Bảng 5.22: Các tỷ số khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm 2010- 2012 và 6T/2013 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2013
1. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 422,76 1.362,18 329,19 313,86
2. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 31.713,3 34.567,5 35.638,5 34.607,26
3. Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 7.765,08 9.085,14 9.540,43 9.173,91
4. Doanh thu thuần Triệu đồng 32.518 47.996 29.977 14.867,01
Tỷ số lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA) (1/2) % 1,33 3,94 0,92 0,9
Tỷ số lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) (1/3) % 5,44 14,9 3,45 3,42
Tỷ số lợi nhuận trên doanh
thu (ROS) (1/4) % 1,3 2,84 1,09 2,11
(Nguồn: Từ phòng kế toán của công ty)
a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Quan sát bảng số liệu 5.22 ta thấy ROA qua 3 năm biến động không ổn định. Năm 2010 tỷ số này là 1,33%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì công ty tạo ra được 1,33 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011 tỷ số này là 3,94% tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
tổng tài sản bình quân so với năm 2010, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
công ty có chiều hướng tốt hơn năm trước, điều đó cho thấy rằng sự sắp xếp,
phân bổ, sử dụng, quản lý tài sản của công ty là hữu hiệu. Năm 2012 tỷ số này là 0,92%, tỷ số này giảm là do lợi nhuận ròng giảm mạnh trong khi đó tổng tài sản bình quân tăng so với năm 2011. Tỷ số này giảm nhiều cho thấy trong năm này công ty chưa sử dụng tốt tài sản để tạo ra nhiều lợi nhuận, lợi nhuận quá
thấp, thấp hơn nhiều so với 2 năm trước, như vậy hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty là không cao, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 0,9 cho thấy công ty đã có hiệu quả hơn trong việc sử dụng
tài sản cố định. Vì vậy những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử
dụng hợp lý tổng tài sản, tận dụng hết công suất tài sản một cách hiệu quả nhất
nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, vì nó liên quan tới
cao càng thu hút các nhà đầu tư. Năm 2010 ROE là 5,44% tức là cứ 100 đồng
vốn chủ sở hữu thì tạo ra 5,44 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2011, tỷ số này
tăng lên rất cao đạt 14,9% là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn
tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân so với năm 2010. Tỷ số này tăng như vậy cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là rất cao, việc sử dụng đồng vốn của công ty là đúng mục đích và hợp lý nên đã tạo ra nhiều lợi
nhuận. Tỷ số này tăng đã chứng tỏ phần nào sức cạnh tranh của công ty trên thị trường đồng thời cho thấy khả năng thu hút các nhà đầu tư là rất cao. Sang năm 2012 tỷ số này giảm xuống thấp chỉ còn 3,45% là do lợi nhuận ròng giảm, vốn chủ sở hữ bình quân tăng so với năm 2011. Ta thấy giai đoạn năm
2010- 2011 ROE có mức tăng trưởng tốt, nhưng giai đoạn 2011- 2012 ROE
không tăng mà lại giảm rất nhiều, điều đó nói lên việc sử dụng vốn của công ty là chưa được hiệu quả, lợi nhuận làm ra thấp hơn cả năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này đã tăng lên 3,42 lần. Đây là một dấu hiệu khả
quan cho thấy công ty đã ngày càng sử dụng vốn chủ sỡ hữu có hiệu quả hơn,
mặc dù hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty còn chưa cao nhưng với
tỷ số 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy tình hình hoạt động của công ty trong tương lai sẽ ngày càng có hiệu quả hơn. Công ty cần xem lại tình hình sử dụng
vốn như thế nào để tìm cách nâng cao việc sử dụng vốn một cách hiệu quả
nhất, nhằm tạo ra mức lợi nhuận ngày càng cao hơn trong tương lai.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2010, tỷ số ROS là 1,3% nghĩa là
trong 100 đồng doanh thu có được sau khi đã trang trải cho các khoản chi phí
thì còn lại 1,3 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 tỷ số này tăng lên 2,84% tăng
so với năm 2010 là do cả lợi nhuận ròng và doanh thu thuần đều tăng nhưng
tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Tỷ số này tăng cho thấy khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ năm 2011 cao hơn năm 2010, việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu
quả hơn so với năm trước. Năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 1,09% tỷ số giảm là do lợi nhuận ròng và doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2011. Đây là tỷ số thấp nhất trong 3 năm cho thấy hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống. Trong khi đó bước sang 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này là 2,11. Tuy rằng sang năm 2013 chỉ số này có
tăng nhưng như vậy vẫn là tương đối thấp, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và chi phí của doanh nghiệp luôn ở mức cao, chính vì vậy đã làm cho lợi
nhuận của công ty giảm xuống. Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn để làm tăng giá trị của tỷ số này, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
5.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
- Tốc độ thu hồi công nợ còn chậm cụ thể kỳ thu tiền bình quân của công ty rất cao do trong các năm qua tình hình khó khăn hơn các năm trước nên công ty ưu đãi hơn về các khoản chi trả của khách hàng nhằm khuyến khích sức mua của họ, kéo dài tình trạng các khoản phải thu tăng lên nhiều, nên việc thu hồi công nợ cho công ty bị chậm, làm kéo dài thời gian thu hồi vốn của công ty, làm cho công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, dẫn đến việc thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.
