Khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 79)

2. Mục tiêu của ñề tài

4.5.2.Khả năng sinh trưởng và sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm

4.5.2.1. Thu nhận thức ăn của bò thí nghiệm

Bò trong các lô thí nghiệm ñược cho ăn lượng thức ăn hỗn hợp và cỏ voi như nhau. Bò ở lô 2 và lô 3 sử dụng khẩu phần có khối lượng thân cây sắn tương ñương nhau. Rơm khô ñược cho ăn tự do. Theo dõi thu nhận thức ăn của bò trong trong thời gian thí nghiệm, kết quảñược trình bày ở bảng 4.11.

Kết quả cho thấy, lượng cỏ voi thu nhận của bò sử dụng các khẩu phần ăn không có thân cây sắn cao hơn so với 2 khẩu phần còn lại. Tuy nhiên, sự khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sử dụng thân cây sắn trong khẩu phần ăn của bò thịt ñã làm giảm rõ rệt lượng rơm thu nhận của bò nhưng không làm giảm tổng lượng VCK thu nhận.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 71 Tỷ lệ protein trong khẩu phần sử dụng thân cây sắn không thấp hơn khẩu phần chỉ gồm rơm khô và cỏ voi. Mặt khác, năng lượng trao ñổi trong khẩu phần sử dụng thân cây sắn sau chế biến cao hơn khẩu phần của bò lô ñối chứng.

So sánh với tiêu chuẩn của Kearl (1982) về nhu cầu dinh dưỡng cho bò thịt từ 150 ñến 200kg có tốc ñộ sinh trưởng từ 250g ñến 500g/con/ngày là 414g protein thô/ngày và 6170kcal ME/ngày thì khẩu phần của bò trong thí nghiệm có hàm lượng protein thô tương ñương hoặc cao hơn nhưng có mật ñộ năng lượng thấp hơn nhu cầu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 72

Bảng 4.11. Lượng thức ăn thu nhận và giá trị dinh dưỡng thu nhận hàng ngày của bò thí nghiệm

m

Χ

Χ ±

Lô 1 Lô 2 Lô 3

Chỉ tiêu

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2

Cỏ voi (kg VCK) 1,94 2,29 1,94 2,29 1,94 2,29

Thân cây sắn ủ chua (kg VCK) 0 0 0,95 0,98 0 0

Thân cây sắn kiềm hóa (kg VCK) 0 0 0 0 0,77 0,80

Rơm (kg VCK) 1,32 1,60 0,47 0,58 0,66 0,79

Thức ăn hỗn hợp (kg VCK) 0,87 0,87 0,87 0,87 0,87 0,87

Lượng VCK thu nhận (kg) 4,12 4,58 4,22 4,72 4,24 4,75

Lượng VCK thu nhận(kg) /100kg KL cơ thể (kg) 2,40 2,50 2,46 2,56 2,45 2,56

Tỷ lệ thân cây sắn/VCK 0,00 0,00 22,40 20,83 18,20 16,89

Lượng protein thô (gram) 405,80 438,93 399,86 442,72 424,81 469,34

Tổng mức ME thu nhận (Kcal/ngày) 5349,53c 5841,22bc 5844,93bc 6215,93a 5782,46b 6169,51ab

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 73

4.5.2.2. Khả năng sinh trưởng của bò thí nghiệm

Sử dụng thân cây sắn ủ chua với 6% rỉ mật và thân cây sắn kiềm hóa với 2,5% ure thay thế rơm khô trong khẩu phần ăn của bò thịt Lai Sind. Cỏ voi và thức ăn hỗn hợp của khẩu phần thí nghiệm tương ñương trong khẩu phần ñối chứng. Kết quả khối lượng của bò qua hai tháng thí nghiệm ñược thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Khối lượng của bò qua hai tháng thí nghiệm (n = 4)

m

Χ Χ ±

Khối lượng bò thí nghiệm

Lô 1 Lô 2 Lô 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KL Bắt ñầu thí nghiệm (kg) 166,90 ± 1,80 165,70 ± 1,50 167,20 ± 0,90 KL sau 2 tuần thí nghiệm (kg) 171,65 ± 1,70 171,35 ± 1,40 172,95 ± 1,10 KL sau 4 tuần thí nghiệm (kg) 177,00 ± 1,30 177,40 ± 1,40 179,00 ± 1,00 KL sau 6 tuần thí nghiệm(kg) 183,05 ± 1,20 184,05 ± 1,10 185,55 ± 0,90 KL kết thúc thí nghiệm(kg) 189,30 ± 0,80 191,50 ± 0,90 192,40 ± 1,00 Tăng khối lượng cả kỳ (kg) 22,40 ± 1,50 25,80 ± 1,40 25,20 ± 1,00

