Tình hình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 66)

Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và Agribank CN tỉnhVĩnh Long nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhưng Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng năm 2014 của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long có cải thiện so với năm 2013 và tăng trưởng khá; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; các quy định của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Đến 31/ 12/2014 dư nợ tín dụng Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đạt 5.322 tỷ đồng, tăng 5.4% so với đầu năm (nếu tính phần bán nợ VAMC năm 2014 đạt 9%, 5.505tỷ đồng so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch Agribank giao.

Đối với tỷ lệ nợ xấu, trong năm 2014, Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đã nổ lực thực hiện nhiều giải pháp như kiện toàn bộ máy giám sát quản lý nợ để đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; đánh giá lại tài sản đảm bảo; khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; tăng cường trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có triển vọng tốt; và bán nợ cho VAMC. Agribank CN tỉnh Vĩnh Long cũng đã thực hiện nghiêm túc việc phân nhóm nợ, thu hồi nợ và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ còn tồn đọng theo đúng lộ trình mà NHNN đã phê duyệt. Đến ngày 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 1. 9% tổng dư nợ.

4.1.3 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

4.1.3.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2012 = 4,441.72−3,595.98

3,595.98 × 100% = 23.52%

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2013 = 4,655.51−4,441.72

4,441.72 × 100% = 4.81%

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2014 = 5,128.19−4,655.51

53

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2013 tăng 4.81% so với năm 2012, đây là con số ta có thể hiểu được rất rõ từ những đánh giá về tình hình huy động vốn lý do dẫn đến sự sụt giảm khá rõ ràng là tình hình chung của nền kinh tế gây khó khăn cho hoạt động huy động. Đến năm 2014, tuy vẫn còn bị ảnh hưởng từ năm 2013 do nền kinh tế phục hồi chậm và đang trong quá trình phục hồi nhưng con số huy động tiền gửi đã phần nào có sự cải thiện hơn với tốc độ tăng trưởng 10.15%. Đây có thể coi là tín hiệu tốt tuy nhiên cần chủ động tích cực thực hiện lành mạnh hóa bảng cân đối, tiến hành nhiều biện pháp và cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ để nâng cao lượng vốn tiền gửi nói riêng cũng như tổng vốn huy động nói chung, bởi tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi từ 2011– 2014 diễn ra không ổn định. Toàn tỉnh 9/10 chi nhánh tăng trưởng được vốn huy động so với đầu năm 2014.

Quy mô nguồn vốn tại chi nhánh đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước

Bảng 4.2 : Quy mô nguồn vốn tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long từ 2010 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Quy mô nguồn vốn 3,195.79 3,698.55 4,671.39 4,852.45 5,227.54

54

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ của Agribank CN Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014. Đơn vị tính : Tỷ đồng Ngoại tệ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 VND 2,921.98 3,493.72 4,326.82 4,575.00 4,727.64 Ngoại tệ 111.55 102.27 114.96 80.55 73.29

Về cơ cấu loại tiền tệ huy động, Bảng 4.3 cho thấy tỷ trọng huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long và được duy trì qua các năm, nguồn vốn nội tệ chủ yếu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động mỗi thời kỳ.

Nguyên nhân chính do sự chênh lệch lãi suất huy động quá lớn giữa ngoại tệ và nội tệ đã khiến cho người gửi tiền đổi từ ngoại tệ sang nội tệ để kiếm sự chênh lệch cao dù cho sự biến động tỷ giá là rất lớn vẫn không bù đắp nổi sự chênh lệch này. Vì vậy trong giai đoạn này sự gia tăng của nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ là không nhiều mà chủ yếu vẫn là sự gia tăng nguồn vốn bằng nội tệ để hưởng lợi từ lãi suất huy động cao.

Biểu đồ 4.3 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2010 – 2014

2010 2011 2012 2013 2014 000 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 2,922 3,494 4,327 4,575 4,728 111.55 102.27 114.96 80.55 73.29 VND NTệ

55

VND tăng trưởng ổn định theo kế hoạch đề ra, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh. Tính đến 31/12/2014 vốn huy động bằng VND chiếm 98,5%/TNV, đạt 98,5% KH Agribank giao; vốn huy động bằng USD chiếm 1,5%/TNV, đạt 95% KH Agribank giao.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Kỳ hạn KKH CKH từ 1th - dưới 12th CKH từ 12th trở lên 2010 294.30 2,488.64 250.50 2011 310.01 3,139.41 146.56 2012 359.23 3,072.63 1,009.86 2013 314.90 3,337.42 1,003.19 2014 288.15 3,030.47 1,809.57

