4.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của công ty 4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có quyền lực điều hành về
mọi hoạt động của công ty trực tiếp quản lí công ty theo chế độ thủ trưởng đơn
vị là pháp nhân cho mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm kiểm tra bảo hành, cài đặt máy trước
khi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã kí và tiến hành chịu trách nhiệm về
mặt kĩ thuật khi đã hoàn thành việc mua bán.
Phòng kinh doanh: trực thuộc ban giám đốc, làm tham mưu cho ban
giám đốc về mặt tổ chức điều hành kinh doanh, trực tiếp tìm nguồn hàng kí hợp đồng đề ra biện pháp hữu hiệu thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hóa.
Cửa hàng kinh doanh: thực hiện công tác bán hàng là chủ yếu, với đội
ngũ nhân viên nhanh nhẹn và chịu sự giám sát của trưởng cửa hàng.
Phòng kế toán: là chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, các chứng từ thu
chi nhập xuất hàng hóa, kế toán thống kê tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh đồng thời hỗ trợ cho việc kinh doanh của công ty.
Nhân viên: có nhiệm vụ bán hàng theo yêu cầu của khách hàng và có chức năng tiếp thị quảng cáo cho mọi người biết đến.
Phòng Kĩ Thuật Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh
Cửa hàng Kinh Doanh
Nhân Viên Ban giám đốc
4.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 4.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 4.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ▪ Chức năng và nhiệm vụ:
* Kế toán trưởng: tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của các bộ
phận kế toán, tham mưu cho tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh.
* Kế toán tổng hợp: tổng hợp sổ sách, chứng từ của các bộ phận kế toán riêng lẻ để xác định kết quả, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ khác mà các bộ
phận kế toán khác không liên quan, sau đó tổng hợp kết quả lại cho kế toán trưởng.
* Kế toán công nợ: kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ mua bán, theo dõi công nợ, đối chiếu cập nhật các số liệu, từ đó cân đối giữa thu và chi.
* Kế toán tiền lương: theo dõi, tổng hợp tình hình công nhân viên đi làm, tính lương và thanh toán lương.
* Kế toán thuế: theo dõi chi phí đầu vào phát sinh và phân bổ, kết chuyển
hợp lí các chi phí, theo dõi kết quả hoạt động cuối cùng của công ty, nhằm
phản ánh kịp thời tình trạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp
thích hợp.
* Kế toán công cụ - tài sản:
- Theo dõi tình hình nhập, xuất kho công cụ, tài sản cho từng đơn vị.
- Phân bổ chi phí, khấu hao tài sản cố định.
KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN C. CỤ- T.SẢN KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG
* Kế toán kho:
- Nhập kho nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ khi nhà cung cấp giao
- Xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ cho phân xưởng sản xuất
* Thủ quỹ:
- Thu tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh của đơn vị
- Chi các khoản tiền, chi phí kinh doanh theo chứng từ
4.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính.
Các chứng từ kế toán được ghi chép một cách chặt chẽ, đúng lúc, luân
chuyển theo trình tự và được sắp xếp một cách có hệ thống. Hệ thống tài khoản được lập theo đúng qui định của Bộ Tài Chính và được chi tiết theo yêu cầu của công ty. Các báo cáo tài chính được lập theo đúng qui định, đầy đủ,
kịp thời.
Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung và áp dụng hình thức Nhật ký
chung.
- Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.
- Là đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Trình tự ghi sổ ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung:
- Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật kí đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ
nhật kí đặc biệt liên quan. Định kì (3,5,10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật kí đặc biệt lấy số liệu để ghi
Chứng từ kế toán
Sổ nhật kí chung Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối Số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật kí đặc biệt
vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một
nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật kí đặc biệt (nếu có).
- Cuối kì (tháng, quí, năm) cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật kí chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật kí đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên sổ nhật kí đặc biệt) cùng kì.
Ghi chú:
Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng
Ghi cuối tháng
Hình 4.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Hình thức sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi Chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
Hình 4.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 4.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
4.4.1 Thuận lợi
Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường đối với khách hàng và nhà sản
xuất.
Có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, có hệ thống khách hàng rộng
khắp các thị trường chính của từng ngành hàng, địa điểm kinh doanh thuận lợi.
Cán bộ, nhân viên công ty có tinh thần làm việc nhiệt tình, đoàn kết nội
bộ tốt, nguồn nhân lực của công ty có trình độ khá cao.
