a. Phân tích giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí quan trọng trong công ty và khoản mục chi phí này gần như là không thể cắt giảm được và cũng phụ thuộc
vào thị trường. Đây là nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp và ngược
chiều với lợi nhuận, khi giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận
Bảng 5.10: Giá vốn hàng bán theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2010- 2012 và 6T/2013 Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nhôm YH03 15.759,27 24.236,83 14.976,81 6.511,89 7.488,65 8.477,56 53,79 (9.260,02) (38,20) 976,76 15 Nhôm YH01 434,74 577,64 231,86 137,09 141,88 142,90 32,87 (345,78) (59,86) 4,79 3,49 Nhôm YH04 236,39 331,24 221,67 57,12 76,65 94,85 40,12 (109,57) (33,08) 19,53 34,20 Nhôm YH06 97,82 165,62 109,56 14,22 29,57 67,8 69,31 (56,06) (33,85) 15,35 107,95 Nhôm YH02 122,27 133,30 104,47 42,27 47,76 11,03 9,02 (28,83) (21,62) 5,49 12,98 Nhôm YH05 163,03 214,10 152,88 33,04 36,34 51,07 31,32 (61,22) (28,59) 3,30 9,98 Thanh Inox 10.172,88 14.542,10 9.350,96 4.255,48 4.595,92 4.369,22 42,95 (5.191,14) (35,69) 340,44 8 Khác 184,76 193,9 331,23 373,28 150,03 9,14 4,94 137,33 70,82 (223,25) (59,80) TỔNG 27.171,15 40.394,72 25.479,43 11.424,39 12.566,81 13.223,57 48,66 (14.915,29) (36,92) 1.142,42 9,99
Bởi vậy doanh nghiệp càng tiết kiệm, giảm được giá vốn trên đơn vị sản
phẩm bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi phí và làm cho tổng mức lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ tăng bấy nhiêu.
Đối với công ty do lượng hàng hóa chủ yếu mua từ các công ty, nên giá vốn hàng bán phụ thuộc nhiều vào giá cả của lượng hàng nhập vào.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất là do hoạt động chủ yếu của công ty là mua và bán hàng hoá. Vì vậy, giá
vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao là chuyện hiển nhiên.
Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm 2010- 2012 và 6T/2013
Quan sát bảng số liệu ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao
trong tổng chi phí luôn trên 90%. Giá vốn hàng bán tại công ty có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm chủ yếu là do sự tăng lên và giảm
xuống giá vốn hàng bán của các mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty. Năm 2010 giá vốn từ nhôm đạt 15.759,27 triệu đồng chiếm 58% tổng giá vốn hàng bán. Sang năm 2011 tỷ trọng giá trị mặt hàng này trong tổng giá vốn hàng bán đạt 60% cho thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán từ mặt hàng này tỷ lệ
thuận với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng. Sang năm 2012 tuy tỷ trọng của
mặt hàng này giảm xuống nhưng chỉ dao động ở một khoản nhỏ cụ thể nó
chiếm 58,78% trong tổng giá vốn hàng bán, còn các mặt hàng khác chỉ chiếm
một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá vốn, các mặt hàng này tuy có dao động tăng
lên và giảm xuống qua các năm nhưng không đều. Bên cạnh mặt hàng nhôm thì thanh Inox là mặt hàng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng giá vốn hàng bán, cụ
thể năm 2010 giá vốn từ mặt hàng này là 10.172,88 triệu đồng chiếm 37,44%
trong tổng giá vốn hàng bán. Tuy nhiên giá vốn tăng cao do tình hình biến động của thị trường ngoài ra giá vốn hàng bán còn bị ảnh hưởng bởi các khoản chi phí phát sinh lúc mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc xếp đều đó làm cho tỷ trọng mặt hàng này trong năm 2011 giảm xuống 36%. Sang năm 2012 do nhiều mặt hàng khác nhập về giá bán tăng cao nên tỷ trọng giá vốn hàng
bán trong cơ cấu thấp từ đó kéo theo các mặt hàng chủ lực của công ty về tỷ
trọng giá vốn sẽ tăng cao cụ thể tỷ trọng của mặt hàng thanh Inox chiếm
36,7% trong tổng giá vốn hàng bán, 6 tháng đầu năm 2013 mặt hàng nhôm 976,76 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15% còn mặt hàng thanh Inox tăng
