Những hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 56)

CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

5.2.1 Những hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn NHNo&PTNT huyện Trà Ôn

Ngoài những kết quả đạt được, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn còn những hạn chế trong công tác bảo đảm tiền vay như:

- Thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay còn nhiều hạn chế và phức tạp nên đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay vốn và thực hiện vấn đề bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn.

- Việc định giá tài sản bảo đảm tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn còn nhiều khó khăn bất cập do còn phụ thuộc vào các yếu tố thị trường. Khi thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì giá trị của khoản vay được quyết định bởi khâu định giá tài sản bảo đảm nên đây là một khâu vô cùng quan trọng. Để thực hiện công việc định giá tài sản bảo đảm một cách chính xác thì ngân hàng cần phải thiết lập một bộ phận chuyên định giá, phải có những nhà thẩm định có chuyên môn về lĩnh vực tài sản đó. Nhưng hiện nay, về phần định giá tài sản thì chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn chưa được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn nào về vấn đề này nên mọi quyết định của ngân hàng đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Đây là một điều rất khó đối với các cán bộ tín dụng, đối với họ vì thông tin trên thị trường về các loại tài sản bảo đảm là rất lớn và không đơn giản nên các cán bộ tín dụng khó mà nắm bắt hết được một cách chính xác từng đặc trưng, thông số kỹ thuật của mỗi loại tài sản.

- Danh mục tài sản bảo đảm ở chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn vẫn chưa được đa dạng hoá. Đây là nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay. Qua thực trạng trên ta thấy danh mục tài sản bảo đảm ở Ngân hàng chưa thực sự phong thú và đa dạng, ngân hàng vẫn chỉ áp dụng một số tài sản bảo đảm thông dụng, có độ an toàn cao mà ở các ngân hàng khác vẫn thường sử dụng như: sổ tiết kiệm, nhà ở, QSDĐ, máy móc, thiết bị… Điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, hạn chế việc cho vay đối với các đối tượng khách hàng mà không có TSĐB thích hợp.

- Việc sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay là khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ. Vì tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn, chủ yếu là sử dụng hình thức bảo đảm bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay.

- Việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm còn tốn kém nhiều chi phí và chưa thực sự hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Việc thực hiện bảo đảm tiền vay của ngân hàng là nhằm mục đích có khoản thu nợ thứ hai để bù đắp cho ngân hàng khi mà nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay không thực hiện được. Nhưng đây lại là một việc rất khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều chi phí nên làm cho việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm này không đủ để bù đắp tổn thất cho ngân hàng như đã dự tính từ trước. Bên cạnh đó, sự biến động thị

trường bất động sản cũng gây nên những trở ngại cho việc xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ cho ngân hàng do còn nhiều vướng mắc trong thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)