Thành phần hóa học của thân cây sắn tươi sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 51)

2. Mục tiêu của ñề tài

4.3.Thành phần hóa học của thân cây sắn tươi sau thu hoạch

ðể lựa chọn phương pháp chế biến và bảo quản phù hợp với ñặc ñiểm thành phần hóa học của thân cây sắn và khả năng tiêu hóa của loài nhai lại, chúng tôi tiến hành thu mẫu và xác ñịnh thành phần hóa học của thân cây sắn tươi ngay sau thu hoạch, bỏ phần gốc già. Kết quả thu ñược trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần hóa học thân cây sắn sau thu hoạch (n=3)

Chỉ tiêu ðơn vị tính Hàm lượng

VCK % 33,69 Protein thô % VCK 5,76 Khoáng tổng số % VCK 3,02 Lipit % VCK 0,78 Xơ thô % VCK 37,39 NDF % VCK 60,27 ADF % VCK 40,16 Lignin % VCK 14,16 HCN mg/kg chất tươi 108,65

Qua bảng 4.2 cho thấy, thân cây sắn có hàm lượng VCK thấp chỉ ñạt 33,69%. Hàm lượng protein thô, khoáng tổng số và lipit là rất thấp (< 5%). Hàm lượng xơ thô trong thân sắn là xơ thô, ADF, Lignin khá cao. Hàm lượng các chất xơ thành tế bào thực vật của thân cây sắn khá cao: xơ thô chiếm 37,39% VCK,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 43 NDF chiếm 60,27% trong chất khô; ñặc biệt hàm lượng lignin trong thân cây sắn lên tới 14,16%VCK. Thân cây sắn mang ñầy ñủ các ñặc trưng của thức ăn xơ thô: cấu tạo thành tế bào phức tạp với tỷ lệ các chất xơ cao, hàm lượng protein, khoáng, vitamin và các gluxit dễ tiêu thấp.

So với các phụ phẩm khác từ cây sắn cho thấy, hàm lượng thành phần hóa học của thân sắn cao có nhiều khác biệt so với lá sắn, củ sắn, bã sắn và vỏ sắn. Thân cây sắn có hàm lượng nước khá cao. Lượng vật chất khô thân cây sắn cao hơn lá sắn và vỏ sắn tươi, tương ñương với củ sắn nhưng thấp hơn ở bã sắn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) cho biết, hàm lượng VCK trong lá sắn từ 26,82% ñến 28,67%, củ sắn từ từ 31,7% ñến 36,05%. Báo cáo của Trần Thị Hoan (2012) cho thấy, VCK trong lá sắn trung bình là 25,8%. Phạm Hồ Hải (2010) chỉ ra rằng, vỏ sắn có hàm lượng VCK là 28,88%. Nghiên cứu sử dụng bột ñen từ chế biến tinh bột sắn của Bùi Quang Tuấn (2007) cũng cho thấy, VCK của bột ñen là 46,46%.