- Khả năng thanh toán còn thấp có thể thấy được qua các tỷ số tài chính
như tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn rất hạn chế.
- Lượng hàng tồn kho cao được thể hiện ở số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm đều rất thấp với tình hình này thì không nên vì để hàng dự trữ quá nhiều, rất dễ gây ứđọng vốn làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho. Nguyên nhân
chính dẫn đến điều này là do sức tiêu thụ của công ty giảm mạnh.
- Công ty sử dụng chưa hết công suất của tất cả tài sản hiện mức đầu tư
tài sản cao mà lợi nhuận thu được chưa tương xứng.
5.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH- TM TÂN VINH HOA
Biện pháp làm tăng sản lượng tiêu thụ: Qua quá trình phân tích ở chương
5, ta thấy các mặt hàng chủ lực của công ty là những mặt hàng có tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu bán hàng như nhôm YH03, thanh Inox . Vì vậy công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ những mặt hàng này vì khi sản lượng tiêu thụ của
những mặt hàng này tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng lên đáng kể, và từ đó
mà lợi nhuận cũng tăng lên. Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức để tăng
sản lượng tiêu thụ như: đối với những khách hàng mua với số lượng lớn thì có thể giảm giá, chiết khấu thanh toán.
Đối với các khoản chi phí: Giảm bớt những khoản chi phí không thực sự
cần thiết trong doanh nghiệp như chi phí hội họp, tiếp khách và chi phí công tác… xây dựng định mức điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn
giúp công ty quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, chi phí văn phòng phẩm
tuy không khống chế ở mức quá thấp vì nó hỗ trợ cho văn phòng làm việc nên cần lập ra một biên độ giao động thích hợp. Thêm vào đó, nâng cao ý thức của
nước, hạn chế các trường hợp sử dụng lãng phí các dụng cụ, thiết bị để phục
vụ cho lợi ích riêng.
Đối với các khoản phải thu: Cải thiện công tác thu hồi nợ, rút ngắn số
ngày của kỳ thu tiền bình quân bằng cách thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho các khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn hoặc cho hưởng chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán sớm nhằm tăng tốc độ thu hồi vốn để phục vụ kinh doanh, hạn chế vay
nợ.
Nâng cao khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá
thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như các nhà đầu tư. Hiện nay
các tỷ số thanh toán của công ty còn thấp. Vì vậy để cải thiện tình hình này bằng cách định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp
so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự toán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền hợp lý để có thể
thanh toán những khoản bất ngờ. Định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để
có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.
Kiểm soát dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý: Hàng tồn kho là một yếu tố không kém phần quan trọng trong công ty. Với tình hình biến động giá cả
thị trường lớn và rất khó đón như hiện nay, với hệ thống kho hàng lớn do đó
công ty cần phải có chính sách duy trì lượng hàng tồn kho một cách hợp lý,
lượng hàng tồn kho nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Việc dự trữ hàng tồn khó ít so với quy mô hoạt động có thể
sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng cung cấp cho khách hàng gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Nhưng cũng không nên dự trữ hàng tồn kho quá nhiều gây tình trạng ứ đọng, làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, để tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn, công ty cần xác lập mức dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình đầu vào, nghiên cứu tình hình thị trường để biết tình hình tiêu thụ đầu ra và kết cấu từng mặt hàng tiêu thụ. Đối
với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với mặt hàng nhôm và thanh Inox tùy theo thời điểm mà có mức dự trữ hợp lý. Còn đối với
các mặt hàng kinh doanh khác của công ty với tình hình tiêu thụ chậm, nên cần có những biện pháp bán hàng thích hợp để giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho nhằm giảm bớt các khoản hao hụt tổn thất cho công ty.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT