* Chức năng:
Quản lý, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp, dân
dụng và mua bán vật liệu xây dựng, xây dựng đường dây tải điện 15KV, tư
vấn đầu tư xây dựng, khảo sát thiết kế các công trình xây dựng giao thông,
công nghiệp dân dụng và san lắp mặt bằng các công trình, sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn và kết cầu thép các loại, sản xuất kinh doanh và lắp đặt hệ
thống chiếu sáng công cộng, hệ thống báo hiệu giao thông thủy, bộ, khai thác sông, mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng, vận tải hàng hoá thủy bộ,
kinh doanh bất động sản....
* Nhiệm vụ:
- Thi công các công trình thủy lợi.
- Thi công công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,san lắp mặt bằng.
- Thi công các công trình giao thông: cầu giao thông đường giao thông
các loại, hệ thống chiếu sáng công cộng. .
- Khai thác vận tải và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: khu công nghiệp, khu dân cư...
- Tư vấn thiết kế: lập dự án khảo sát thiết kế các công trình xây dựng .
- Tư vấn thầu giám sát.
3.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :
* Ban Giám đốc:
- Tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty theo luật doanh
nghiệp Nhà nước và điều lệ Công ty.
- Tổ chức tập thể lao động thực hiện quyền làm chủ của mình bằng việc
chấp hành và triển khai thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Đảng ủy Công ty.
* Phòng tổ chức hành chánh:
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các công tác
sau:
- Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chánh quản trị, thi đua khen thưởng giữa các nhân viên trong công ty.
- Thực hiện các chế độ chính sách khác của nhà nước có liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên.
- Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành luật lao động, điều lệ Công ty.
- Thẩm định và tham mưu cấp giấy phép đường sông, đường bộ.
- Phối hợp xử lý những vụ việc vi phạm điều lệ Công ty.
- Giúp Giám đốc các khâu tổ chức bộ máy nhân lực, thực thi các chế độ
chính sách của người lao động.
26
- Tổ chức các cuộc hợp, hội nghị của đơn vị, đón đưa khách đến đơn vị
làm việc đúng qui định. Và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
Phòng Tổ chức hành chánh gồm có: Trưởng phó phòng, các nhân viên hành chính, cán bộ nghiệp vụ, nhân viên thừa hành
* Phòng Tài chính kế toán:
- Tổ chức theo dõi toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, giám sát và thi hành các chế độ kế toán theo qui định, nguyên tắc tài chính của Nhà nước,
báo cáo lên cấp trên tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng
thời hạn
- Có chức năng tham mưa, giúp Giám đốc xây dựng, thực hiện chương
trình công tác điều hành công việc theo qui chế đề ra
- Tổ chức cấp phát vốn kịp thời cho các công ty thành viên theo các
phương thức cấp phát đã được qui định để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh
doanh.
- Dự thảo các văn bản ( thông qua phòng Tổ chức hành chánh) trình
Giám đốc ban hành kịp thời, để phục vụ cho công tác quản lý, lãnh đạo trong đơn vị.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ về công tác của phòng theo qui định của Nhà
nước và Công ty
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ theo qui định và thực hiện một số công tác khai
thác khi được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật:
Là cơ sở ứng dụng các tiên tiến khoa học kĩ thuật, kế hoạch, quản lý vào quá trình hoạt động sản xuất của Công ty.
- Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, quản lý điều hành trên lĩnh vực công tác kĩ thuật, chất lượng công trình, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, theo dõi các hợp đồng đã
đến hạn làm thanh lý, và các chế độ chính sách, quy trình quy phạm khác của nhà nước cóliên quan đến Nhà nước có liên quan đến việc thi công, quản lý
chất lượng công trình, quản lý khai thác công trình giao thông do đơn vị thực
hiện trực tiếp thi công, các công trình mang tính điển hình thí nghiệm hay có
tính chất kĩ thuật phức tạp khi đượcGiám đốc giao nhiệm vụ.
- Giúp Giám đốc xây dựng, thực hiện chương trình công tác điều hành theo qui chế đề ra.
- Dự thảo văn bản ( thông qua phòng Tổ chức hành chánh) trình Giám
đốc ban hành kịp thời, phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo trong đơn vị, và thực hiện một số công tác khai thác khi được Giám đốc phân công hoặc ủy
27
Phòng kỹ thuật gồm có: trưởng phó phòng, các cán bộ nghiệp vụ.
* Chức năng- nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc:
- Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư xây dựng Sông Hậu: có chức năng thiết
kế, tư vấn các công trình xây dựng giao thông.
- Công ty TNHH đầu tư và phát triển hạ tầng nông thôn Sóc Trăng.
