Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, là mục tiêu cuối cùng mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới và luôn tìm mọi biện pháp nhằm làm tăng khoản mục này.
Phân tích về lợi nhuận nhằm đánh giá sự biến động của khoản mục lợi nhuận cuối cùng là khoản lợi nhuận sau khi trừđi thuế thu nhập doanh nghiệp ( nếu có )
mà Công ty đạt được nhằm khái quát lại sự biến động của tình hình lợi nhuận qua từng năm.
Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận công ty 6T đầu 2010 - 6T đầu 2013
Đvt: đồng
Chỉ tiêu 6T đầu 2010 6T đầu 2011 6T đầu 2012 6T đầu 2013
Tổng Doanh thu 17.456.863.803 25.247.043.432 25.303.137.023 20.300.781.414
Tổng Chi phí 17.344.201.420 25.079.059.354 25.073.894.545 19.853.462.401
Lợi nhuận 112.662.383 167.984.078 229.242.478 447.319.013
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
Bảng 4.4 Tình hình lợi nhuận công ty 2010 - 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng Doanh thu 46.281.931.660 46.402.080.555 47.292.557.122
Tổng Chi phí 45.974.534.994 46.157.634.012 46.900.952.538
Lợi nhuận 307.396.666 244.446.543 391.604.585
(Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
- Trong 6 tháng đầu năm 2010 tổng doanh thu đạt 17.456.836.803đ, tổng chi phí là 17.344.201.420đ đo đó lợi nhuận được tạo ra là 112.662.383đ, 6 tháng đầu
năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010 thì doanh thu bán hàng tăng 7.779.430.795đ, thu nhập khác tăng 57.137.421đ riêng đối với doanh thu tài chính giảm 46.388.587đ, chi phí giá vốn tăng 7.749.247.016đ, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác đều giảm nhưng không đáng kể, chi phí khác tăng 60.782.617đ
với tình hình tăng giảm của các loại doanh thu, chi phí như vậy làm cho lợi nhuận 6
tháng đầu năm 2011 tăng 55.321.695đ so với 6 tháng đầu năm 2010 điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả nâng cao thu nhập lên rõ rệt. Đối với 6 tháng
61
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận vẫn tăng lần lượt đồng đều là
61.258.400đ, 218.076.535đ cho lợi nhuận đạt lần lượt là 229.242.478 và
447.319.013đ. Với những số liệu trên cho ta thấy tình hình công ty đang hoạt động rất hiệu quả, có lãi 6 tháng đầu năm qua các năm đều tăng, cho ta thấy 6 tháng đầu
năm các năm công ty hoạt động tốt
- Trong khi đó năm 2010 tổng doanh thu, thu nhập khác là 46.281.931.660đ,
tổng chi phí là 45.974.534.994đ tạo ra lợi nhuận là 307.396.666đ, đến năm 2012 thì tổng doanh thu tăng 120.148.895đ so với năm 2010 tuy nhiên bên cạnh đó thì tổng chi phí lại tăng 183.099.018đ với chi phí tăng cao như vậy làm cho lợi nhuận của
công ty năm 2011 thấp hơn so với năm 2010, lợi nhuận năm 2011 là 244.446.543đ
giảm 62.950.123đ so với năm 2010. Đến năm 2012 tổng doanh thu và thu nhập khác
của công ty là 47.292.557.122đ, tổng chi phí là 46.900.952.538đ tạo ra lợi nhuận là
391.604.584đ, năm 2012 doanh thu và giá vốn đều tăng nhưng gia vốn tăng cao làm
cho lợi nhuận gộp năm 2012 giảm 962.899.216đ so với năm 2011 nhưng chi phí
quản lý cũng giảm so với năm trước mức giảm này cao hơn mức giảm của lợi nhuận gộp nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 305.267.539đ so với cùng kỳ năm trước
Lợi nhuận của Công ty trong 3 năm trở lại đây đều cao đó là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng kể từ khi chuyển đổi sang Công ty Cổ phần cùng với việc thay đổi thói quen tập quán hoạt động cũ thì Công ty đã hoạt động hiệu quảhơn. Đây cũng là
điều tốt nhằm khích lệ Công ty ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần
thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
4.2.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến Lợi nhuận HĐKD
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận là nhằm xác định mức độảnh hưởng của các nhân tốnhư: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…đến lợi nhuận .
Ta có: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần BH và CCDV – Giá vốn hàng bán – Chi phí QLDN
Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích Gọi a: là doanh thu thuần về BH và CCDV
b: là giá vốn hàng bán
c: là chi phí quản lý doanh nghiệp L1: lợi nhuận kỳ phân tích
L0: lợi nhuận kỳ gốc
Đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0
62
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 –2011
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Tăng LN Giảm LN
Doanh thu thuần 45.874.267.267 46.244.740.087 370.472.820
Chi phí giá vốn 42.522.275.098 41.795.105.364 727.169.734
Chi phí QLDN 3.218.846.908 4.024.265.455 -805.418.547
Tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng 1.097.642.554 -805.418.547
LNT từ HĐKD 133.145.261 425.369.268 292.224.007
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2011 ) Qua phân tích các nhân tố trên ta thấy rằng trong năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng292.224.007đđ là do doanh thu BH và CCDV tăng trong khi giá vốn hàng bán lại giảm. Bên cạnh đó một lượng chi phí không nhỏ làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng phần nào và hạn chế lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh.
