiều vĩnh biệt, chiều tận thế… Buổi chiều là khoảng thời gian khiến con người thường cảm thấy buồn, cô đơn. Chiều về không gian càng trở nên trống trải, lặng lẽ, khi hoàng hôn buông xuống thế giới như trở về với thời hỗn độn sơ khai. Đứng trước khoảng thời gian ấy cùng với sự nhạy cảm của mình Huy Cận thường bày tỏ nỗi cô đơn. Trong vũ trụ bao la, con đường thời gian vô tận Huy cận thấy mình là: Một chiếc linh hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu.

Từ Trình bày đến Mai sau đều phảng phất một nỗi sầu:

Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán Lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh (Trình bày)

Theo Huy Cận ngay từ thuở sơ sinh con người ta đã thấy lòng lạc loài và nỗi cô đơn đã in thầm trên trán. Như Thế Lữ từng quan niệm: “chúng ta là những kẻ sinh nhầm thế kỉ”, Huy cận cảm nhận rõ sự đơn bóng của mình trên cõi đời, chàng thi sĩ không tìm thấy tiếng nói chung với bất kì ai ở hiện tại. Và dường như nỗi cô độc đã bủa vây khắp chốn, chốn đi đâu con người cũng không thoát khỏi vòng cô độc:

Lòng chàng xưa chốn nọ với nơi này Đây hay đó chỉ dựng chòi cô độc

(Mai sau)

Thực ra sự cô độc của con người xuất phát từ chính bản thân cái xã hội mà họ đang sống. Tình trạng tuyệt giao của con người trong xã hội cũ được Huy Cận cắt nghĩa từ những tấm lòng. Nhà thơ luôn mở rộng tấm lòng để đón

45

đợi sự cảm thông chia sẻ nhưng, càng khao khát giao tiếp tình cảm nhà thơ càng đau đớn tuyệt vọng vì sự hờ hững, thờ ơ của bao tấm lòng khác:

Mong chốn tránh bơ vơ Tôi đem tình bán rẻ Cho vạn khách thờ ơ Và lòng tôi đã ế

(Ê chề)

Để chốn tránh bơ vơ, thi sĩ nhiệt thành mở lòng đón nhận bao vang động của cuộc đời, thậm chí đem tình của mình đi bán rẻ cho vạn khách. Nhưng những người khách cũng chỉ thờ ơ không để ý. Sự ê chề, tủi hờn của thi sĩ xuất phát từ đó.Vì vậy, nhà thơ hay nói đến những tấm lòng đau thương, buồn tủi, xót xa: lòng hốt hoảng, lòng lạnh, lòng run, lòng sầu, lòng buồn, lòng quạnh hiu, lòng đau xé… Nỗi đau lòng của nhà thơ là một mặt biểu hiện của lòng yêu đời, niềm khao khát tình yêu hạnh phúc nhưng không được đền đáp. Nhà thơ không trách đời, trách người mà lại tự trách bản thân mình, cắt nghĩa nỗi buồn từ bản chất tâm hồn mình:

Chàng yêu lắm nên bị người hắt hủi Chàng yêu lâu nên thiên hạ lìa xa (Mai sau)

Trong thơ Huy Cận luôn có một thế giới tâm hồn phong phú nhưng có điều những tấm lòng đều không có sự gặp gỡ nhau vì mỗi người đều là một ốc đảo cô đơn, một vũ trụ hoang tàn. Càng khao khát sự cảm thông thì lại càng thấy cô đơn đến rợn ngợp.

Hiện tại cô độc thi sĩ tìm đến quá khứ, sự hoài cổ là mạch cảm xúc xuyên suốt trong toàn bộ tập thơ. Huy Cận trò chuyện với thi sĩ chết từ ngàn xưa trong một buổi chiều chỉ có sắc màu tâm trạng:

Chiều không nắng, không mưa

46

Đời hiu quạnh, thời gian nghiêng bóng nhớ Phố không cây thôi sầu biết bao chừng!

(Trò chuyện)

Không gian như bị mờ ảo: không nắng, không mưa, không sương gió, không cây. Chỉ có dòng tâm trạng với lớp lớp sóng buồn khiến nhà thơ cảm thấy bơ vơ. Mọi thứ như hư vô chỉ có nỗi sầu là vạn thuở. Tâm trạng cô đơn, lạc lõng của Huy Cận cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ mới nhưng xét cho cùng, các thi sĩ xưa thấy cô độc giữa vũ trụ còn Huy Cận lại cảm thấy cô độc giữa chính dòng đời. Huy Cận sinh ra với một tấm linh hồn đơn chiếc, đa sầu đa cảm. Chàng than không có bạn bè tri kỷ, chàng đi bơ vơ trên đường đời âm thầm và đau đớn. Tình yêu không lưu luyến chàng, mọi việc gợi ra trước mắt chàng đều là sự ê chề, chán ghét. Tất cả những nguồn sống ở đời đối với chàng đơn sơ quá nên không thể khỏa lấp được những khoảng trống tróng trong tâm hồn của chàng. Các thi sĩ khác muốn lên cao để hòa nhập với vũ trụ còn Huy Cận ngoảnh lại để chiêm nghiệm, giãi bày với người xưa. Tâm thế của các thi sĩ xưa là tâm thế của kiểu con người vũ trụ còn tâm thế của Huy Cận là tâm thế của con người xã hội.

