8. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Không gian thiên nhiên với hoa lạ và mùi thơm
Không gian trong văn học vừa là hình ảnh của khôn gian vật lý vừa là sự hiện diện của không gian tâm tưởng. Không gian trong văn học là không gian mang tính quan niệm, không gian như một phương diện đặc thù của miêu tả nghệ thuật. Ý thức được điều đó Huy Cận đã xây dựng trong Lửa thiêng
một không gian vừa mang tính cụ thể, vừa trừu tượng.
Không gian chính là nơi mà các thực thể tồn tại, sinh thời Huy Cận là người luôn mang trong mình khát vọng chiếm lĩnh không gian. Không gian trong Lửa thiêng có thể là một không gian cụ thể như một con đường, một
32
không cụ thể: không gian của cõi mộng, của cả vũ trụ. Trước hết đến với Lửa thiêng bạn đọc như được bước bào một không gian thiên nhiên mộc mạc với
hoa và những mùi thơm.
Trong Lửa thiêng khi viết về hình ảnh làng quê có xuất hiện hình ảnh hoa, có điều nếu như trong văn học cổ hay trong văn học trung đại ta thường biết đến những loài hoa gắn với mỗi vùng quê, đó có thể là hoa sen, hoa râm bụt, hoa cau, đó cũng có thể là hoa rau muống dân dã trong thơ trung đại. Nói đến những loài hoa, thơ xưa thường mượn đó để thể hiện phẩm chất của người quân tử “nhất sinh đê thủ bái hoa mai”… Đến Huy Cận - một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới khi viết về làng quê thi sĩ lại chọn cho mình một loài hoa riêng mang tên: hoa dại.
Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm… Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm, Lòng giắt sẵn những bông hoa tưởng tượng (Đi giữa đường thơm)
Cái tên hoa dại không hề lạ với mỗi người dân Việt Nam nhưng lại rất lạ trong văn chương. Hoa dại là một loài hoa nhỏ bé, sống hoang dại ở ven
những con đường. Một loài hoa ngỡ như không có gì đáng để ý nhưng nó lại đi vào trong thơ của Huy Cận đầy thi vị gắn với hình ảnh làng quê Việt Nam. Sự xuất hiện của hoa dại cùng với mùi rơm tạo nên nét đặc trưng của một quốc gia làm nông nghiệp.
Đường làng vào mùa gặt hái, khi mặt trời đã đứng bóng, chủ thể trữ tình đi trên con đường ấy mà như đang đi giữa đường thơm. Có lẽ, màu sắc của những bông hoa dại và mùi của những sợi rơm vàng đang phơi quyện vào nhau tạo thành màu sắc và mùi của quê hương xứ sở.
Không gian đầy hương thơm xuất hiện nhiều lần trong thơ Huy Cận. Hương thơm trở thành đặc điểm nổi bật của không gian trần thế: Hương thơm
33
vẩn vơ trong vườn mới xới, hương thơm phảng phất trong không gian đường làng mà đôi lứa đang dạo bước:
Cả không gian hồn hậu rất thơm tho Gió hương đưa mùi dìu dịu phất phơ
(Đi giữa đường thơm)
Cả không gian hồn hậu chốn làng quê thơ mộng với gió hương đưa mùi phất phơ. Hương thơm còn tỏa ra từ luống đất mùa xuân, từ cây xanh, sông nước, từ thân thể trai tơ đang rộn bước bên đường. Đó là hương của mùa xuân, của sự sống:
Luống đất thơm mùa mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ Cây xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nước đậm bờ
(Xuân)
Hoạt động của con người nơi thôn dã gắn với không gian vườn cây tràn trề nhựa sống và ngào ngạt hương thơm. Nói đến hương thơm cũng chính là nói đến sự sống, sức sống dâng trào trong tạo vật. Huy Cận thể hiện niềm tin và sự khát khao một sự đổi thay trong cuộc sống tù đọng, quẩn quanh ở hiện tại. Trong không gian văn hóa làng quê hồn hậu ấy hiện lên vẻ trong trẻo của tự nhiên. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa hiện ra vừa cụ thể vừa sinh động, đậm hồn dân tộc. Tạo vật xoay vần Xuân - Hạ - Thu - Đông, mỗi mùa lại mang những đặc trưng riêng. Thiên nhiên bốn mùa dưới con mắt thơ của bao thế hệ thi nhân đã trở thành một nét văn hóa của con người Việt Nam, đó là:
Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
Qua 50 bài thơ tuyển chọn, hình ảnh thiên nhiên hiện lên như những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, thay đổi theo mùa. Thiên nhiên đủ cả bốn mùa, tạo nên một bức tranh tứ bình: 4 bài viết về mùa xuân, 3 bài viết về mùa hạ, 2 bài viết về mùa thu và mùa đông có 2 bài.