340,44 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8%, trong 6 tháng 2013 mặt hàng nhôm YH06
đã có tốc độ tăng rất cao tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu đạt 107,95% đây là những bước chuyển biến tốt trong thời gian gần đây. Nguyên nhân giá vốn tăng là tùy thuộc vào sản lượng tiêu thụ, ngoài ra giá vốn hàng bán là nhân
tố mà công ty khó có thể chủ động được vì nhiều lý do như đơn đặt hàng nhiều
hay ít, nguồn cung ứng sản phẩm, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào sự biến động
thị trường và hiện nay mặt hàng mà công ty kinh doanh lại là sản phẩm có tính
mùa vụ. Do đó công ty phải tính toán thật kỹ về thời điểm, số lượng đặt hàng,
lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm
chi phí này tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Tóm lại: các nhân tố cấu thành nên giá vốn hàng bán biến động theo tổng
giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán qua các năm có tăng có giảm. Tuy nhiên giá vốn tăng là điều không đáng lo ngại vì số lượng chất lượng sản phẩm tăng
tất nhiên sẽ kéo theo giá vốn tăng, giá vốn tăng nhưng lợi nhuận vẫn tăng cao. Ngược lại số lượng sản phẩm giảm kéo theo giá vốn giảm, nếu vậy thì công ty cần có những biện pháp thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm đem lại doanh thu, thu nhập và lợi
nhuận cuối cùng cho công ty.
b. Phân tích chi phí bán hàng
Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng của công ty qua năm 2010- 2012 và 6T/2013
Nhìn vào bảng phân tích số liệu 5.11 ta thấy tình hình chi phí bán hàng của doanh nghiệp có nhiều biến động, lúc thì tăng lên lúc thì giảm xuống, đã
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cụ thể:
Năm 2011 tổng chi phí bán hàng là 3.796,82 triệu đồng tăng 897,64 triệu đồng với tỷ lệ tăng 30,96% so với năm 2010 trong đó chi phí nhân viên tăng
31,08% so với năm 2010 nguyên nhân là do 1/5/2011 căn cứ vào NĐ 22/2011/NĐ- CP ngày 04/04/2011 của thủ tướng chính phủ về việc tăng lương
tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng theo đó công ty cũng nâng lương
của cán bộ công nhân viên lên sao cho phù hợp với sự gia tăng của mặt bằng
giá cả chung. Bên cạnh đó, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều nên công việc
của nhân viên văn phòng phải xử lý cũng tăng lên rất nhiều, đôi khi phải tăng
ca nhiều do đó công ty phải chi thêm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng cho nhân
viên. Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng cũng tăng 27,23% là do công ty đã đầu tư thêm một số xe tải để vận chuyển hàng nên chi phí này
tăng là điều không thể tránh khỏi, chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng đáng
kể cụ thể tăng 216,05 triệu đồng tương ứng tăng 35,56% là do các khoản chi phí như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu bán
hàng, tiền thuê kho bãi, chi phí vận chuyển hàng,… đều tăng và cuối cùng là chi phí khác bằng tiền và đây cũng là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong
Bảng 5.11: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí bán hàng qua 3 năm 2010- 2012 và 6T/2013 Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Chi phí nhân viên bán hàng 793,60 1.040,29 769,88 323,29 293,13 246,69 31,08 (270,41) (25,90) (30,16) (9,32) Chi phí khấu hao TSCĐ 309,48 393,76 328,65 139,14 167,73 84,28 27,23 (65,11) (16,53) 28,59 20,54 Chi phí dịch vụ mua ngoài 607,56 823,61 564,02 236,81 212,72 216,05 35,56 (259,59) (31,52) (24,09) (10,17) Chi phí khác bằng tiền 1.188,54 1.539,17 1.112,46 466,22 373,34 350,63 29,50 (426,71) (27,72) (92,88) (19,92) TỔNG 2.899,18 3.796,82 2.775 1.165,46 1.046,92 897,64 30,96 (1.021,82) (26,91) (118,54) (10,17)