4.2.4.2 Năm 2012 so với năm 2011
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch
Tăng LN Giảm LN
Doanh thu thuần 46.244.740.087 47.251.938.664 1.007.198.577
Chi phí giá vốn 41.795.105.364 43.765.203.157 -1.970.097.793
Chi phí QLDN 4.024.265.455 2.756.098.700 1.268.166.755
Tổng hợp các nhân tố
ảnh hưởng 2.275.365.332 -1.970.097.793
LNT từ HĐKD 425.369.268 730.636.807 305.267.539
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2012)
Qua phân tích các nhân tố trên ta thấy rằng trong năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 305,267,539đ là do doanh thu BH và CCDV tăng, giá vốn
hàng bán cũng tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm điều này làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong năm tăng hơn so với năm 2011.
4.2.4.3 Sáu tháng đầu năm 2013 so với Sáu tháng đầu năm 2012
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ HĐKD trong
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Tăng LN Giảm LN
Doanh thu thuần 25.292.440.002 20.181.643.206 -5.110.796.796
63 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.237.422.192 1.845.499.507 -608.077.315 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng 5.852.724.374 -5.718.874.111 LNT từ HĐKD 475.178.506 609.028.769 133.850.263
( Nguồn: Báo cáo KQHĐKD giai đoạn 6T đầu năm 2012 -6T đầu năm 2013) Qua phân tích các nhân tố trên ta thấy rằng trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 133.850.263đ là do doanh thu BH và CCDV giảm trong khi giá vốn hàng bán lại giảm mạnh hơn. Bên cạnh đó chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng và hạn chế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Phân tích một
số chỉ tiêu tài chính của Công ty
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu TC từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vịtính: đồng Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1. LNST Đồng 307.396.666 244.446.543 391.604.585 229.242.478 447.319.013
2. Doanh thu thuần Đồng 45.874.267.267 46.244.740.087 47.251.938.664 25.292.440.002 20.181.643.206
3. Tổng tài sản Đồng 72.185.097.939 75.720.912.678 73.027.424.451 76.564.890.250 81.160.991.723 4. Tổng nguồn VCSH Đồng 6.254.892.144 6.244.514.527 6.480.478.137 6.045.523.200 5.593.751.631 5.Lợi nhuận gộp Đồng 3.351.992.169 4.449.634.723 3.486.735.507 1.712.600.698 2.454.528.276 6. Lãi gộp trên DT (5)/(2) % 7,31 9,62 7,38 6,77 12,16 7.LN trên DT (ROS) : (1) / (2) % 0,67 0,53 0,83 0,91 2,22 8.LN trên tổng tài sản(ROA) : (1) / (3) % 0,43 0,32 0,54 0,30 0,55 9.LN trên VCSH (ROE) : (1) / (4) % 4,91 3,91 6,04 13,39 8,00 ( Nguồn: Báo cáo tài chính gia đoạn từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 )
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty trong một kỳ ( quý, năm ). Cho biết Công ty hoạt động
có hiệu quả hay kém hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ một Công ty nào. Do đó bên cạnh việc phân tích lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu của lợi nhuận trong mới quan hệ với
các yếu tố khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn nữa về tình hình lợi nhuận.
4.2.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS )
Đây là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra
trong kỳ. Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra bao nhiêu lợi
nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
càng cao.
Trong năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,67 %, đến năm 2011
tăng lên 0,53 %. Điều này cho thấy rằng cứ 100 đồng doanh thu mang về sẽ tạo ra
64
0.53 đồng. Trong năm 2011 doanh thu thuần tăngnhưng do không hạn chế được sự gia tăng của các khoản chi phí ngoài sản xuất đồng thời chịu một khoản tương đối
từ hoạt động khác nên không những lợi nhuận sau thuế không tăng mà còn giảm
xuống, năm 2012 chỉ số này là 0.88 % và 6 tháng đầu năm 2013 là 2.2%. Vậy cứ
100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được 0.88 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2012 và 2.2 đồng ở 6 tháng đầu năm 2013.
Việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh doanh thu là tốt nếu:
- Lợi nhuận và doanh thu cùng tăng
- Lợi nhuận giảm ít hơn doanh thu
Việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh doanh thu là xấu nếu:
- Công ty bị giảm năng lực cạnh tranh, năng lục sản xuất.
