Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tm tân vinh hoa (Trang 28)

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2010- 2012) và 6 tháng đầu năm

2013, một số tài liệu khác tại công ty TNHH- TM Tân Vinh Hoa.

Ngoài ra, có một số thông tin được tìm thêm trên Internet, báo chí để

phục vụ cho việc phân tích .

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng các

phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên

hệ và phương pháp hồi quy. Tuy nhiên, trong bài viết này em chỉ tìm hiểu

phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng chủ

yếu trong bài luận văn tốt nghiệp của mình.

Mc tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh phân tích sự biến động tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dùng phương pháp này phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Mc tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận.

3.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh ở tất cả các giai đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải

xét đến điều kiện có thể so sánh được của các hiện tượng và chỉ tiêu kinh tế.

Để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:

La chn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng,... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.

Ðiu kin so sánh:

Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế:

- Về thời gian: Là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau:

. Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.

. Phải cùng một đơn vị đo lường.

- Về không gian: Yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy

đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành…)

K thut so sánh:

Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ

thuật so sánh sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ

phân tích so với kỳ gốc (là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc). Chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối

lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ

phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nó phản ánh tỉ

lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối hoàn Chỉ tiêu kỳ phân tích

thành kế hoạch = x100

Chỉ tiêu kỳ gốc

3.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh

hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và theo một trình tự

nhất định để xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện phương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất

lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố

chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.

- Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố

chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế

thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính được trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó

(kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc).

- Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân tích ( là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).

Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích:

Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.

Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng

phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = ΔQ

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích:

Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ

tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập mối quan hệ như sau: Q = a . b . c

Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 và kỳ gốc là: Q0 = a0.b0.c0

Bước 3: Xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố:

Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 :

+ Thế lần 1: a1.b0.c0

+ Thế lần 2: a1.b1.c0

+ Thế lần 3: a1.b1.c1

Thay thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế

toàn bộ nhân tốở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế trước nó. Ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:

+ Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = ΔQa

+ Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = ΔQb

+ Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = ΔQc

Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: ΔQa + ΔQb + ΔQc = ΔQ * Lưu ý:

+ Các nhân tố đã sắp xếp trong phương trình phải theo trình tự từ số lượng đến chất lượng.

+ Nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

+ Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương

số.

CHƯƠNG 4

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH- TM

TÂN VINH HOA 4.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY

4.1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty TNHH- TM Tân Vinh Hoa là công ty thương mại thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1800566445

Tên viết tắt: Công ty TNHH- TM Tân Vinh Hoa

Hiện công ty đang có trụ sở đặt tại: 171, đường 3/2, p. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Điện thoại: (0710). 3739.282 Fax: (0710). 3739.280

4.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH- TM Tân Vinh Hoa là công ty hoạt động theo quy định hiện hành có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có con dấu riêng,

được mở tài khoản tại ngân hàng hoạt động theo pháp luật, có quyền tự chủ

trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách là pháp

nhân kinh tế độc lập, công ty hoạt động dưới hình thức sở hữu vốn tư nhân kinh doanh thương mại.

Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp

mình. Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, tuy gặp không ít khó khăn nhưng

doanh nghiệp vẫn giữ vững vị trí cầu mình và từng bước mở rộng qui mô sản

xuất kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu càng cao của người sử dụng.

Với nhịp độ phát triển của đất nước công ty luôn đặt ra những mục tiêu

phương hướng và chiến lược riêng cho mình để có thể thâm nhập vào thị trường một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

4.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của công ty 4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Ban giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có quyền lực điều hành về

mọi hoạt động của công ty trực tiếp quản lí công ty theo chế độ thủ trưởng đơn

vị là pháp nhân cho mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm kiểm tra bảo hành, cài đặt máy trước

khi bán cho khách hàng theo hợp đồng đã kí và tiến hành chịu trách nhiệm về

mặt kĩ thuật khi đã hoàn thành việc mua bán.

Phòng kinh doanh: trực thuộc ban giám đốc, làm tham mưu cho ban

giám đốc về mặt tổ chức điều hành kinh doanh, trực tiếp tìm nguồn hàng kí hợp đồng đề ra biện pháp hữu hiệu thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hóa.

Cửa hàng kinh doanh: thực hiện công tác bán hàng là chủ yếu, với đội

ngũ nhân viên nhanh nhẹn và chịu sự giám sát của trưởng cửa hàng.

Phòng kế toán: là chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, các chứng từ thu

chi nhập xuất hàng hóa, kế toán thống kê tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh đồng thời hỗ trợ cho việc kinh doanh của công ty.

Nhân viên: có nhiệm vụ bán hàng theo yêu cầu của khách hàng và có chức năng tiếp thị quảng cáo cho mọi người biết đến.

Phòng Kĩ Thuật Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh

Cửa hàng Kinh Doanh

Nhân Viên Ban giám đốc

4.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 4.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 4.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ▪ Chức năng và nhiệm vụ:

* Kế toán trưởng: tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của các bộ

phận kế toán, tham mưu cho tổng giám đốc về hoạt động kinh doanh.

* Kế toán tổng hợp: tổng hợp sổ sách, chứng từ của các bộ phận kế toán riêng lẻ để xác định kết quả, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ khác mà các bộ

phận kế toán khác không liên quan, sau đó tổng hợp kết quả lại cho kế toán trưởng.

* Kế toán công nợ: kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ mua bán, theo dõi công nợ, đối chiếu cập nhật các số liệu, từ đó cân đối giữa thu và chi.

* Kế toán tiền lương: theo dõi, tổng hợp tình hình công nhân viên đi làm, tính lương và thanh toán lương.

* Kế toán thuế: theo dõi chi phí đầu vào phát sinh và phân bổ, kết chuyển

hợp lí các chi phí, theo dõi kết quả hoạt động cuối cùng của công ty, nhằm

phản ánh kịp thời tình trạng hoạt động của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp

thích hợp.

* Kế toán công cụ - tài sản:

- Theo dõi tình hình nhập, xuất kho công cụ, tài sản cho từng đơn vị.

- Phân bổ chi phí, khấu hao tài sản cố định.

KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN C. CỤ- T.SẢN KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG

* Kế toán kho:

- Nhập kho nguyên vật liệu, hàng hóa, công cụ khi nhà cung cấp giao

- Xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ cho phân xưởng sản xuất

* Thủ quỹ:

- Thu tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh của đơn vị

- Chi các khoản tiền, chi phí kinh doanh theo chứng từ

4.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính.

Các chứng từ kế toán được ghi chép một cách chặt chẽ, đúng lúc, luân

chuyển theo trình tự và được sắp xếp một cách có hệ thống. Hệ thống tài khoản được lập theo đúng qui định của Bộ Tài Chính và được chi tiết theo yêu cầu của công ty. Các báo cáo tài chính được lập theo đúng qui định, đầy đủ,

kịp thời.

Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung và áp dụng hình thức Nhật ký

chung.

- Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.

- Là đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là Đồng Việt Nam (VNĐ).

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

Trình tự ghi sổ ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung:

- Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ

ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc

ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật kí đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ

nhật kí đặc biệt liên quan. Định kì (3,5,10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật kí đặc biệt lấy số liệu để ghi

Chứng từ kế toán

Sổ nhật kí chung Sổ,thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối Số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật kí đặc biệt

vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một

nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật kí đặc biệt (nếu có).

- Cuối kì (tháng, quí, năm) cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số

phát sinh.

- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng

tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

- Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật kí chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật kí đặc biệt sau khi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tm tân vinh hoa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)