Khoản chi này tăng 29,5% so với năm 2010, nguyên nhân là do chi phí giới thiệu mặt hàng, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí tiếp khách đều tăng cao nên đã đẩy chi phí khác bằng tiền tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2012 tổng chi phí bán hàng 2.775 triệu đồng giảm 1.021,82 triệu đồng, tương ứng giảm 26,91% so với năm 2011, đây là dấu hiệu tích cực, góp
phần làm tăng khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí bán hàng giảm là do các nguyên nhân chính sau: Năm 2012 sức tiêu thụ của công ty giảm nên công ty phải thực hiện chính sách tiết kiệm, thắt chặt chi phí. Cụ thể chi phí nhân
viên giảm xuống còn 769,88 triệu đồng, tương ứng giảm 25,9% là do công ty cắt giảm bớt các khoản khen thưởng, phụ cấp cho nhân viên. Thêm vào đó
công việc xử lý ít nên nhân viên văn phòng cũng không phải tăng ca, các khoản chi cho nhân viên trong các ngày lễ tết trong năm đều bị cắt giảm. Bên cạnh sự sụt giảm của các chi phí, chi phí khấu hao tài sản cố định cũng giảm
cụ thể giảm 16,53% so với năm 2011 là do năm 2012 công ty đã thanh lý một
số tài sản ở bộ phận bán hàng nên chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2012
giảm xuống. Không chỉ thế, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng
tiền đều giảm là do tình hình tiêu thụ giảm nên chi phí cũng giảm xuống, thêm
vào đó công ty chủ trương cắt giảm tối đa, nhằm làm giảm đáng kể chi phí phát sinh, 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ
thể giảm 118,54 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 10,17%. Các khoản chi phí
nằm trong chi phí bán hàng đều giảm chỉ riêng chi phí khấu hao tài sản cố định là tăng với tốc độ 20,54% nguyên nhân là do trong tháng đầu năm doanh
nghiệp mở rộng qui mô mua thêm xe vận chuyển hàng hóa dù chi phí khấu
hao tài sản cố định tăng nhưng những chi phí khác thì lại giảm đây là một dấu
hiệu tích cực, việc chi phí bán hàng giảm cho thấy công ty đã quản lý chi phí
có hiệu quả hơn góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí bán
hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm của lợi nhuận do đó cần xem xét
cẩn thận loại chi phí này.
c. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng trong tổng
chi phí hoạt động của công ty, khoản mục chi phí này cũng khó có thể cắt
giảm được vì có liên quan đến chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý, nếu cắt
giảm khoản mục này thì sẽ ảnh hưởng đến lượng lao động và tiền lương bình quân, vì vậy ta cần hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của nó.
Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý
Bảng 5.12: Tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010- 2012 và 6T/2013 Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Chi phí đồ dùng văn phòng 9,83 13,62 9,29 5,94 4,69 3,79 38,56 (4,33) (31,79) (1,25) (21,04)
Chi phí khấu hao
TSCĐ 13,06 14,30 14,50 9,28 12,55 1,24 9,49 0,20 1,39 3,27 35,23
Thuế, phí và lệ phí 5,88 1,62 1,39 0,88 0,73 (4,26) (72,45) (0,23) (14,20) (0,15) (17,04)
Chi phí nhân viên
văn phòng 363,47 576,14 187,54 120,22 97,89 212,67 58,51 (388,60) (67,45) (22,33) (18,57) Chi phí dịch vụ mua ngoài 51,45 84,85 49,53 31,69 25,13 33,40 64,92 (35,32) (41,63) (6,56) (20,70) Chi phí bằng tiền khác 77,15 127,33 58,82 37,86 26,64 50,18 65,04 (68,51) (53,81) (11,22) (29,63) TỔNG 520,84 817,85 321,07 205,87 167,63 297,01 57,02 (496,78) (60,74) (38,24) (18,57)
Qua bảng phân tích số liệu 5.12 ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm không ổn định qua các năm cụ thể:
Năm 2010 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 520,84 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí tăng lên một cách nhanh chóng, cụ thể tăng 297,01 triệu đồng, tương ứng với tăng 57,02% sỡ dĩ chi phí tăng cao như vậy là do khoản chi phí nhân viên văn phòng chiếm tỷ trọng cao, đây là khoản mục chi phí
chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể tăng
58,51% so với năm 2010. Bên cạnh đó chi phí đồ dùng văn phòng cũng chiếm
tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 3,79 triệu đồng, tương ứng tăng 38,56% là do giá cả các loại văn phòng phẩm tăng
nhiều, thêm vào đó nhu cầu sử dụng tăng cao nên đẩy mức chi phí này tăng lên đáng kể. Trong năm 2011 doanh nghiệp mua thêm một số tài sản cố định
sử dụng cho văn phòng nên chi phí khấu hao cũng tăng thêm cụ thể tăng
9,49% so với năm 2010. Mặt khác chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện
thoại, điện thắp sáng đều tăng là do từ 1/3/2011 giá bán lẻ điện đã áp dụng
mức bình quân mới 1.242 đồng mỗi kWh, tăng 165 đồng mỗi kWh so với năm 2010 đã đẩy chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên 64,92% so với năm 2010. Đi
cùng với sự tăng lên của các khoản mục chi phí trên thì các khoản chi phí khác
bằng tiền cũng không là ngoại lệ, do trong năm 2011 công ty thực hiện nhiều
hợp đồng nên chi phí tiếp khách, các khoản công tác phí, tàu xe cũng tăng lên cũng chính điều này làm cho chi phí khác bằng tiền tăng 65,04%. Năm 2011
các chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng chỉ duy nhất khoản
mục thuế, phí và lệ phí là giảm cụ thể giảm 4,26 triệu đồng, tương ứng với
giảm 72,45%. Sang năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh cụ thể
giảm 60,74% trừ khoản mục chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng tăng
một lượng tương đối nhỏ, còn tất cả các chi phí còn lại trong chi phí quản lý
doanh nghiệp đều giảm mạnh. Cụ thể khoản chi phí nhân viên văn phòng công ty giảm mạnh tương ứng 67,45% so với năm 2011 là do doanh nghiệp cắt
giảm chi phí nhân viên văn phòng nhằm làm tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó chi phí đồ dùng văn phòng cũng giảm đáng kể thấp hơn cả so với năm 2010, cụ
thể giảm 31,79% so với năm 2011 do công ty đã chủ động tiết kiệm khoản chi này nhằm làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó chi phí
dịch vụ mua ngoài cũng giảm do chi phí điện thoại, điện thắp sáng công ty đã tiết kiệm một cách tối đa nhằm hạn chế tối thiểu chi phí phát sinh. Nhìn chung tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 giảm hơn nhiều so với năm 2011, điều này cho thấy doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, trong khi đó 6 tháng đầu năm 2013
nguyên nhân là do các khoản mục chi phí doanh nghiệp của năm 2013 đều
giảm so với năm 2012, chỉ trừ chi phí khấu hao tài sản cố định văn phòng là
tăng do doanh nghiệp mua thêm thiết bị văn phòng nhằm làm tăng hiệu quả
quản lý cho công ty đây là một tín hiệu tốt công ty đã thành công trong việc
cắt giảm chi phí một cách tốt nhất.
d. Phân tích tình hình chi phí khác
Phân tích tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chi phí khác của công ty qua năm 2010- 2012 và 6T/2013
Chi phí khác là khoản chi phí phát sinh bất thường như chi phí thanh lý tài sản cố định, chi phí vi phạm hợp đồng và các chi phí khác doanh nghiệp
không thể lường trước được. Quan sát bảng số liệu 5.13 ta thấy chi phí khác qua 3 năm đều giảm và năm 2012 không phát sinh. Năm 2010 chi phí khác của công ty là 23,36 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này giảm xuống còn 9,11 triệu đồng, tương ứng giảm 61%. Sỡ dĩ chi phí này giảm là do hoạt động thanh lý trong năm giảm xuống, cụ thể chi phí thanh lý TSCĐ giảm 59,6% so
với năm 2010. Song song đó là chi phí phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ giảm
60,12% các khoản chi phí khác cũng giảm. Sang năm 2012 chi phí này không
phát sinh, đây là một điều đáng mừng vì TSCĐ của công ty được trang bị mới
dần nên giảm tài sản phải thanh lý giảm, góp phần làm tăng chi phí. Bên cạnh