- Hàng hóa tiêu thụ kém
4.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của TS, chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng
TS bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao cho thấy
rằng sự quản lý, sắp xếp và phân bổ việc sử dụng TS có tính hợp lý. Tỷ suất lợi
nhuận trên tổng TS này tốt khi công ty tăng VCSH, giảm nợ vay và chi phí vay nên LN tạo ra cao hơn. Còn khi tỷ suất này không tốt khi công ty tăng nợ vay, giảm
VCSH do kinh doanh lỗ vốn, đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả Năm 2010 tỷ số này là 0,43 % đến năm 2011 giảm xuống là 0,32 %. Điều này thể hiện rằng cứ 100 đồng tài sản bỏ ra đầu tư sẽ mang lại mức lợi nhuận ròng là 0,43 đồng trong năm 2010 và 0,32 đồng trong năm 2011, năm 2012 tỷ số này tăng
lên 0,54 % và 0,55 vào 6 tháng đầu năm 2013 do đó cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì mang về 0,54 đồng lợi nhuận ròng vào năm 2012 và 0,55 đồng vào 6 tháng đầu năm
2013.
Qua số liệu đó cho ta thấy sự quản lý, sắp xếp và phân bổ việc sử dụng tài sản
có hợp lý hay không thì nó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình hoạt động nói chung
và lợi nhuận nói riêng, trong năm 2011 có tỷ số này nhỏ nhất nên lợi nhuận nhỏ hơn
và tình hình kinh doanh năm 2011 không bằng các năm còn lại, đối với 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này cao hơn cùng kỳ năm trước, hứa hẹn năm 2013 sẽ là năm
kinh doanh có hiệu quả trong tương lai.
4.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Đây là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông quan tâm nhất vì nó phản ánh được
những gì mà họ sẽ hưởng. Nếu tỷ suất này đạt được tỷ lệ hợp lý thì có thể duy trì
được cổ tức đều đặn cho cổ đông, duy trì được tỷ lệ LN cho sự phát triển của cty. Vì vậy tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả SD vốn càng tốt.
Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu tăng dần qua từng năm. Năm 2010 là 4,91%, đến năm 2011 giảm xuống mức
65
hiện rằng cứ 100 đồng tài sản bỏ ra đầu tư sẽ mang lại mức lợi nhuận ròng là 4,91
đồng trong năm 2010, 3,91 đồng trong năm 2011 và 6,04 đồng trong năm 2012
và 8 đồng trong 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ số ROE qua các năm đều tăng cho ta thấy công ty đang sử dụng vốn tự có
rất tốt, làm cho VCSH tăng lên, duy trì được sự phát triển của công ty.
4.2.5.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu
Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
gộp.Qua bảng trên cho ta thấy năm 2010 tỷ suất này là 7,31%, năm 2011 tăng lên đạt mức 9,62%, năm 2012 giảm xuống còn 7,38% và đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên mức 12,16%, Điều này thể hiện rằng cứ 100 đồng doanh thu tạo ra sẽ thu
về 7,31 đồng lợi nhuận gộp vào năm 2010, thu 7,62 đồng lợi nhuận gộp vào năm
2011, thu 7,38 đồng lợi nhuận gộp vào năm 2012 và sẽ thu về 12,16 đồng vào 6 tháng
đầu năm 2013. Nguyên nhân là do doanh nghiệp có phương án nhạy bén, linh hoạt và rất hiệu quả trong kinh doanh trong việc thay đổi phương thức bán hàng cho
khách hàng. Mặc khác doanh nghiệp đã gia tăng các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa không những duy trì được thị trường cũ mà còn tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài tỉnh chính điều này đã làm cho lợi nhuận tăng lên.
Qua các chỉ số trên cho ta thấy, tỷ số này càng cao thì rủi ro của công ty càng ít, công ty có thể độc lập về tài chính. Nên công ty có thể được tin cậy nhiều hơn
66
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN PHÂN TÍCH XÁC VÀ ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
GIAO THÔNG SÓC TRĂNG
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN
TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG SÓC TRĂNG.
Sau thời gian tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Sóc Trăng tôi thấy rằng công tác tổ chức bộ máy, công tác kế toán tại Công ty được
thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục triệt để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói
chung và công tác kế toán phân tích và xác định kết quả hoạt động kinh doanh nói
riêng.
Về công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty tuy vẫn
còn một số hạn chế tuy nhiên nhìn chung vẫn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của
công tác kế toán tại Công ty trong thời gian qua. Trong thời gian sắp tới cần hoàn thiện hơn nữa để phục vụ cho yêu cầu quản lý của công tác kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh và đáp ứng kịp thời với những thay đổi trong hoạt động của Công ty và những chính sách mới của Nhà nước.
Bằng vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và qua thời gian
ngắn được tiếp xúc công tác thực tế tại Công ty, tôi xin đưa ra một số giải pháp
nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại.
5.1.1Một số giải pháp về kế toán chi phí
Nhìn qua các khoản chi phí phát sinh trong 3 năm tại Công ty có tính biến động cao. Có năm thì số phát sinh quá lớn, có năm lại giảm đột ngột. Điều này là do công tác phân bổ chi phí tại Công ty chưa tốt. Khi Công ty tiến hành đầu tư mua
sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để đưa vào là TSCĐ thì Công ty lại tiến hành đưa hết giá trị để tính
vào chi phí phát sinh trong một kỳ. Điều này làm cho chi phí trong kỳ tăng cao nhưng lại không phản ánh được chính xác tình hình chi phí trong kỳ.