Sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 27)

2. Mục tiêu của ñề tài

1.2.3. Sử dụng bã sắn làm thức ăn chăn nuôi

Bùi Quang Tuấn (2007) cho thấy, bột ñen – một loại phụ phẩm của quá trình tinh bột sắn có hàm lượng tinh bột cao nhưng nghèo protein. Khi sử dụng loại phụ phẩm này ñể nuôi vỗ béo lợn không làm ảnh hưởng ñến khả năng tăng trọng của lợn nhưng làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi là 29,5 VNð/con/ngày ở giai ñoạn 1 và 729,6 VNð/kg tăng trọng ở giai ñoạn 2.

Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn (2008) ủ chua bã sẵn với 0,5% muối ăn và 3% rỉ mật ñường ñã làm giảm ñộc tố HCN trong bã sắn xuống mức thấp hơn mức an tòan cho gia súc. Sử dụng bã sắn ủ chua bổ sung mức 1kg/kg sữa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 19 cho bò sữa ñã không làm giảm năng suất và tỷ lệ mỡ sữa của bò nhưng làm giảm 300ñ/kg thức ăn cho bò.

Nguyễn Hữu Văn và Nguyễn Xuân Bả (2008), Nguyễn Xuân Bả và cs. (2008) cũng cho thấy, ủ chua là biện pháp phù hợp ñể bảo quản bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong ñiều kiện nông hộ. Có thể bảo quản bã sắn với muối 0,5%, 0,5% muối + 3% rỉ mật hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo. pH của khối ủ giảm nhanh trong 10 ngày ñầu và ổn ñịnh sau 21 ngày ủ. HCN giảm ñáng kể sau 21 ngày ủ nên có thể sử dụng ñược một khối lượng lớn bã sắn trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại mà không bị ngộ ñộc. Bã sắn ủ chua chỉ nên sử dụng từ 25% ñến 50% khối lượng thức ăn tinh trong khẩu phần của bò thịt và cần bổ sung thêm protein cho khẩu phần.

Pipat và cs. (2011) ủ bã sắn với rỉ mật và ure ñã làm giảm HCN sau 14 ngày ủ, HCN giảm về tới mức không nguy hiểm cho ñộng vật sau 21 ngày ủ. pH của khối ủ nằm trong giới hạn cho phép, axit lactic cao nhất ởở 14 ngày ủ và giảm mạnh ở 21 và 28 ngày ủ.

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)