3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.3.1 Nhiệm vụ chung của phòng kế toán :
-Tổ chức hạch toán về HĐKD, ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời hệ
thống các nguồn vốn cấp, vốn vay, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm, đúng niên độ kế toán, giúp Giám đốc Công ty nắm vững tài chính, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thưc hiện chế độ quản lý tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.3.2 Đặc điểm của công tác kế toán :
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị là hình thức kế toán tập
trung, theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán trong công ty đều được tiến
hành tập trung trong phòng kế toán, từ công việc phân loại và xử lý chứng từ
kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp cho đến việc lập báo cáo tài chính, mỗi
nhân viên kế toán được giao một số phần việc nhất định theo sự phân công
của kế toán trưởng.
- Quan hệ cấp phát vốn và thanh toán giữa phòng kế toán Công ty với các đơn vị trực thuộc thông qua tài khoản 136 và 336.
- Phòng KT của Cty có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán
của các đơn vị trực thuộc và của Công ty, cuối cùng tổng hợp báo cáo chung.
Hình 3.2:Sơ đồ tồ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THU CHI KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN TSCĐ THU QUỸ
28
3.3.3 Chức năng- nhiệm vụ của bộ máy kế toán :
* Kế toán trưởng:
Là người mà Giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp, điều hành các hoạt động
về tài chính của Công ty, chỉ đạo phòng Tài chính kế toán giám sát việc thực
hiện các chế độ về kế toán, tính toán để phản ánh kịp thời về tình hình tài chính của Công ty lên Ban Giám Đốc. Ngoài ra kế toán trưởng còn kiểm tra công tác trong nội bộ Công ty.
* Kế toán tổng hợp:
Là người trợ lý cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ quyết toán lên sổ cái, lập
báo cáo trình lên kế toán trưởng.
* Kế toán thu chi :
Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trong Công ty và các khoản thanh toán với khách hàng, đối chiếu với thủ quỹ mỗi ngày.
* Kế toán TSCĐ:
Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng cũng như chất lượng
hiệu quả sử dụng của từng loại, theo dõi giá trị hao mòn và tình hình khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn tăng giá trị sử dụng, giảm giá trị hao mòn.
* Kế toán ngân hàng:
Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, giao dịch với ngân hàng về các
khoản phải thanh toán với khách hàng trên tài khoản tiền gởi, tiền vay, cuối
tháng phải đối chiếu số dư trên sổ kế toán.
* Thủ quỹ:
Theo dõi quỹ tiền mặt, tạm ứng cho các CB CNV, có nhiệm vụ thu - chi tiền mặt theo chứng từ và bảo quản quỹ tiền mặt tồn quỹ của Công ty.
3.3.4 Tổ chức vận dụng chính sách, chế độ và thể lệ kế toán :
- Công ty tổ chức, thức hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ sổ sách, chế độ chứng từ kế toán theo luật kế toán và theo quy định mới nhất của bộ tài chính.
- Trước đây, Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/ CĐKT ngày 01/11/1995 của bộ trưởng Bộ tài chính, nay áp dụng
theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Phương pháp khấu hao: Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thực hiện theo nghị định 206/2003.
- Phương pháp hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường
29
3.3.5 Hình thức kế toán tại Công ty :
Hiện nay, hình thức sổ kế toán được áp dụng ở Công ty là hình thức kế
toán Nhật ký chung. Vì đây là hình thức sổ kế toán đơn giản, dễ vận dụng và rất thuận lợi khi Công ty đang ứng dụng tin học vào công tác xử lí thông tin kế
toán và rất phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh.
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HĐKD CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG 2013 & PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TY QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG 2013 & PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN
3.4.1 Thuận lợi :
- Các nghị định của Chính phủ của ngành tạo điều kiện cho đơn vị xác định rõ nhiệm vụ công tác được tỉnh giao.
- Công ty Cổ phần XDGT Sóc Trăng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo
các cấp và giúp đỡ của các Sở ban ngành liên quan trong tỉnh.
- Đội ngũ lao động có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động, tinh
thần trách nhiệm cao, chịu khó nghiên cứu học hỏi.
- Quan hệ tốt với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, luôn được các đối tác
chú ý và sẳn sàng hợp tác khi các điều kiện hợpđồng thuận lợi.
3.4.2 Khó khăn :
Đường sông có 12 tuyến, tổng chiều dài 266km bị bồi lắng bởi phù sa và
thay đổi luồng lạch theo dòng chảy với điều kiện tự nhiên nhiều năm qua, chưa được NS bố trí vốn: để lập quy hoạch khảo sát đo vẽ, lập hồ sơ đăng ký cấp kỹ thuật đường sông để đưa vào quản lý khai thác vận tải đường sông.
Thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển được trang bị từng bước nhưng vẫn còn thiếu, làm cho việc thi công sản xuất chưa đạt hiệu quả cao.
Mặt khác phải thực hiện các mặt công tác đột xuất nhằm phục vụ nhiệm
vụ công ích đảm bảo an toàn giao thông, và thực hiện nhiệm vụ chính trị, công
trình duy tu sửa chữa phải lập theo trình tự thủ tục XDCB nên hồ sơ thường bị
kéo dài và thanh toán kinh phí chậm. Có một số công tác, công trình thực hiện xong không được thanh toán do tỉnh chưa bố trí được vốn.