Kết quả cho thấy, bò trong thí nghiệm ñều ăn hết phần thân cây sắn ñược trong khẩu phần. Bò sử dụng khẩu phần ñược thay thế bằng 20% VCK thân cây sắn ủ chua và kiềm hóa có khả năng sinh trưởng cao hơn bò chỉ sử dụng rơm khô và cỏ tự nhiên. Tuy nhiên, sự sai khác này chưa thực sự rõ rệt (p> 0,05).

Sinh trưởng tuyệt ñối của bò ñược theo dõi trong thí nghiệm, kết quả thu ñược ñược thể hiện ở bảng 4.13.

Kết quả cho thấy, tuy bò sử dụng các khẩu phần có thân cây sắn tăng trọng cao hơn khẩu phần ñối chứng nhưng không cho thấy sự sai khác thống kê. Sử dụng thân cây sắn ủ chua trong khẩu phần ñã cho khả năng tăng khối lượng của bò cao nhất trong các lô thí nghiệm

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 74

Bảng 4.13. Sinh trưởng tuyệt ñối của bò trong thí nghiệm (n = 4)

m

Χ

Χ ± (g/con/ngày)

Tuần thí nghiệm

Lô 1 Lô 2 Lô 3

1-2 316,7 ± 43,2 376,7 ± 34,1 383,3 ± 30,1 3-4 356,7 ± 46,4 403,3 ± 33,3 403,3 ± 29,9 5-6 403,3 ± 54,3 443,3 ± 35,2 436,7 ± 31,4 7-8 416,7 ± 68,5 496,7 ± 38,3 456,7 ± 30,8

Trung bình 373,3 ± 52,3 430,0 ± 35,5 420,0 ± 30,7 Kết quả này tương tự như báo cáo của Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006) cho biết sử dụng rơm tươi ñã sau ủ chua và kiềm hóa cho bò làm tăng khả năng tăng trọng của bò. Sở dĩ, thức ăn thô xơ sau khi ñược xử lý có tốc ñộ và tỷ lệ phân giải trong dạ cỏ tăng lên làm dạ cỏñược giải phóng nhanh hơn, bò ăn ñược nhiều hơn nên tăng trọng tốt hơn. Như vậy, qua kết quả này cho thấy, mặc dù chưa thấy rõ ñược ưu thế về khả năng tăng trọng của bò sử dụng khẩu phần ñược thay thế 20% thân cây sắn qua xử lý so với khẩu phần truyền thống trong nông hộ nhưng ñã cho thấy khả năng thay thế ñược các nguyên liệu truyền thống này. Ủ chua và kiềm hóa là các phương pháp tốt ñể chế biến và bảo quản thân cây sắn tươi sau thu hoạch làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Phương pháp này vừa giảm ñáng kể hàm lượng HCN trong thân cây sắn và giúp cải thiện ñáng kể chất lượng thức ăn. ðối với các khu vực trung du, miền núi phía bắc vốn ñã rất khan hiếm thức ăn cho bò trong vụñông xuân thì xử lý thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại sẽ bổ sung thêm một biện pháp chủ ñộng thức ăn cho trâu bò trong mùa ñông, góp phần giảm thiệt hại cho người chăn nuôi do hiện tượng trâu bò chết rét và thiếu thức ăn.

Nguyễn Hữu Văn và cs. (2009) cho biết, bò lai Sind giai ñoạn từ 15-18 tháng tuổi có khối lượng trung bình từ 158 ñến 198kg, khả năng tăng trọng từ 7,3 ñến 10,3kg mỗi tháng. Như vậy khối lượng của bò trong thí nghiệm tương ñương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 75 với kết quả của nghiên cứu này nhưng khả năng tăng trọng của bò trong thí nghiệm cao hơn. Nguyễn Xuân Bả và cs. (2007) cũng cho biết, bò lai Sind có khả năng tăng trọng từ 12,9 ñến 24,2kg mỗi tháng nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Bò lai Sind thường tăng trọng từ 6,0 ñến 9,5kg mỗi tháng, nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng từ 14,1 ñến 25,2kg mỗi tháng (Vũ Chí Cương và cs., 2007; Vũ Văn Nội và cs., 1999). Mai Thị Thơm và cs. (2010) vỗ béo bò thịt lai Sind bằng thân lá lạc ủ chua tại Bắc Giang cũng cho biết bò có khả năng tăng trọng từ 530g/con/ngày ñến 590g/con/ngày.

