Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 62)

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khởi phát từ Mỹ năm 2008 đến nay tuy đã đến đáy, nhưng giai đoạn “tiêu điều” vẫn kéo dài, đan xen khiến giai đoạn “ phục hồi” và tăng trưởng không rõ nét; cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu âu đã quá kéo dài, các công cụ tài chính nhất là “ thắt lưng buộc bụng” đã không phát huy hiệu quả.

Theo các chuyên gia dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2015 và có thể cả đến năm 2020 vẫn còn nhiều diễn biến không mấy khả quan. Những rủi ro đang tiềm ẩn, nhất là những căng thẳng địa – chính trị tại một số quốc gia, khu vực kinh tế, có xu hướng gia tăng; những rủi ro trên thị trường tài chính vẫn tồn tại, tình trạng nợ công chưa được giải quyết triệt để.

Như vậy, với bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 và những nét phát thảo trong năm 2015 cho thấy các nhà lãnh đạo các tổ chức kinh tế, các quốc gia, nhất là các quốc gia đầu tàu, các nước phát triển và mới nổi cần có những đột phá về chính sách và đổi mới mô hình tăng trưởng thì kinh tế thế giới mới sớm thoát khỏi nguy cơ sụt giảm và có thể phục hồi nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.

Năm 2014 là năm thứ tư Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam điễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch năm năm (2011 – 2015) kể từ 2011 đến nay tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch.

Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính

49

trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dầu hiệu phục hồi này giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định – mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặt biệt là sau khi lạm phát tăng lên tới 20% trong năm 2008 – năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thời gian qua, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã giúp kiềm chế lạm phát ở

mức khá thấp và giữ tỷ giá ở mức ổn định. Thành quả của việc tái cơ cấu hệ thống

ngân hàng biểu hiện rõ nét nhất trên phương diện điều hành chính sách tiền tệ như lãi suất giảm nhanh, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng cao, thị trường vàng được kiểm soát tốt, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai quyết liệt, phối hợp đồng bộ với tháo gỡ khó khăn về thuế, phí; hệ thống các ngân hàng thương mại đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ của thời điểm 2011 đầu năm 2012, nhất là đối với một số ngân hàng thương mại nhỏ; thanh khoản cải thiện mạnh, chủ động cân đối vốn; nợ xấu được tích cực xử lý bằng nội lực của các ngân hàng; khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế được mở rộng theo hướng ổn định; năng lực quản trị và năng lực tài chính một số ngân hàng tăng lên; thông tin về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng minh bạch hơn.

Năm 2014, mặc dù hoạt động trong bối cảnh hết sức khó khăn, song với những kết quả đạt được đáng khích lệ, Agribank tiếp tục là lực lượng nòng cốt, dẫn dắt thị trường tín dụng nông thôn, góp phần đáng kể vào thành công chung của ngành Ngân hàng. Với sự lãnh đạo, điều hành, hướng dẫn của Agribank Việt Nam , Agribank CN tỉnh Vĩnh Long vượt qua những khó khăn hiện tại và từng bước hoàn thiện mình trong tương lai kết quả đạt được tính đến cuối năm 2014 nguồn vốn huy động chiếm 31% tổng dư nợ chiếm 35%/ Tổng các NHTM trên địa bàn; với đội ngũ lãnh đạo giỏi và lực lượng nhân viên tài năng thanh lịch – chuyên môn vững vàng Agribank CN tỉnhVĩnh Long sẽ không ngừng phát triển chiếm thị phần và khẳng định vị thế của mình trong khối NHTM.

a. Tình hình huy động vốn.

Phát huy lợi thế về mạng lưới, cùng đội ngũ nhân viên hùng hậu và chuyên nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đã tạo được sự

50

tin tưởng niềm tin cho khách hàng thông qua hoạt động huy động vốn được thể hiện trong bảng đồ sau:

Biểu đồ 4.1 Tổng vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long năm 2010 – 2014

(Nguồn từ Báo cáo quyết toán 2010 – 2014)

Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long tăng nhanh với vốn huy động năm 2011 tăng gấp 18.54% so với năm 2010 và duy trì số vốn huy động là 4,441.72 tỷ đồng trong năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 23.52% so với năm 2011 đây có thể xem là thời kỳ hưng thịnh. Nhưng hai năm 2013 và 2014 thì vốn huy động vẫn tăng nhưng khoảng cách tỷ lệ tăng bị rút ngắn cụ thể năm 2013 tăng 4.81% so với năm 2012, năm 2104 tăng 10.15% so với 2013 có thể thấy rằng do chịu sự ảnh hưởng tiêu cực cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bất ổn về lạm phát, tỷ giá …. Với chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải điều chỉnh sang chính sách thắt chặt để đảm bảo kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động không cao có một phần nguyên nhân chính từ cuộc khủng hoảng này mà Danh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến thu nhập người dân giảm

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 3,033.44 3,595.98 4,441.72 4,655.51 5,128.19

Tổng vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long năm 2010 - 2014

51

điều đó cũng gặp nhiều khó khăn trong huy động. Tốc độ tăng trưởng bị chựng lại là do phần tác động của chính sách trần lãi suất huy động.