Nhìn chung vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long có sự tăng trưởng đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tùy chiến lược phát triển sản phẩm huy động mà có các hình thức huy động khác nhau, nhưng đa phần các ngân hàng đang cạnh tranh với sản phẩm huy động kỳ hạn ngắn trong đó có Agribank CN tỉnh Vĩnh Long. Với lãi suất thấp nhưng có thể huy động từ các khách hàng truyền thống với số vốn lớn kỳ hạn ngắn làm cho lãi suất bình quân đầu vào thấp (tranh thủ nguồn vốn rẻ). Do vậy thì ngân hàng cũng phải có một cơ cấu nguồn vốn cho vay thích hợp như cho vay tiêu dùng ….. Hiện tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long không huy động tiền gửi kỳ hạn dài cho nên đó cũng là chiến lược trong huy động nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng đó cũng làm mất cơ hội cho các chiến lượt dầu tư dài hạn.

Tính đến thời điểm 31/12/2014 tiền gửi huy động có kỳ hạn ngắn hạn chiếm 66,7%/TNV; tiền gửi dài hạn chiếm 33,3%/TNV.

56

Biểu đồ 4.4 : Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2014.

Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014.

Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm Theo loại KH Dân Cư TCKT 2010 2,806.98 226.58 2011 3,445.31 155.53 2012 3,967.25 457.99 2013 4,250.08 405.45 2014 4,714.89 416.04 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

294.3 310.01 359.23 314.9 288.15 2,489 3,139 3,073 3,337 3,030 250.5 146.56 1,010 1,003 1,810 KCH CKH từ 1th - dưới 12th CKH từ 12th trở lên

57

Tiền gửi trong dân cư được xem là nguồn vốn ổn định và có sự tăng trưởng bền vững và chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi từ TCKT không được ổn định cho nên có sự quản lý chặt chẽ. Phát huy hơn nữa việc thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, mang lại nhiều tiện ích và sự lựa chọn phù hợp với từng loại khách hàng, có thể coi đây là nguồn vốn tương đối ổn định.

Biểu đồ 4.5 : Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2014 4.1.3.3 Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng vốn tiền gửi(Q)

Nếu ngân hàng huy động được vốn tiền gửi nhiều mà sử dụng ít sẽ dẫn tới sự dư thừa, ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động thì sẽ dẫn tới chi phí sử dụng vốn của TSC tăng cao làm rút ngắn chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra làm tăng chi phí giảm lợi nhuận. Bởi vậy, sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn tiền gửi và khả năng đáp ứng về vốn theo nhu cầu sử dụng vốn và theo loại tiền là yếu tố rất quan trọng trong công tác huy động vốn tiền gửi của ngân hàng 000 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2,807 3,445 3,967 4,250 4,715 226.58 155.53 457.99 405.45 416.04 Dân cư Khác

58

Bảng 4.6: Tổng hợp dư nợ cho vay và tổng vốn huy động tại Agribank CN Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ tín dụng 4,079.75 4,030.54 4,237.25 5,048.17 5,321.78 Tổng vốn huy động 3,033.44 3,595.98 4,441.72 4,655.51 5,128.19

Qua bảng 4.6 cho ta thấy được dư nợ tín dụng cũng như tổng vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đều tăng từ năm 2010 – 2014 và tốc độ tăng tương đối khá. Như qua đây cũng thấy được một điều rằng dư nợ tín dụng lại cao hơn mức huy động, dẫn đến việc chi nhánh phải sử dụng vốn điều hòa từ TSC đó cũng là thế mạnh đặt thù của loại hình NHTM nhà nước (nhưng chi phí rất cao). Do đó phải chú trọng trong việc tăng trưởng dư nợ tính dụng hợp lý để gia tăng tính an toàn cho các khoản tiền gửi nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng hơn nữa trong việc huy động vốn đặc biệt tăng khả năng huy động vốn tại địa phương với nguồn vốn giá rẻ (lãi suất thấp), hạn chế sử dụng vốn vay từ TSC.

Biểu đồ 4.6: Bảng so sánh dư nợ tín dụng và Tổng vốn huy động

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 2013 2014 4,080 4,031 4,237 5,048 5,322 3,033 3,596 4,442 4,656 5,128 Tổng vốn huy động

59

4.1.3.4 Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân.

Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, địa điểm, cơ sở vật chất hạ tầng... Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.

Trong chi phí tổng nguồn vốn huy động thì chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động là một yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động, là nội dung quan trọng trong việc đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 4.7: Chi phí trả lãi tiền gửi tại Agribank CN Tỉnh Vĩnh Long năm 2011 – 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Tổng VHĐ 3,595.98 4,441.72 4,655.51 5,128.19 845.74 23.52 213.79 4.81 472.68 10.15 CP lãi TG 404.77 405.19 346.59 294.3 0.42 0.10 -58.60 -14.46 -52.29 -15.09 CP lãi TG BQ 11.26 9.12 7.44 5.74 - - - - - -

60

Dựa vào bảng trên ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi bình quân trên mỗi đồng vốn tiền gửi của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long có sự giảm dần qua các năm. Năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi là 404.77 tỷ đồng trên tổng tiền gửi huy động là 3,595.98 tỷ đồng, ta có chi phí lãi TG bình quân là 11.26%. Tỷ suất này là cao nhất trong 4 năm qua, nó cho thấy: để huy động được một đồng tiền gửi Ngân hàng phải chi bình quân 0,1126 đồng chi phí lãi. Năm 2012, chi phí trả lãi tiền gửi và tổng tiền gửi huy động đều giảm, chi phí trả lãi tiền gửi là 405.19 đồng và tổng tiền gửi huy động đạt mức 4,441.72 tỷ đồng. Do đó, chi phí lãi tiền gửi bình quân đạt 9.12% giảm so với năm 2011. Năm 2013, chi phí trả lãi tiền gửi giảm với tốc độ -14.46% so với năm 2012 tương đương 58.60 tỷ đồng. Năm 2014, chi phí trả lãi tiền gửi giảm với tốc độ -15.09% so với năm 2013 tương đương 52.29 tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng về vốn tiền gửi lớn hơn, trong khi chi phí trả lãi sụt giảm dẫn đến tỷ suất chi phí lãi TG bình quân đạt 5.74% giảm 1.70% so với năm trước. Tỷ suất này cho thấy Ngân hàng chỉ bỏ ra thêm 0.0574 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi. Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động lãi suất và có được chỉ tiêu chi phí trả lãi tiền gửi bình quân như vậy được đánh giá là có hiệu quả.

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 4.2.1 Kết quả bảng khảo sát 4.2.1 Kết quả bảng khảo sát

Bảng mô tả chi tiết các đối tượng nghiên cứu được thống kê đầy đủ và được trình bày trong phần phụ lục 4 ở cuối luận văn. Tuy nhiên có thể tóm tắt lại như sau:

Bảng 4.8 : Tóm tắt thống kê các số liệu thu thập.

Cá nhân TCKT

Số lượng khảo sát 316 234

Số lượng trả lời 277 188

Bản lỗi 59 31

61

- Thứ nhất: Khách hàng cá nhân với số lượng được hỏi là 316, trong đó 277 cá nhân trả lời bản câu hỏi, 59 bản khảo sát bị lỗi, do đó kết quả khảo sát từ các cá nhân này bị hủy. Cuối cùng còn lại 218 mẫu hợp lệ để tiến hành khảo sát.

- Thứ hai: Khách hàng là các tổ chức kinh tế với số lượng khảo sát: 234, số lượng trả lời: 188, số lượng trả lời hợp lệ là 157.

Trước tiên, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra mức độ tương quan của các biến độc lập trong mô hình, kết quả của ma trận hệ số tương quan cho thấy, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy (Phụ lục 5). Sau đó, mô hình nghiên cứu tiến hành hồi quy theo các phương pháp Ordered Probit regression.

Phương pháp Ordered choice Models có hiệu quả hơn so với hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất cổ điển, vì nó khắc phục được sự giới hạn về giá trị của biến phụ thuộc trong trường hợp dữ liệu là thang đo định danh. Các ngưỡng “cut” của mô hình hồi quy Ordered Probit đều có ý nghĩa thống kê mạnh ở ngưỡng 1, 2, và 3 cho thấy mô hình hồi quy là khá hiệu quả, khi tiến hành chạy lại mô hình chỉ với các biến có ý nghĩa thống kê ở lần chạy đầu cho thấy kết quả không có sự thay đổi nhiều, nên mô hình này đã được sử dụng trong luận văn, vì nếu bỏ sót biến thì mô hình có thể bị hiện tượng thiếu biến và ước lượng sẽ bị chệch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)