4.4.2 Khó khăn
Chưa thu thập được thông tin thị trường cũng như xử lý các thông tin,
thu hồi nợ ngày càng khó khăn.
Khả năng cạnh tranh của các đối thủ ngày càng quyết liệt.
Phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công ty trong việc
khai thác thị trường bán lẻ. Chứng từ Kế toán Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
MÁY VI TÍNH Báo cáo tài
chính
PHẦN MỀM
4.4.3 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty
Mục tiêu phát triển của công ty:
Mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp trong thời gian tới là làm sao cho năng
suất của năm sau phải cao hơn năm trước cả về doanh số và lợi nhuận. Đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu, có kế hoạch chỉ đạo hợp lý, chủ động trong kinh doanh và phải quan tâm đến nhiều mặt như :
- Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của công
ty.
- Chú ý phát triển thị trường bán lẻ và thị trường nông thôn.
- Đa dạng hóa ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gũi với mặt hàng truyền thống.
Định hướng phát triển của công ty:
- Chú trọng thị trường thu mua và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đầy đủ quan hệ cung cầu.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao hoạt động
bán hàng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
- Phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo và các phòng ban tạo sự đồng bộ vể
giải pháp quản lí chặt chẽ chi phí nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
- Nâng cao chất lượng phục vụ, bảo trì nhằm chăm sóc khách hàng một
cách tốt nhất.
- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực, nhằm tăng doanh
thu ổn định giá cả trên địa bàn.
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH- TM TÂN VINH HOA TỪ NĂM 2010- 2012 và 6T/2013 TÂN VINH HOA TỪ NĂM 2010- 2012 và 6T/2013
5.1.1 Tình hình tiêu thụ theo số lượng sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng trong doanh nghiệp, việc đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng giúp nhà quản lý thấy được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện tiêu thụ.
Từ đó có thể hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy mạnh hơn nữa
những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng lượng
tiêu thụ góp phần đẩy mạnh doanh thu để nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Nội dung trình bày của phần này sẽ tập trung vào phân tích tình hình tiêu thụ theo số lượng, theo giá trị và theo thị trường tiêu thụ.
Qua bảng số liệu 5.1 ta thấy tình hình tiêu thụ theo số lượng sản phẩm đều tăng qua các năm, trong các loại sản phẩm thì nhôm YH03 chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tổng số lượng tiêu thụ của công ty. Năm 2010 số lượng tiêu thụ
của nhôm YH03 đạt 2.078.059 kg, kế đến là mặt hàng thanh Inox chiếm 1.523.662 kg, đây là hai mặt hàng chủ lực của công ty. Sang năm 2011 số lượng tiêu thụ nhôm YH03 tiếp tục tăng đạt 2.152.082 kg, tăng 74.023 kg, tương ứng với tăng 3,56%. Sỡ dĩ số lượng tiêu thụ tăng như vậy là do trong
năm 2011 nhu cầu người tiêu dùng sử dụng các mặt hàng nhôm tăng cao trong
khi đó giá bán lại tăng vì sản lượng cung cấp đã giảm so với năm 2010. Đây là
dấu hiệu tích cực cho thấy rằng công ty đã đạt được những bước tăng trưởng cao và để được như vậy công ty đã không ngừng tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý và nâng cao chất lượng phục vụ. Sang năm 2012
số lượng tiêu thụ nhôm YH03 tiếp tục tăng đạt 2.264.913 kg, tăng 112.831 kg, tương ứng tăng 5,24% so với năm 2011. Bên cạnh đó cũng có mặt hàng giảm
số lượng tiêu thụ như nhôm YH04 giảm 1.832 kg, tương ứng giảm 1,14% và kéo theo nhôm YH02 cũng giảm 1.815 kg, tương ứng với giảm 1,84% và mặt
hàng khác cũng giảm nhưng chỉ giảm ở tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Điều này cho thấy trong năm 2012 các mặt hàng này khó tiêu thụ do trong năm này nhu cầu
sử dụng hàng của các công trình dân dụng, giao thông,… chỉ chọn những mặt
hàng chất lượng và độ bền càng cao, tuy chỉ giảm một lượng nhỏ số lượng sản