Thân cây sắn có lượng protein rất thấp, chỉ cao hơn trong củ sắn là từ 2,38% ñến 3,12%; nhưng thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng protein trong lá sắn là từ 25,28% ñến 29,39% (Nguyễn Thị Lộc và cs., 2008). Trần Thị Hoan (2012) cũng cho biết lá sắn có hàm lượng proten là 22,64%. So với các phụ phẩm từ sắn khác như bột ñen, vỏ củ sắn, hàm lượng protein trong thân cây sắn là tương ñương. Vỏ củ sắn tươi có 6,24% protein (Phạm Hồ Hải, 2010). Protein trong bột ñen là 7,56% (Bùi Quang Tuấn, 2007). Hàm lượng lipit trong thân cây sắn tương ñương với củ sắn, lá sắn và vỏ củ sắn tươi lần lượt là từ 0,74% ñến 1,23%; 0,69 ñến 0,74% (Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, 2008); 1,02% (Phạm Hồ Hải, 2010) nhưng thấp hơn nhiều so với bột ñen là 8,8% (Bùi Quang Tuấn, 2007). Hàm lượng khoáng tổng số trong thân sắn cao hơn trong củ sắn, vỏ củ sắn nhưng thấp hơn trong lá sắn. Theo Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008), khoáng trong củ sắn là ñạt lần lượt từ 1,96% ñến 2,76%, trong lá sắn là từ 5,99% ñến 7,49% (Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, 2008). Trần Thị Hoan (2012) cũng công bố, lá sắn có tỷ lệ khoáng là 7,84% ñến 8,41%. Vỏ củ sắn chứa 8,00% khoáng (Phạm Hồ Hải, 2010).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 44 Hàm lượng xơ thô, NDF, ADF, lignin trong thân cây sắn tương ñương với hầu hết các loại phụ phẩm nông nghiệp phổ biến khác nhưng cao hơn nhiều lần so với các phụ phẩm khác từ cây sắn. Xơ thô thân cây sắn cao hơn trong củ sắn là 2,32% ñến 2,98% và lá sắn là 10,89% ñến 13,46% (Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, 2008); bã sắn tươi là 10,52% (Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, 2008); vỏ củ sắn tươi là 10,08% (Phạm Hồ Hải, 2010). Hàm lượng xơ thô của thân cây sắn tương ñương so với các loại phụ phẩm nông nghiệp khác như rơm lúa (36,4%), thân lá ngô (36,9%) (Danh Mô và cs., 2008), nhưng cao hơn trong thân lá cây lạc (28,99%) (Mai Thị Thơm và cs., 2010). Thân cây sắn có tỷ lệ NDF tương ñương hầu hết các phụ phẩm nông nghiệp phổ biến khác như thân lá ngô (65,3%), lá sắn (48,7%), tương thấp hơn rơm lúa lá 72,4% (Danh Mô và Nguyễn Văn Thu, 2008); cao hơn trong ngọn lá mía (63,3%) (ðặng Vũ Bình, 2008), thân lá lạc là 52,01% (Mai Thị Thơm và cs., 2010). Hàm lượng ADF trong thân sắn cao hơn các phụ phẩm nông nghiệp thông thường như thân lá ngô là 32%, rơm lúa là 39,9%, ngọn lá mía là 36,1%, thân lá lạc là 32,93%. So với các loại phụ phẩm nông nghiệp khác, thân cây sắn có hàm lượng lignin thấp hơn, thân cây ngô là 17,4% (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2011); cao hơn trong rơm lúa từ 6-7% (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2006). Theo hệ thống phân loại Vansoet (1966) thì các loại thức ăn thô có hàm lượng NDF lớn hơn 65% thì làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, hàm lượng lignin cao làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn thô xơở loài nhai lại do lignin ñã liên kết với Xelluloza và Hemixelluloza tạo thành các phức chất bền vững và khó tiêu hóa. Các liên kết hóa học trong phức chất ñó bền trong môi trường axit nhẹ của dạ cỏ. Hơn nữa, lignin còn làm thành hàng rào ngăn chặt về mặt vật lý phía ngoài cản trở VSV dạ cỏ và các enzyme của chúng tiếp xúc với xelluloza và hzemicelluloza của vách tế bào (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

Hàm lượng HCN trong thân cây sắn chính là hạn chế lớn nhất cho việc sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại. So sánh với các bộ phận khác của cây sắn cho thấy, hàm lượng HCN trong thân sắn thấp hơn so với nhiều so với trong lá sắn là từ 320mg/kg ñến 360mg/kg; trong củ sắn gọt vỏ là từ 178,7 ñến 219,0 mg/kg và trong vỏ củ sắn là từ 698,7 mg/kg ñến 859,0 mg/kg (Phạm Hồ Hải,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 45 2010); trong lá sắn trồng tại Thái Nguyên là 368,64mg/kg (Trần Thị Hoan, 2012); lá sắn tại một số tỉnh Miền Trung là từ 689,0 ñến 1575,14mg/kg. Hàm lượng HCN trong thân cây sắn cũng thấp hơn trong các phụ phẩm khác từ cây sắn. Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2008) cho biết, hàm lượng HCN trong củ sắn tươi cả vỏ là 200,35mg/kg, bã sắn tươi là 162,4mg/kg, bã sắn khô là 78,0mg/kg. Nguyễn Hữu Văn và cs. (2008) cũng cho biết, bã sắn tươi có lượng HCN là 192mg/kg. Theo Lê ðức Ngoan và cs. (2004), ngưỡng gây ñộc tối thiểu của HCN tự do ñối với gia súc nhai lại là 2-3mg/kg thể trọng. Như vậy có thể thấy, sử dụng thân cây sắn cho gia súc nhai lại an toàn hơn và sử dụng ñược nhiều hơn so với các phụ phẩm khác từ cây sắn.

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 51)