Thực trạng bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHNo& PTNT huyện

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 48)

NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ ÔN

Theo quy định của Thống đốc NHNN VN hiện nay có hai hình thức bảo đảm là bảo đảm tiền vay có tài sản và không có tài sản bảo đảm.

Bảng 4.4:Tình hình dư nợ phân theo hình thức bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ

(%) Số tiền Tỉ lệ (%) Dư nợ có TSĐB 222.901 197.581 229.363 -25.320 -11,36 31.782 16,09 Dư nợ không có TSĐB 130.250 131.230 131.124 980 0,75 -106 -0,08 Tổng dư nợ 353.151 328.811 360.487 -24.340 -6,89 31.676 9,63

6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Tỉ lệ (%)

Dư nợ có TSĐB 177.499 250.168 72.669 40,94

Dư nợ không có TSĐB 146.133 137.385 -9.048 -6,19

Tổng dư nợ 323.632 387.553 63.921 19,75

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT P Huyện Trà Ôn, 2010 - 6 tháng

đầu năm 2013)

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ dư nợ phân theo hình thức bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn, 2010 - 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2012

54.85% 45.15%

Dư nợ có TSĐB Dư nợ không có TSĐB Năm 2010 36.88 % 63.12 % Năm 2012 63.63 % 36.37 % Năm 2011 39.91 % 60.09 % 6 tháng đầu năm 2013 64.55 % 35.45 %

Qua biểu đồ 4.4 về tỷ lệ dư nợ phân theo hình thức bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn trong giai đoạn 2010 - 6 tháng đầu năm 2013, ta nhận thấy rằng: chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn ngày càng chú trọng hơn trong việc cho vay có TSĐB. Tình hình dư nợ có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong năm. Cụ thể như sau: Năm 2010, dư nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng 63.12% và dư nợ không có TSĐB chỉ chiếm 36.88%. Năm 2011, dư nợ có TSĐB chiếm 60,09% và dư nợ không có TSĐB chiếm 39.91%. Năm 2012, dư nợ có TSĐB chiếm 63.63% và còn lại 36.37% là cho vay không có TSĐB. Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ TSĐB vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 64,55% và còn lại 35,45% là cho vay không có TSĐB. Từ sự phân tích trên ta nhận thấy gần như hầu hết các trường hợp vay vốn đều có tài sản bảo đảm. Cho vay không có tài sản bảo đảm chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, điều này phản ánh được phần nào chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn thận trọng hơn trong cho vay không có tài sản bảo đảm. Qua đó cho thấy ngân hàng vẫn muốn KH vay vốn có một nguồn tài sản bảo đảm thực tế hơn là tín chấp.

Trong tình hình như hiện nay, nền nông nghiệp ngày càng phát triển nên người dân càng cần nhiều vốn hơn nữa để trang bị máy móc thiết bị nông nghiệp, phân bón và thuốc trừ sâu bệnh… Và nhu cầu kinh doanh của người dân ngày càng cao, khi cầu Trà Ôn hoàn thành Quốc lộ 54 được nối liền là đầu mối giao thông quan trọng và Ngân hàng được đặt tại thị trấn Trà Ôn là trung tâm thì việc vay vốn ngân hàng được thuận lợi hơn cho người đi vay. Chính vì thế mà nhìn chung tổng dư nợ đều tăng theo thời gian, chỉ riêng năm 2011 do nền kinh tế khó khăn đã làm cho tổng dư nợ giảm nhẹ, nhưng đến năm 2012 đã tăng trưởng trở lại. Điều này cho thấy sự nổ lực rất nhiều của ngân hàng, cụ thể qua bảng 4.4 về tình hình dư nợ phân theo hình thức bảo đảm của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trà Ôn từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 thì dư nợ có tài sản bảo đảm năm 2010 là 222.901 triệu đồng đã tăng lên 250.168 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2013. Qua phân tích tình hình chung như trên ta thấy hình thức cho vay có tài sản bảo đảm là phát triển và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng doanh số cho vay. Vậy, hình thức cho vay có tài sản bảo đảm này khá hiệu quả và ngân hàng cần phát huy áp dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao công tác bảo đảm tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 48)