phẩm tiêu thụ nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn vào giá trị doanh thu. Trong 6
tháng đầu năm 2012 số lượng tiêu thụ của mặt hàng nhôm YH03 đạt 1.056.018 kg, 6 tháng năm 2013 đạt 1.337.259 kg, tăng 281.241 kg, tương ứng tăng 26,63%, kế đến là mặt hàng thanh Inox trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt
Bảng 5.1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 3 năm 2010- 2012 và 6 T/2013 Đvt:100 Kg CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 Nhóm sản phẩm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 T/2012 6 T/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nhôm YH03 20.780,59 21.520,82 22.649,13 10.560,18 13.372,59 740,23 3,56 1.128,31 5,24 2.812,41 26,63 Nhôm YH01 2.905,97 2.906,12 2.914,75 1.412,91 1.311,72 0,15 5,16 8,63 0,30 (101,19) 7,16 Nhôm YH04 1.540,64 1.600,73 1.582,41 5.421,64 5.732,43 60,09 3,90 (18,32) (1,14) 310,79 5,73 Nhôm YH06 1.006,73 1.013,52 1.021,07 530,16 780,68 6,79 0,67 7,55 0,74 250,52 47,25 Nhôm YH02 949,90 987,02 968,87 452,78 477,13 37,12 3,91 (18,15) (1,84) 24,35 5,38 Nhôm YH05 3.276,81 3.286,87 3.285,92 1.432,05 1.593,06 10,06 0,31 (0,95) (0,03) 161,01 11,24 Thanh Inox 15.236,62 15.543,28 15.723,98 5.593,62 7.227,83 306,66 2,01 180,70 1,16 1.634,21 29,22 Khác 4.027,92 4.028,93 3.994,06 666,76 788,68 1,01 0,03 (34,87) (0,87) 121,92 18,29 Tổng số lượng 49.725,18 50.887,29 52.140,19 26.070,10 31.284,12 1.162,11 2,34 1.252,90 2,46 5.214,02 20
559.362 kg, 6 tháng năm 2013 đạt 722.783 kg, tăng 163.421 kg, tương ứng tăng 29,22%. Bên cạnh đó mặt hàng nhôm YH01 lại giảm cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 đạt 141.291 kg, 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống chỉ còn 131.172 kg, giảm 10.119 kg, tương ứng giảm 7,16%, những mặt hàng khác cũng tăng tương đối ổn định.
Việc gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty qua các năm là kết
quả của những thay đổi tích cực liên quan đến hệ thống phân phối, nguồn lực
bán hàng của công ty trong thời gian qua.
- Về hệ thống phân phối
Từ công ty bắt đầu phân phối sản phẩm cho các công ty con của công ty,
phân phối sản phẩm thông qua các chi nhánh của công ty, phân phối thông qua
trung gian phân phối tại các tỉnh, thành phố. Trong những năm qua công ty
luôn cố gắng phấn đấu mở rộng hệ thống phân phối.
- Về nguồn lực bán hàng
Trong chiến lược phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty luôn
chú trọng việc tập trung phát triển các nguồn lực của công ty. Đặc biệt là nguồn nhân lực, tiêu biểu là nguồn nhân lực ở bộ phận bán hàng.
5.1.2 Tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm
Qua bảng số liệu 5.2 phân tích về tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm
của công ty ở trên ta thấy, doanh thu biến động mạnh qua các năm. Năm 2010 doanh thu đạt 32.518 triệu đồng nhưng sang năm 2011 doanh thu này đã đạt đến con số 47.996 triệu đồng, tăng 15.478 triệu đồng, tương ứng với tăng
47,6%, sở dĩ doanh thu tăng cao như vậy là do trong năm 2011 nhu cầu người
tiêu dùng sử dụng các mặt hàng nhôm để thiết kế nội thất, giao thông, công
nghiệp,… tăng cao trong khi đó giá bán lại tăng vì sản lượng cung cấp lại
giảm so với năm 2010. Nguyên nhân là do các chi phí để sản xuất đầu vào quan trọng như điện, xăng dầu,… tăng làm cho giá bán các mặt hàng của công ty phải tăng theo. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy rằng công ty đã đạt được
những bước tăng trưởng cao và để được như vậy công ty đã không ngừng tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phần nào đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước, từ đó chiếm lĩnh được niềm tin
của khách hàng và góp phần thúc đẩy doanh thu tăng lên. Nhưng sang năm
2012 doanh thu lại giảm mạnh thấp hơn cả so với năm 2010, chỉ còn 29.977 triệu đồng giảm 18.019 triệu đồng, tương ứng với giảm 37,54% so với năm 2011. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ các mặt hàng nhôm, thanh Inox lại giảm