34
Phải có tình yêu thiên nhiên tha thiết thì Huy Cận mới có những vần thơ viết đúng, viết đủ, viết hay về thiên nhiên bốn mùa mang đặc trưng của Việt Nam như thế!
Mùa xuân - mùa khởi đầu của mọi mùa, mùa tươi đẹp và giàu sức sống nhất. Với những đặc điểm vốn có của nó, mùa xuân đi vào thơ Huy Cận cũng mang đủ những nét ấy:
Luống đất thơm hương mùa mới dậy Bên đường chân rộn bước trai tơ Cây xanh cành đẹp xui tay với Sông mát tràn xuân nước đậm bờ …
Bắt gặp màu tươi lên rún rẩy Trong cành hoa trẻ cổ chim non…
(Xuân)
Mùa xuân nhộn nhịp với bước chân người đông đúc, mùi thơm của luống đất, của muôn hoa khoe sắc, những cành non tươi mới đua nhau đâm chồi… Mùa xuân đem lại cho con người sự phấn trấn, sức sống tràn đầy, mang đến cảm xúc rạo rực:
Xuân gội tràn đầy Giữa lòng hoan lạc …
Chiều xuân tươi mạnh Gió bay vào hồn
(Chiều xuân)
Giữa cuộc đời còn nhiều cơ cực, con người còn nhiều sầu muội, nhưng một lúc nào đó như Huy Cận vẫn thả hồn mình vào cảnh xuân, đắm mình vào sắc xuân rực rỡ để thấy yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu đất nước hơn. Xuân qua Hạ về, quy luật của tự nhiên là vậy.
35
…
Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ Son đậm bên thành mệt sắc xưa
Cảnh rực đòi cơn rơi lối đỏ Bên chân ghi đọng dấu bao giờ
(Giấc ngủ chiều)
Ánh nắng vàng rực rỡ, màu hoa phượng đỏ rực là đặc trưng của mùa hè. Thiên nhiên mùa hè rực lửa là thế, song mùa hè cũng là mùa của sự chia ly. Xuân Diệu cùng thời cũng từng viết: Mùi tháng năm đềm rớm vị chia phôi. Vì thế, Huy Cận mới phải thốt lên: Than ôi! Trời đẹp nhưng trời buồn.
Vòng tuần hoàn của tự nhiên vẫn cứ tiếp diễn theo đúng quy luật, Hạ đi để nhường chỗ cho Thu đến mang theo bao cảm xúc của thi nhân:
Hôm qua thu mới về Với một cành hoa gầy …
Đêm qua bên láng giềng Êm tựa nhàn, thu tới… (Thu)
Thiên nhiên mùa thu trong tập Lửa thiêng của Huy Cận hiện lên như
những đặc điểm vốn có và đã từng trở thành đề tài trong thơ cổ. Vẫn cái không khí se lạnh của tiết trời làm thi nhân nhìn những cành cây tưởng như trở nên khô gầy. Cảnh thu, sắc thu đều hiện ra một cách cụ thể và sinh động.
Để hoàn thiện bức tranh thiên nhiên tứ mùa, Huy Cận miêu tả mùa Đông: lạnh, con người cô đơn.
Kế thừa truyền thống yêu thiên nhiên của con người Việt Nam, Huy Cận đã mang cà bốn mùa của dân tộc vào Lửa thiêng. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và rộng ra đó cũng chính là tình yêu quê hương, đất nước của Huy Cận.
36