Những hình ảnh quen thuộc trong ca dao

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 42)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Những hình ảnh quen thuộc trong ca dao

Ca dao luôn là bầu sữa thanh mát nuôi dưỡng cho văn học Việt Nam hình thành, tồn tại và phát triển. Những hình ảnh trong ca dao cũng đã trở thành nguồn thi liệu để văn học trong các giai đoạn sau kế thừa và phát triển. Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, đặc biệt là Huy Cận trong tập thơ Lửa

thiêng đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao để tạo nên những

vần thơ hiện đại song cũng mang đậm màu sắc ca dao.

Con cò là một trong những biểu tượng quen thuộc và trở đi trở lại trong

ca dao. Con cò đã đi vào trong ca dao với tất cả những vẻ đẹp của nó. Người dân lao động đã gửi gắm những niềm vui, những nỗi buồn, những cực nhọc hay cả tình yêu thương vào những cách cò trong ca dao: Con cò bay lả bay la;

Con cò bay bổng bay cao; Con cò lặn lội; con cò vàng, con cò kì… Hình ảnh

cách cò trong ca dao có thể là đại diện cho nhân dân lao động, con cò gắn với tình yêu của người bình dân trong xã hội cũ, con cò biểu tượng cho số phận người phụ nữ hay con cò với ý nghĩa phê phán giai cấp địa chủ, quan lại…

Bước ra khỏi ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận. Toàn bộ 50 bài thơ trong Lửa thiêng hình ảnh con cò

không xuất hiện nhiều nhưng lại mang những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tình cảm của nhà thơ.

Hình ảnh con cò trong Lửa thiêng trước hết là hình ảnh của quê hương:

Này lúc bên đường bóng đứng trưa, Thuyền em qua thác sóng xô lùa Sông êm bãi cát con cò đứng Khỏi vực lòng em hết sợ chưa?

(Em về nhà)

Nơi sông êm bãi cát con cò đứng chính là mảnh mất sinh ra mỗi con người. Đó sẽ là chốn trở về bình yên nhất của đời người. Không còn cụ thể là

37

biểu tượng của người phụ nữ hay số phận bất hạnh của người nông dân nữa mà con cò đi vào trong Lửa thiêng mang một ý nghĩa khái quát hơn thể hiện

sự triết lý. Đó chính là quê hương, là nơi “chôn rau cắt rốn”, là nơi mà khi ta

ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Hình ảnh cánh cò thân

thuộc biết bao trong ca dao giờ đây còn thân thuộc và có ý nghĩa hơn nữa trong Lửa thiêng của Huy Cận.

Bên cạnh hình ảnh con cò, Huy Cận còn vận dụng một cách điêu luyện hình ảnh thuyền - bến trong ca dao vào trong thơ của mình.

Trong ca dao xưa, nhân dân ta lấy hình ảnh thuyền - bến để nói đến tình yêu, sự thủy chung của những đôi lứa yêu nhau:

Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Từ biểu tượng của tình yêu đôi lứa thủy chung trong ca dao, Huy Cận đã lấy hình ảnh thuyền - bến để nói đến bến đỗ của cả một đời người, đó chính là: quê hương.

Thôi sáng hung rồi em hãy đi Tự nhiên em nhé; chớ buồn chi, Suốt ngày nhắc nhở em từng phút, Anh đoán thuyền em đến bến gì.

(Em về nhà)

Mỗi con người từ khi còn ấu thơ đến tuổi trưởng thành đều có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi: sẽ đi những đâu? Nhưng đến khi bước chân đã mỏi, con người dần về cuối đời chắc chắn nơi muốn trở về sẽ không đâu khác ngoài quê hương. Cả một đời người đi mãi, đi mãi, nhưng cuối cùng cũng sẽ trở nề với nguồn cội. Hai tiếng quê hương thật thiêng liêng!

Tới ngã ba sông, nước bốn bề. Nửa chiều gà lạ gáy trên đê.

38

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc; Bến cũ thuyền em sắp ghé về. (Em về nhà)

Quê hương ở đây lại không phải là chốn phồn hoa đô thị, mà quê hương giản dị lắm: nơi có những con sông, nước bốn bề, nơi có tiếng gà gáy thân thương, nơi có những hàng tre bát ngát đứng kiên cường. Quê hương thân thuộc là thế mà phải chịu sự đô hộ của bọn thực dân, con người đau cho nỗi đau của đất nước. Vì thế, thuyền xuất hiện mang theo nỗi sầu:

Thuyền người đi một tuần trăng, Sầu ta theo nước tràng giang lững lờ

(Thuyền đi)

Sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao góp phần làm cho thơ của Huy Cận vừa gần gũi, vừa thân thuộc, vừa truyền tải được những ý tứ sâu xa.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong lửa thiêng của huy cận (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)