3.1.2. Xây dựng hình tượng con người cá nhân tự ý thức

Nếu như văn học cổ và trung đại xây dựng hình tượng con người cá nhân mang trong mình khát vọng lập công danh, để lại tiếng thơm cho đời thì sang Thơ mới, đặc biệt là trong thơ Huy Cận, nhà thơ lại xây dựng hình tượng con người cá nhân tự ý thức về trách nhiêm của mình. Ở đó quan trọng hơn cả là sứ mệnh của người nghệ sĩ.

Trước hết Huy Cận ý thức rất rõ về sự cô đơn của mình, ý thức được vị đời cay chua, số phận của con người cũng phụ thuộc và sự may rủi như những ván bài

47

À! Thế đấy, chốn hằng ngày cư trú Ván bài đời may mắn chỉ ù suông (Quanh quẩn)

Cũng như bao thi sĩ đời xưa và đặc biệt trong phong trào Thơ mới, họ ý thức được cuộc đời may rủi của mình. Cuộc sống thì quẩn quanh, bế tắc:

Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười. Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện (Quanh quẩn)

Sống trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Huy Cận cảm nhận và thấu hiểu được nỗi cô đơn và nỗi đau đời của người thi sĩ. Thiết tha qua cảm hứng thời đại của mình, Huy Cận xây dựng hình tượng con người cá nhân với mong mỏi: nhà thơ trong thời đại mới cũng có sứ mệnh mang lửa thiêng để thắp sáng cuộc đời con người. Đây là một quan niệm mới mẻ của Huy Cận so với các nhà thơ Việt Nam từ xưa cho đến phong trào Thơ mới.

Con người cá nhân mà cụ thể là nhà thơ được giao sứ mệnh thiêng liêng: yêu đời, yêu người. Thi sĩ ý thức rất rõ về điều đó, nhưng hoàn cảnh xã hội không tạo lối đi cho thi sĩ, khiến họ phải sống trong bi kịch về giấc mộng văn chương, họ bế tắc. Chính vì thế, giọng điệu của nhà thơ ở đây vẫn luôn u buồn, ảo não!

Lòng tôi đây, trọn một đời thương nhớ Hồn tôi đây, thiên hạ bỏ đìu hiu”

Thi sĩ dành trọn tấm lòng với cuộc đời, mở hồn với bao hồn khác vậy nhưng đáp lại thi sĩ chỉ là sự ghẻ lạnh đến tàn nhẫn của cuộc đời, tấm lòng của chàng bị thiên hạ bỏ đìu hiu đến cô quạnh. Chàng cảm thấy cô đơn, lạc lõng đến phải khẩn cầu và buông xuôi hai tay trước thượng đế:

48

Hỡi thượng đế tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đã một kiếp đi hoang Sầu đã chín xin người thôi hãy hái Nhận tôi đi, dầu địa ngục thiên đường (Trình bày)

Chàng cúi xin trả lại thượng đế như buổi đầu thượng đế mang loài người đến với vũ trụ. Chàng tự nhận linh hồn mình là một kiếp đi hoang, với chàng sầu đã chín, chàng cúi xin thượng đế hãy nhận chàng dù địa ngục, thiên đàng.

Với việc xây dựng hình tượng con người cá nhân với ý thức trách nhiệm vừa là một điểm mới trong Lửa thiêng nói riêng, trong phong trào Thơ mới nói chung vừa là cơ sở cho các thi sĩ cùng thời và sau này kế thừa và phát triển.

3.1.3. Xây dựng hình tượng con người triết luận

Nếu như trong văn học cổ, văn học trung đại con người luôn muốn lý giải về tự nhiên thì sang Thơ mới, con người lại thiên về lý giải chính lẽ còn, mất ở đời. Hình tượng con người cá nhân trong Lửa thiêng của Huy Cận luôn hiên ra trong sự suy tưởng về lẽ sống, chết.

Con người lý giải về lẽ sống, chết thông qua hình ảnh ẩn dụ đất: Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy (Thân thể).

Đất có khi là hình ảnh ấm áp, là mạch sống, là sức trẻ:

Luống đất thơm hương mùa mới dậy,

Có ai gửi ý trong xuân vũ,

Đất nở muôn xuân vẫn chẳng mòn (Xuân)

Mọi thứ đều bắt nguồn từ đất, đất là sức sống nuôi dưỡng bao vườn cây xanh, lá mới. Đất là nơi muôn ngàn cây cối bám rễ để rồi phát triển tốt tươi đâm hoa kết trái:

49

Vườn hân hoan muôn vạn nỗi dàn bày Của nhựa mạnh thành tơ trong lá mới (Họa điệu)

Không chỉ thế, Huy Cận nhìn đất, nghĩ về đất còn là hình ảnh tiêu biểu của quê hương, đậm nét với con đường làng:

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

Đất thêu nắng, bóng tre ngồi bóng phượng (Đi giữa đường thơm)

Đất tượng trưng cho quê hương, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ con người trưởng thành, và rồi lại đón con người trở về khi đến hết cõi đời. Từ những ý nghĩa đó của đất, Huy cận đã nâng nó lên thành hình ảnh mang tính triết lý của con người: đó là triết lý về sự sống và cái chết. Phạm Thế Ngũ

nhận định thơ Huy Cận “hay sầu rồi trốn về đường thơ triết, ngẫm nghĩ về sự tẻ nhạt của cuộc đời và suy tưởng về cái chết”.

Trên đất là cõi sống, phía dưới đất là cõi chết.Thế nào là chết? Và thi sĩ Huy Cận trả lời: Chẳng bao lâu ngủ sầu trong đất. Con người khi chết đi rồi

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)