Bảng 4.1 Chi tiết nguồn vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 – 2014 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tiền gửi TT 248.83 282.86 342.76 302.96 279.75 Tiền gửi có kỳ hạn 164.92 181.19 229.62 251.02 256.24 Tiền gửi Tiết Kiệm 2,389.51 2,975.10 3,629.45 3,828.83 4,521.87

GTCG 205.19 137.76 174.25 220.06 1.65

TG vốn chuyên dùng 24.99 19.07 65.64 52.64 68.68

Tổng cộng 3,033.44 3,595.98 4,441.72 4,655.51 5,128.19

Biểu đồ 4.2: Tổng vốn huy động tiền gửi của khách hàng từ năm 2010 - 2014

0 1000 2000 3000 4000 5000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TG VCD GTCG TGTK TGCKH TGTT

52

Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động là 5.181 tỷ đồng tăng 7.7% so với đầu năm 2014 đạt 98,1% kế hoạch Agribank giao.

b. Tình hình cấp tín dụng

Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư bị hạn chế, việc tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng nói chung và Agribank CN tỉnhVĩnh Long nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhưng Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng năm 2014 của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long có cải thiện so với năm 2013 và tăng trưởng khá; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực; các quy định của ngân hàng nhà nước trong lĩnh vực quản lý tín dụng được tuân thủ. Đến 31/ 12/2014 dư nợ tín dụng Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đạt 5.322 tỷ đồng, tăng 5.4% so với đầu năm (nếu tính phần bán nợ VAMC năm 2014 đạt 9%, 5.505tỷ đồng so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch Agribank giao.

Đối với tỷ lệ nợ xấu, trong năm 2014, Agribank CN tỉnh Vĩnh Long đã nổ lực thực hiện nhiều giải pháp như kiện toàn bộ máy giám sát quản lý nợ để đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro; đánh giá lại tài sản đảm bảo; khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; tăng cường trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có triển vọng tốt; và bán nợ cho VAMC. Agribank CN tỉnh Vĩnh Long cũng đã thực hiện nghiêm túc việc phân nhóm nợ, thu hồi nợ và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ còn tồn đọng theo đúng lộ trình mà NHNN đã phê duyệt. Đến ngày 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 - nhóm 5) ở mức 1. 9% tổng dư nợ.

4.1.3 Thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long

4.1.3.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2012 = 4,441.72−3,595.98

3,595.98 × 100% = 23.52%

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2013 = 4,655.51−4,441.72

4,441.72 × 100% = 4.81%

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2014 = 5,128.19−4,655.51

53

Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2013 tăng 4.81% so với năm 2012, đây là con số ta có thể hiểu được rất rõ từ những đánh giá về tình hình huy động vốn lý do dẫn đến sự sụt giảm khá rõ ràng là tình hình chung của nền kinh tế gây khó khăn cho hoạt động huy động. Đến năm 2014, tuy vẫn còn bị ảnh hưởng từ năm 2013 do nền kinh tế phục hồi chậm và đang trong quá trình phục hồi nhưng con số huy động tiền gửi đã phần nào có sự cải thiện hơn với tốc độ tăng trưởng 10.15%. Đây có thể coi là tín hiệu tốt tuy nhiên cần chủ động tích cực thực hiện lành mạnh hóa bảng cân đối, tiến hành nhiều biện pháp và cung ứng đa dạng sản phẩm dịch vụ để nâng cao lượng vốn tiền gửi nói riêng cũng như tổng vốn huy động nói chung, bởi tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi từ 2011– 2014 diễn ra không ổn định. Toàn tỉnh 9/10 chi nhánh tăng trưởng được vốn huy động so với đầu năm 2014.