Quản lý đường bộ đến năm 2012 vẫn chưa được bố trí KPQL, đơn vị
phải tự cân đối để thực hiện NV làm cho Cty gặp không ít khó khăn về vốn .
Theo QĐ số 102/2005/QĐ.UBT V/v Điều chỉnh mạng lưới giao thông
đường tỉnh và phân cấp cho Sở GTVT tỉnh Sóc trăng trực tiếp quản lý. Nâng
tổng số đường tỉnh từ 9 lên 14 tuyến, tổng chiều dài 409,315km. Công ty đã thực hiện tuần tra QĐ của ngành qua các năm bằng NV của các công trình.
Từ các mặt thuận lợi khó khăn trên, Công ty Cổ phần Xây Dựng Giao Thông Sóc Trăng đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm phát huy được ưu thế quản lý CTGT và lợi thế KDđể khắc phục các khó khăn tồn tại, nhằm
30
3.4.3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm và 6 tháng 2013
Bảng3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo 6 tháng đầu năm từ năm 2010 đến năm 2013
Đơn vị: triệu đồng Chỉ Tiêu 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T đầu 2011 so với 6T đầu 2010 Tỷ lệ (%) 6T đầu 2012 so với 6T đầu 2011 Tỷ lệ (%) 6T đầu 2013 so với 6T đầu 2012 Tỷ lệ (%) ∑ DT 17.456.863.803 36.015.850.010 25.513.137.023 20.300.781.414 18.558.986.207 106 -10.502.712.987 -29 -5.212.355.609 -20 ∑ CP 17.046.647.292 33.941.972.701 24.997.480.385 19.704.356.063 16.895.325.409 99 -8.944.492.316 -26 -5.293.124.322 -21 LNST 410.216.511 2.073.877.309 515.656.638 596.425.351 1.663.660.798 406 -1.558.220.671 -75 80.768.713 16
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
Bảng3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo năm từ năm 2010 đến năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2010 năm 2011 năm 2012
Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ (%) 2012 so với 2011 Tỷ lệ (%) ∑ DT 46.281.931.660 46.402.080.555 47.292.557.122 120.148.895 0,26 890.476.567 1,92 ∑ CP 46.021.900.039 46.076.151.831 46.770.417.676 54.251.792 0,12 694.265.845 1,51 LNST 260.031.621 325.928.724 522.139.446 65.897.103 25,34 196.210.722 60,20
31
Qua bảng 3.2 trên đây ta thấy, doanh thu và chi phí của công ty 6 tháng
đầu năm qua các năm có sự biến động không đồng đều, trong đó 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu tăng với tỷ lệ cao hơn chi phí nên lợi nhuận sau thuế 6
tháng đầu năm 2011 có tốc độ tăng caohơn các6 tháng đầu nămnăm khác. Sự
biến động không đồng đều giữa các năm là do ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát tăng nhanh làm cho các yếu tố chi phí tăng nhanh hay tăng nhanh về
doanh thu nên lợi nhuận của công ty cũng biến động không đồng đều. Điều
này cho ta thấy việc kinh doanh vào đầu năm gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, qua bảng 3.3 cho ta thấy doanh thu và chi phí qua các năm
lại có sự tăng trưởng đồng đều: doanh thu và chi phí tăng cao nhất ở năm 2012 đồng thời lợi nhuận cũng tăng nhiều nhất trong các năm, do sự điều tiết kinh
doanh của công ty mặc dù lạm phát vẫn đang ở mức cao nhưng lợi nhuận công
ty vẫn tăng đồng đều, qua đó cho thấy sự ổn định về hoạt động kinh doanh của
công ty.
3.4.4 Phương hướng phát triển :
Trong năm tới để khắc phục các mặt tồn tại nêu trên Công ty tiếp tục tăng cường cán bộ chuyên môn cho các đội sản xuất, thành lập thí điểm Công ty
TNHH một thành viên để từ đó thành lập các công ty thành viên nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng 10% hàng năm.
- Thực hiện hoàn thành các chức năng cơ bản:
+ Chức năng quản lý Nhà nước: Tuyên truyền vận động, kiểm tra để
mọi người thực hiện tốt Luật Giao thông và Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông.
+ Chức năng Quản lý và sửa chữa thường xuyên công trình giao thông.Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cầu, đường: đảm bảo đường thông hè
thoáng, không để ách tắc giao thông. Hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường
sông, bộ.
- Cố gắng tranh thủ nguồn vốn được ghi để quy hoạch khảo sát đo vẽ đường sông, đưa vào quản lý khai thác tuyến vận tải thủy của tỉnh nhà.
- Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất đồng bộ nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phát huy ưu thế của Công ty cổ phần hóa để hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch Nhà nước giao cho phần hoạt động công ích.