Như vậy, bò trong thí nghiệm có khả năng tăng trọng trung bình. Tuy chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng tăng trọng nhưng cũng ñã cho thấy, thân cây sắn có thể thay thế tốt vai trò của rơm khô trong khẩu phần ăn của bò thịt.

4.5.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò thí nghiệm

Kết quả theo dõi tiêu tốn thức ăn cho 1kg thức ăn tăng khối lượng cơ thể của bò thí nghiệm (Bảng 4.14) cho thấy, tiêu tốn thức ăn của bò trong khẩu phần chỉ sử dụng cỏ voi và rơm khô cao hơn ñáng kể so với ở 2 khẩu phần có sử dụng thân cây sắn sau chế biến và bảo quản. Tiêu tốn thức ăn của bò trong thí nghiệm ở tháng thí nghiệm 1 nhìn chung cao hơn tháng thí nghiệm 2. Bò trong 2 khẩu phần sử dụng thân cây sắn với 2 phương pháp chế biến là ủ chua và kiềm hóa không cho thấy sự khác nhau về tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng.

Sở dĩ bò ở tháng thí nghiệm 1 tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng cao hơn ở tháng thí nghiệm 2 là do tốc ñộ sinh trưởng của bò ở kỳ 2 cao hơn so với tháng thí nghiệm 1.

Báo cáo của Mai Thị Thơm và cs. (2010) vỗ béo bò thịt lai Sind bằng thân lá lạc ủ chua tại Bắc Giang cho thấy, tiêu tốn thức ăn của bò là từ 8,71 ñến 10,5 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Bò lai Sind trong thí nghiệm của Nguyễn Quốc ðạt và cs. (2008) cũng cho thấy, cần tiêu tốn 5,67 ñến 9,5 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của bò lai Sind. Như vậy, kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn các công bố trước ñó. Nguyên nhân là do bò trong thí nghiệm có khả năng tăng trọng thấp hơn nhiều so với bò trong các thí nghiệm trước ñó (tăng trọng từ 373 ñến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 76 420 g/con/ngày thấp hơn trong thí nghiệm của Mai Thị Thơm và cs. (2010) là từ 530g/con/ngày ñến 590g/con/ngày; Nguyễn Quốc ðạt và cs. (2008) là từ 629 ñến 1457g/con/ngày)

Bảng 4.14. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của bò thí nghiệm (n = 4)

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Tháng thí nghiệm 1

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lựơng (kg) 12,25a 10,82b 10,78b Tiêu tốn ME/kg tăng khối lựơng (Kcal) 15889,7a 14987,0ab 14701,2b Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (kg) 1,21 1,03 1,08

Tháng thí nghiệm 2

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lựơng (kg) 11,17b 10,04c 10,64bc Tiêu tốn ME/kg tăng khối lựơng (Kcal) 14246,9bc 13225,4c 13812,4bc Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (kg) 1,07 0,94 1,05

Trung bình trong cả thí nghiệm

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lựơng (kg) 11,71a 10,43b 10,71b Tiêu tốn ME/kg tăng khối lựơng (Kcal) 15068,3a 14106,2b 14256,7b Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng (kg) 1,14 0,99 1,07

Ghi chú: Các chữ sỗ trong cùng một hàng ngang mang chữ cái khác nhau thì khác nhau về mặt thống kê (p<0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng không thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê ở các lô thí nghiệm, nhưng kết quả này cho thấy, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò không giảm ñi nếu sử dụng thân cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho bò thịt. Như vậy, ñối với người chăn nuôi vùng trồng sắn hoàn toàn có thể sử dụng thân cây sắn làm thức ăn cho bò mà vẫn ñảm bảo khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 77

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Phương pháp chế biến bảo quản thân cây sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại tại tỉnh phú thọ (Trang 79)