Quy mô nguồn vốn tại chi nhánh đều tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước

Bảng 4.2 : Quy mô nguồn vốn tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long từ 2010 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Quy mô nguồn vốn 3,195.79 3,698.55 4,671.39 4,852.45 5,227.54

54

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ của Agribank CN Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014. Đơn vị tính : Tỷ đồng Ngoại tệ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 VND 2,921.98 3,493.72 4,326.82 4,575.00 4,727.64 Ngoại tệ 111.55 102.27 114.96 80.55 73.29

Về cơ cấu loại tiền tệ huy động, Bảng 4.3 cho thấy tỷ trọng huy động vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long và được duy trì qua các năm, nguồn vốn nội tệ chủ yếu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động mỗi thời kỳ.

Nguyên nhân chính do sự chênh lệch lãi suất huy động quá lớn giữa ngoại tệ và nội tệ đã khiến cho người gửi tiền đổi từ ngoại tệ sang nội tệ để kiếm sự chênh lệch cao dù cho sự biến động tỷ giá là rất lớn vẫn không bù đắp nổi sự chênh lệch này. Vì vậy trong giai đoạn này sự gia tăng của nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ là không nhiều mà chủ yếu vẫn là sự gia tăng nguồn vốn bằng nội tệ để hưởng lợi từ lãi suất huy động cao.

Biểu đồ 4.3 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2010 – 2014

2010 2011 2012 2013 2014 000 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 2,922 3,494 4,327 4,575 4,728 111.55 102.27 114.96 80.55 73.29 VND NTệ

55

VND tăng trưởng ổn định theo kế hoạch đề ra, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh. Tính đến 31/12/2014 vốn huy động bằng VND chiếm 98,5%/TNV, đạt 98,5% KH Agribank giao; vốn huy động bằng USD chiếm 1,5%/TNV, đạt 95% KH Agribank giao.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Kỳ hạn KKH CKH từ 1th - dưới 12th CKH từ 12th trở lên 2010 294.30 2,488.64 250.50 2011 310.01 3,139.41 146.56 2012 359.23 3,072.63 1,009.86 2013 314.90 3,337.42 1,003.19 2014 288.15 3,030.47 1,809.57

Nhìn chung vốn huy động tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long có sự tăng trưởng đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tùy chiến lược phát triển sản phẩm huy động mà có các hình thức huy động khác nhau, nhưng đa phần các ngân hàng đang cạnh tranh với sản phẩm huy động kỳ hạn ngắn trong đó có Agribank CN tỉnh Vĩnh Long. Với lãi suất thấp nhưng có thể huy động từ các khách hàng truyền thống với số vốn lớn kỳ hạn ngắn làm cho lãi suất bình quân đầu vào thấp (tranh thủ nguồn vốn rẻ). Do vậy thì ngân hàng cũng phải có một cơ cấu nguồn vốn cho vay thích hợp như cho vay tiêu dùng ….. Hiện tại Agribank CN tỉnh Vĩnh Long không huy động tiền gửi kỳ hạn dài cho nên đó cũng là chiến lược trong huy động nhằm giảm thiểu rủi ro nhưng đó cũng làm mất cơ hội cho các chiến lượt dầu tư dài hạn.

Tính đến thời điểm 31/12/2014 tiền gửi huy động có kỳ hạn ngắn hạn chiếm 66,7%/TNV; tiền gửi dài hạn chiếm 33,3%/TNV.

56

Biểu đồ 4.4 : Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2014.

Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2014.

Bảng 4.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng của Agribank CN tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014.

Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm Theo loại KH Dân Cư TCKT 2010 2,806.98 226.58 2011 3,445.31 155.53 2012 3,967.25 457.99 2013 4,250.08 405.45 2014 4,714.89 416.04 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

294.3 310.01 359.23 314.9 288.15 2,489 3,139 3,073 3,337 3,030 250.5 146.56 1,010 1,003 1,810 KCH CKH từ 1th - dưới 12th CKH từ 12th trở lên

57

Tiền gửi trong dân cư được xem là nguồn vốn ổn định và có sự tăng trưởng bền vững và chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi từ TCKT không được ổn định cho nên có sự quản lý chặt chẽ. Phát huy hơn nữa việc thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, mang lại nhiều tiện ích và sự lựa chọn phù hợp với từng loại khách hàng, có thể coi đây là nguồn vốn tương đối ổn định.

Biểu đồ 4.5 : Cơ cấu vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2010 – 2014 4.1.3.3 Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng vốn tiền gửi(Q)

Nếu ngân hàng huy động được vốn tiền gửi nhiều mà sử dụng ít sẽ dẫn tới sự dư thừa, ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động thì sẽ dẫn tới chi phí sử dụng vốn của TSC tăng cao làm rút ngắn chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra làm tăng chi phí giảm lợi nhuận. Bởi vậy, sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn tiền gửi và khả năng đáp ứng về vốn theo nhu cầu sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)